Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Chia sẻ bởi Au Ngoc Cuong |
Ngày 25/04/2019 |
34
Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
Phần hai: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY.
Chương I: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1930.
Tiết 16-Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC LẦN THỨ HAI CỦA THỰC DÂN PHÁP.
Bối cảnh Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai?
Đất nước bị tàn phá, kinh tế kiệt quệ.
Tư bản Pháp vừa đẩy mạnh bóc lột nhân dân lao động trong nước, vừa đẩy mạnh khai thác thuộc địa.
Mục đích của chương trình khai thác lần thứ hai là gì?
Để bù đắp những tổn thất do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp ráo riết tiến hành chương trình khai thác thuộc địa ở Đông Dương trong đó có Việt Nam.
Biện pháp khai thác của Pháp là gì?
Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào nông nghiệp và khai mỏ.
Là nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng Pháp bị tổn thất lớn. Những vùng giàu có nhất của nước Pháp, đặc biệt là các vùng công nghiệp phát triển bị tàn phá nặng nề; nhiều ngành công nghiệp bị đình trệ; đồng thời Pháp cũng trở thành con nợ lớn, tổng số nợ của Pháp đến năm 1920 lên tới 300 tỷ Phrăng.
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) kết thúc, toàn quyền mới của Pháp ở Đông Dương Anbe Xarô vạch ra chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 thay cho chương trình khai thác lần thứ nhất của toàn quyền Pônđume nhằm các mục đích: tận lưc vơ vét, bóc lột, khai thác thuộc địa một cách toàn diện và triệt để; tăng cường đầu tư vốn vào các ngành kinh tế (tăng gấp sáu lần so với lần thứ nhất) vì Việt Nam có nhiều tiềm năng để thu hồi nhanh vốn đầu tư và không cạnh tranh với nền kinh tế của nước Pháp.
CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ HAI
CỦA THỰC DÂN PHÁP.
Nông nghiệp.
Khai mỏ.
Công nghiệp.
Thương nghiệp.
Giao thông vận tải.
Ngân hàng.
Biện pháp trong nông nghiệp?
Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền, nhất là đồn điền trồng cây cao su.
Tăng cường vơ vét lúa gạo để xuất khẩu.
Nước ta có tổng diện tích đất canh tác khoảng 20 triệu ha. Gồm các loại đất như:
+ Đất phù sa: ở các đồng bằng và chủ yếu để sản xuất lúa nước và một số cây công nghiệp ngắn ngày. diện tích khoảng 3 triệu ha
+ Đất Feralit có diện tích khoảng 16 triệu ha với nhiều loại khác nhau tập trung phân bố ở các vùng trung du, vùng núi và cao nguyên. Chủ yếu thích hợp với các loại cây công nghiệp
Biện pháp trong khai thác mỏ như thế nào?
Pháp tăng thêm vốn, mở thêm các công ty khai thác mới.
CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ HAI
CỦA THỰC DÂN PHÁP.
CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ HAI
CỦA THỰC DÂN PHÁP.
Nông nghiệp.
Khai mỏ.
Công nghiệp.
Thương nghiệp.
Giao thông vận tải.
Ngân hàng.
Biện pháp khai thác trong thương nghiệp?
Mở thêm một số cơ sở công nghiệp, chủ yếu là công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến và sản xuất vật liệu xây dựng.
Tình hình trong thương nghiệp như thế nào?
Pháp sử dụng chính sách thuế để độc chiếm thị trường Việt Nam.
Trong giao thông vận tải có gì thay đổi?
Được đầu tư để phát triển thêm.
GTVT được đẩy mạnh. Đến năm 1921, Pháp đã xây dựng được 2.389 km đường sắt trên đất nước Việt Nam. Đường bộ tiếp tục xây dựng và mở rộng, nhiều con đường quốc lộ và liên tỉnh đã được trải dá và tráng nhựa. Mạng lưới đường sông ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long được khai thác triện để. Tại Nghệ An, ngoài hệ thống giao thông đường bộ được củng cố, mở rộng và xây dựng mới. Năm 1927, Pháp đã đưa vào sử dụng sân bay Vinh.
Mục đích của Pháp trong phát triển GTVT?
Mục đích: Nhằm tăng cường vơ vét và nhanh chóng điều động quân đội đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân t.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIAO THÔNG VẬN TẢI
II. CÁC CHÍNH SÁCH CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, GIÁO DỤC.
Chính trị:
Chính sách cai trị của Pháp sau chiến tranh có gì thay đổi?
- Chính sách cai trị của Pháp sau chiến tranh không có gì thay đổi.
Chính sách cai trị nổi bật của Pháp là gì?
- Chính sách xuyên suốt của thực dân Pháp là “chia để trị”.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY THỐNG TRỊ
II. CÁC CHÍNH SÁCH CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, GIÁO DỤC.
Chính trị:
- Chính sách cai trị của Pháp sau chiến tranh không thay đổi.
- Chính sách xuyên suốt của thực dân Pháp là “chia để trị”.
2. Về văn hóa, giáo dục:
Pháp đã thi hành những chính sách về văn hóa, giáo dục như thế nào?
- Triệt để thi hành chính sách văn hóa nô dịch.
- Khuyến khích các tệ nạn, hạn chế mở trường học.
- Sử dụng sách báo để tuyên truyền chính sách “khai hóa”.
Giáo dục Việt Nam thời thuộc Pháp
Khi đô hộViệt Nam, nhu cầu cấp bách của người Pháp là phải hủy diệt nền Nho học và thay thế bằng một hệ thống giáo dục phục vụ cho guồng máy cai trị. Khi xây dựng nền giáo dục thay thế Nho giáo, người Pháp có ba mục đích: Mục đích quan trọng nhất nhằm đào tạo lớp người thừa hành chính sách của Pháp là cai trị và khai thác ở Việt Nam và cả Đông Dương. Thứ đến là truyền bá tư tưởng Pháp, lòng biết ơn sự khai hóa của Pháp và sự trung thành với Pháp. Cuối cùng với mục đích mị dân, làm người Việt tin rằng hệ thống giáo dục của Pháp ở Việt Nam là văn minh và tiến bộ.
Lớp học ở các làng quê.
Hút thuốc phiện.
III. XÃ HỘI VIỆT NAM PHÂN HÓA.
Nguyên nhân xã hội Việt Nam phân hóa?
Do tác động của các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
Xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào?
1. Giai cấp địa chủ phong kiến:
Cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp.
Phân hóa thành hai bộ phận: Một bộ phận làm tay sai cho Pháp và một bộ phận, nhất là địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
III. XÃ HỘI VIỆT NAM PHÂN HÓA.
Giai cấp địa chủ phong kiến:
- Cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp.
- Phân hóa thành hai bộ phận: Một bộ phận làm tay sai cho Pháp và một bộ phận, nhất là địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
2. Tầng lớp tư sản:
Sau chiến tranh mới phát triển, Non kém về chính trị và kinh tế.
Tư sản Việt Nam phân hóa thành hai bộ phận: Tư sản mại bản và tư sản dân tộc.
3. Tiểu tư sản thành thị:
Sau chiến tranh tăng nhanh về số lượng.
Có cuộc sống bấp bênh, có tinh thần cách mạng.
III. XÃ HỘI VIỆT NAM PHÂN HÓA.
4. Giai cấp nông dân:
Chiếm trên 90% dân số, là bộ phận tận đáy cùng của xã hội, cuộc sống vô cùng cực khổ.
Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.
TẮT ĐÈN:Tác phẩm xoanh quanh nhân vật chính là chị Dậu và gia đình đang trong mùa sưu thuế; một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa do sưu cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Tác phẩm Tắt đèn không chỉ phản ánh được sự hống hách, bất nhân, tàn nhẫn của bộ máy quan lại đương thời, mà còn cho thấy những phẩm chất cao quý của người nông dân, được coi là những kẻ ở dưới đáy xã hội qua hình ảnh chị Dậu.Dù họ có bị tầng lớp thống trị lấn át, và dù cuộc sống của họ có tăm tối, cùng quẫn đến mức nào cũng không thể khiến họ đánh mất những đức tính cao đẹp vốn có, nhưng đồng thời cũng thể hiện sức phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ của những người nông dân nghèo. Và dù khi câu chuyện kết thúc, chị Dậu vẫn không thoát khỏi cuộc đời tăm tối của mình, nhưng qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố đã nêu lên một quy luật tự nhiên rằng: Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh, và có lẽ đoạn trích trên chính là dấu hiệu báo trước cho cuộc cách mạng năm 1945. Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: "Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn".
Giai cấp nông dân là thành phần chiếm tuyệt đại đa số (khoảng 90% trong xã hội Việt Nam. Trong quá trình sản xuất, dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa, giai cấp này đã chuyển biến sâu sắc và có sự phân tầng rõ rệt : phú nông, trung nông, bần nông và cố nông.
Phú nông là tầng lớp khá giả nhất trong giai cấp nông dân, chiếm hữu một số ruộng đất tương đối khá nhưng chưa đủ để trở thành địa chủ, cũng tham gia bóc lột bằng thuê nhân công, tuy vẫn trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất.
Trung nông là tầng lớp có đủ ruộng đất và công cụ sẩn xuất để tiến hành sản xuất nuôi sống gia đình mình; họ không bán sức lao động và cũng không có khả năng tham gia bóc lột.
Bần nông là tầng lớp thiếu ruộng đất canh tác, thiếu nông cụ. Để nuôi sống gia đình mình họ phải lĩnh canh ruộng đất, thuê mướn nông cụ sản xuất và tiền vốn.
Cố nông là tầng lớp "không tấc đất cắm dùi" nghèo khổ nhất bần cùng nhất trong giai cấp nông dân. Nguồn sống chủ yếu của họ là lĩnh canh ruộng đất, đi làm thuê, đi ở cho nhà giàu.
Giai cấp nông dân là giai cấp bị bóc lột và áp bức nặng nề nhất bi thuế khóa và thu phen tạp dịch. Cuộc sống của họ hết sức bấp bênh. Một bộ phận trong số họ bị bần cùng hóa. Để duy trì sự tồn tại của gia đình, họ phải ra thành phố, hầm mỏ để kiếm công ăn việc làm. Một số người may mắn tìm được nơi bán sức lao động, trở thành công nhân, số khác ít may mắn hơn.. quay trở về nông thôn, cam chịu cuộc sống cùng quẫn, bế tắc.
III. XÃ HỘI VIỆT NAM PHÂN HÓA.
5. Giai cấp công nhân:
Ra đời trước chiến tranh, phát triển nhanh trong thời kỳ khai thác lần thứ hai.
Giai cấp công nhân Việt Nam có quan hệ mật thiết với nông dân, sống tập trung, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc.
Công nhân Việt Nam chịu ba tầng áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, tư sản Việt.
GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
Công nhân Việt Nam xuất hiện khi có cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I. Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II (1919-1929) nhằm tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân thuộc địa để bù đắp những tổn thất trong chiến tranh.
Sự phát triển của một số ngành công nghiệp khai khoáng, dệt, giao thông vận tải, chế biến... dẫn đến số lượng công nhân tăng nhanh, công nhân mỏ và công nhân đồn điền, nhiều nơi tập trung hàng vạn người. ở các thành phố, nhiều nhà máy đã có trên 1.000 công nhân như nhà máy Xi măng Hải Phòng, nhà máy Dệt Nam Định.
Đến cuối năm 1929, tổng số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của tư bản Pháp là hơn 22 vạn người, trong đó có 5,3 vạn thợ mỏ, 8,6 vạn công nhân các ngành công thương nghiệp, 8,1 vạn công nhân các đồn điền trồng cây công nghiệp. Đó là chưa kể đến những người làm ở xí nghiệp thủ công lớn, nhỏ, thợ may, thợ cạo, thợ giặt, bồi bếp, khuân vác ở hải cảng...
Như vậy, từ sự đầu tư vào công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn tới sự ra đời tất yếu khách quan của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Và đó cũng là điều kiện cơ bản làm xuất hiện một giai cấp mới - giai cấp công nhân Việt Nam.
Đa số công nhân nước ta có nguồn gốc xuất thân từ nông dân(chiếm 84,6%). Sớm tiếp thu truyền thống anh dũng bất khuất, chống giặc ngoại xâm của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam đã hăng hái đấu tranh với tư bản Pháp.
Chương I: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1930.
Tiết 16-Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC LẦN THỨ HAI CỦA THỰC DÂN PHÁP.
Bối cảnh Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai?
Đất nước bị tàn phá, kinh tế kiệt quệ.
Tư bản Pháp vừa đẩy mạnh bóc lột nhân dân lao động trong nước, vừa đẩy mạnh khai thác thuộc địa.
Mục đích của chương trình khai thác lần thứ hai là gì?
Để bù đắp những tổn thất do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp ráo riết tiến hành chương trình khai thác thuộc địa ở Đông Dương trong đó có Việt Nam.
Biện pháp khai thác của Pháp là gì?
Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào nông nghiệp và khai mỏ.
Là nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng Pháp bị tổn thất lớn. Những vùng giàu có nhất của nước Pháp, đặc biệt là các vùng công nghiệp phát triển bị tàn phá nặng nề; nhiều ngành công nghiệp bị đình trệ; đồng thời Pháp cũng trở thành con nợ lớn, tổng số nợ của Pháp đến năm 1920 lên tới 300 tỷ Phrăng.
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) kết thúc, toàn quyền mới của Pháp ở Đông Dương Anbe Xarô vạch ra chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 thay cho chương trình khai thác lần thứ nhất của toàn quyền Pônđume nhằm các mục đích: tận lưc vơ vét, bóc lột, khai thác thuộc địa một cách toàn diện và triệt để; tăng cường đầu tư vốn vào các ngành kinh tế (tăng gấp sáu lần so với lần thứ nhất) vì Việt Nam có nhiều tiềm năng để thu hồi nhanh vốn đầu tư và không cạnh tranh với nền kinh tế của nước Pháp.
CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ HAI
CỦA THỰC DÂN PHÁP.
Nông nghiệp.
Khai mỏ.
Công nghiệp.
Thương nghiệp.
Giao thông vận tải.
Ngân hàng.
Biện pháp trong nông nghiệp?
Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền, nhất là đồn điền trồng cây cao su.
Tăng cường vơ vét lúa gạo để xuất khẩu.
Nước ta có tổng diện tích đất canh tác khoảng 20 triệu ha. Gồm các loại đất như:
+ Đất phù sa: ở các đồng bằng và chủ yếu để sản xuất lúa nước và một số cây công nghiệp ngắn ngày. diện tích khoảng 3 triệu ha
+ Đất Feralit có diện tích khoảng 16 triệu ha với nhiều loại khác nhau tập trung phân bố ở các vùng trung du, vùng núi và cao nguyên. Chủ yếu thích hợp với các loại cây công nghiệp
Biện pháp trong khai thác mỏ như thế nào?
Pháp tăng thêm vốn, mở thêm các công ty khai thác mới.
CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ HAI
CỦA THỰC DÂN PHÁP.
CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ HAI
CỦA THỰC DÂN PHÁP.
Nông nghiệp.
Khai mỏ.
Công nghiệp.
Thương nghiệp.
Giao thông vận tải.
Ngân hàng.
Biện pháp khai thác trong thương nghiệp?
Mở thêm một số cơ sở công nghiệp, chủ yếu là công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến và sản xuất vật liệu xây dựng.
Tình hình trong thương nghiệp như thế nào?
Pháp sử dụng chính sách thuế để độc chiếm thị trường Việt Nam.
Trong giao thông vận tải có gì thay đổi?
Được đầu tư để phát triển thêm.
GTVT được đẩy mạnh. Đến năm 1921, Pháp đã xây dựng được 2.389 km đường sắt trên đất nước Việt Nam. Đường bộ tiếp tục xây dựng và mở rộng, nhiều con đường quốc lộ và liên tỉnh đã được trải dá và tráng nhựa. Mạng lưới đường sông ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long được khai thác triện để. Tại Nghệ An, ngoài hệ thống giao thông đường bộ được củng cố, mở rộng và xây dựng mới. Năm 1927, Pháp đã đưa vào sử dụng sân bay Vinh.
Mục đích của Pháp trong phát triển GTVT?
Mục đích: Nhằm tăng cường vơ vét và nhanh chóng điều động quân đội đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân t.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIAO THÔNG VẬN TẢI
II. CÁC CHÍNH SÁCH CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, GIÁO DỤC.
Chính trị:
Chính sách cai trị của Pháp sau chiến tranh có gì thay đổi?
- Chính sách cai trị của Pháp sau chiến tranh không có gì thay đổi.
Chính sách cai trị nổi bật của Pháp là gì?
- Chính sách xuyên suốt của thực dân Pháp là “chia để trị”.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY THỐNG TRỊ
II. CÁC CHÍNH SÁCH CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, GIÁO DỤC.
Chính trị:
- Chính sách cai trị của Pháp sau chiến tranh không thay đổi.
- Chính sách xuyên suốt của thực dân Pháp là “chia để trị”.
2. Về văn hóa, giáo dục:
Pháp đã thi hành những chính sách về văn hóa, giáo dục như thế nào?
- Triệt để thi hành chính sách văn hóa nô dịch.
- Khuyến khích các tệ nạn, hạn chế mở trường học.
- Sử dụng sách báo để tuyên truyền chính sách “khai hóa”.
Giáo dục Việt Nam thời thuộc Pháp
Khi đô hộViệt Nam, nhu cầu cấp bách của người Pháp là phải hủy diệt nền Nho học và thay thế bằng một hệ thống giáo dục phục vụ cho guồng máy cai trị. Khi xây dựng nền giáo dục thay thế Nho giáo, người Pháp có ba mục đích: Mục đích quan trọng nhất nhằm đào tạo lớp người thừa hành chính sách của Pháp là cai trị và khai thác ở Việt Nam và cả Đông Dương. Thứ đến là truyền bá tư tưởng Pháp, lòng biết ơn sự khai hóa của Pháp và sự trung thành với Pháp. Cuối cùng với mục đích mị dân, làm người Việt tin rằng hệ thống giáo dục của Pháp ở Việt Nam là văn minh và tiến bộ.
Lớp học ở các làng quê.
Hút thuốc phiện.
III. XÃ HỘI VIỆT NAM PHÂN HÓA.
Nguyên nhân xã hội Việt Nam phân hóa?
Do tác động của các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
Xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào?
1. Giai cấp địa chủ phong kiến:
Cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp.
Phân hóa thành hai bộ phận: Một bộ phận làm tay sai cho Pháp và một bộ phận, nhất là địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
III. XÃ HỘI VIỆT NAM PHÂN HÓA.
Giai cấp địa chủ phong kiến:
- Cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp.
- Phân hóa thành hai bộ phận: Một bộ phận làm tay sai cho Pháp và một bộ phận, nhất là địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
2. Tầng lớp tư sản:
Sau chiến tranh mới phát triển, Non kém về chính trị và kinh tế.
Tư sản Việt Nam phân hóa thành hai bộ phận: Tư sản mại bản và tư sản dân tộc.
3. Tiểu tư sản thành thị:
Sau chiến tranh tăng nhanh về số lượng.
Có cuộc sống bấp bênh, có tinh thần cách mạng.
III. XÃ HỘI VIỆT NAM PHÂN HÓA.
4. Giai cấp nông dân:
Chiếm trên 90% dân số, là bộ phận tận đáy cùng của xã hội, cuộc sống vô cùng cực khổ.
Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.
TẮT ĐÈN:Tác phẩm xoanh quanh nhân vật chính là chị Dậu và gia đình đang trong mùa sưu thuế; một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa do sưu cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Tác phẩm Tắt đèn không chỉ phản ánh được sự hống hách, bất nhân, tàn nhẫn của bộ máy quan lại đương thời, mà còn cho thấy những phẩm chất cao quý của người nông dân, được coi là những kẻ ở dưới đáy xã hội qua hình ảnh chị Dậu.Dù họ có bị tầng lớp thống trị lấn át, và dù cuộc sống của họ có tăm tối, cùng quẫn đến mức nào cũng không thể khiến họ đánh mất những đức tính cao đẹp vốn có, nhưng đồng thời cũng thể hiện sức phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ của những người nông dân nghèo. Và dù khi câu chuyện kết thúc, chị Dậu vẫn không thoát khỏi cuộc đời tăm tối của mình, nhưng qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố đã nêu lên một quy luật tự nhiên rằng: Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh, và có lẽ đoạn trích trên chính là dấu hiệu báo trước cho cuộc cách mạng năm 1945. Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: "Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn".
Giai cấp nông dân là thành phần chiếm tuyệt đại đa số (khoảng 90% trong xã hội Việt Nam. Trong quá trình sản xuất, dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa, giai cấp này đã chuyển biến sâu sắc và có sự phân tầng rõ rệt : phú nông, trung nông, bần nông và cố nông.
Phú nông là tầng lớp khá giả nhất trong giai cấp nông dân, chiếm hữu một số ruộng đất tương đối khá nhưng chưa đủ để trở thành địa chủ, cũng tham gia bóc lột bằng thuê nhân công, tuy vẫn trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất.
Trung nông là tầng lớp có đủ ruộng đất và công cụ sẩn xuất để tiến hành sản xuất nuôi sống gia đình mình; họ không bán sức lao động và cũng không có khả năng tham gia bóc lột.
Bần nông là tầng lớp thiếu ruộng đất canh tác, thiếu nông cụ. Để nuôi sống gia đình mình họ phải lĩnh canh ruộng đất, thuê mướn nông cụ sản xuất và tiền vốn.
Cố nông là tầng lớp "không tấc đất cắm dùi" nghèo khổ nhất bần cùng nhất trong giai cấp nông dân. Nguồn sống chủ yếu của họ là lĩnh canh ruộng đất, đi làm thuê, đi ở cho nhà giàu.
Giai cấp nông dân là giai cấp bị bóc lột và áp bức nặng nề nhất bi thuế khóa và thu phen tạp dịch. Cuộc sống của họ hết sức bấp bênh. Một bộ phận trong số họ bị bần cùng hóa. Để duy trì sự tồn tại của gia đình, họ phải ra thành phố, hầm mỏ để kiếm công ăn việc làm. Một số người may mắn tìm được nơi bán sức lao động, trở thành công nhân, số khác ít may mắn hơn.. quay trở về nông thôn, cam chịu cuộc sống cùng quẫn, bế tắc.
III. XÃ HỘI VIỆT NAM PHÂN HÓA.
5. Giai cấp công nhân:
Ra đời trước chiến tranh, phát triển nhanh trong thời kỳ khai thác lần thứ hai.
Giai cấp công nhân Việt Nam có quan hệ mật thiết với nông dân, sống tập trung, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc.
Công nhân Việt Nam chịu ba tầng áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, tư sản Việt.
GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
Công nhân Việt Nam xuất hiện khi có cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I. Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II (1919-1929) nhằm tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân thuộc địa để bù đắp những tổn thất trong chiến tranh.
Sự phát triển của một số ngành công nghiệp khai khoáng, dệt, giao thông vận tải, chế biến... dẫn đến số lượng công nhân tăng nhanh, công nhân mỏ và công nhân đồn điền, nhiều nơi tập trung hàng vạn người. ở các thành phố, nhiều nhà máy đã có trên 1.000 công nhân như nhà máy Xi măng Hải Phòng, nhà máy Dệt Nam Định.
Đến cuối năm 1929, tổng số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của tư bản Pháp là hơn 22 vạn người, trong đó có 5,3 vạn thợ mỏ, 8,6 vạn công nhân các ngành công thương nghiệp, 8,1 vạn công nhân các đồn điền trồng cây công nghiệp. Đó là chưa kể đến những người làm ở xí nghiệp thủ công lớn, nhỏ, thợ may, thợ cạo, thợ giặt, bồi bếp, khuân vác ở hải cảng...
Như vậy, từ sự đầu tư vào công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn tới sự ra đời tất yếu khách quan của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Và đó cũng là điều kiện cơ bản làm xuất hiện một giai cấp mới - giai cấp công nhân Việt Nam.
Đa số công nhân nước ta có nguồn gốc xuất thân từ nông dân(chiếm 84,6%). Sớm tiếp thu truyền thống anh dũng bất khuất, chống giặc ngoại xâm của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam đã hăng hái đấu tranh với tư bản Pháp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Au Ngoc Cuong
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)