Bài 14. Viết bài tập làm văn số 3 - Văn thuyết minh (làm tại lớp)
Chia sẻ bởi Phạm Nguyễn Thùy Dung |
Ngày 09/05/2019 |
191
Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Viết bài tập làm văn số 3 - Văn thuyết minh (làm tại lớp) thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
NHÓM 1
Chào mừng thầy và các bạn đến với bài thuyết trình
Tà áo dài Việt Nam
THUYẾT TRÌNH VỀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. Giới thiệu
Áo dài là trang phục truyền thống rất riêng của dân tộc Việt Nam, áo thường được may bằng chất liệu mỏng, được mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ.
Khởi nguồn từ chiếc áo giao lãnh bốn vạt ở thế kỷ 17, áo dài Việt Nam đã trải qua nhiều biến đổi để phục vụ cho nhu cầu và vai trò của người phụ nữ ở mỗi thời điểm trước khi dần định hình vào những năm 1960.
II. Lịch sử
1/ Áo giao lãnh (thế kỷ XVII)
Kiểu dáng sơ khai của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh bốn vạt, tiền thân của áo tứ thân.
Áo giao lãnh khoác ngoài yếm lót, mặc cùng váy đen và thắt lưng màu tương tự như áo tứ thân, chỉ khác là hai vạt trước buông thả chứ không buộc trước bụng.
Một số hình ảnh về áo giao lãnh
2/ Áo tứ thân- áo ngũ thân
(thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XX)
Để tiện hơn cho việc đồng án, buôn bán vất vả, người xưa đã chế ra kiểu áo tứ thân gọn ghẽ với hai vạt trước rời nhau, có thể buộc lại, và hai vạt sau may liền thành một tà áo. Người xưa phải ghép hai vạt áo sau để tạo tà vì thời đó khổ vải chỉ rộng chừng 35 – 40cm. Là trang phục của tầng lớp bình dân, áo tứ thân thường được may từ vải tối màu để tiện cho công việc.
Phụ nữ thành thị ít phải lao động thường mặc áo ngũ thân để phân biệt mình với tầng lớp lao động nghèo. Áo ngũ thân có bốn vạt như áo tứ thân, được may liền nhau thành hai tà trước và sau như áo dài. Vạt con thứ năm được may dưới tà trước như một mảnh áo lót kín đáo. Áo có cổ và phom rộng, được mặc rộng rãi đến đầu thế kỷ XX.
Ảnh cho thấy sự phân biệt tầng lớp trong một gia đình, chủ mặc áo ngũ thân, người hầu mặc áo tứ thân (1884-1885)
3/ Áo dài Lemur (1939-1943)
Bước đột phá táo bạo, góp phần hình thành kiểu dáng của áo dài ngày nay chính là kiểu áo dài “Le Mur” do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939. Khác với phom dáng rộng truyền thống, áo dài Le Mur ôm sát đường cong cơ thể với nhiều chi tiết Âu hóa như tay phồng, cổ khoét hình trái tim, đính nơ…
Chiếc áo “lai căng” này bị dư luận thời đó lên án mạnh mẽ, cho là không đứng đắn nên chỉ có giới nghệ sĩ phong cách tân thời mới dám mặc. Đến năm 1943 thì kiểu áo này dần bị lãng quên.
4/ Áo dài với tay raglan (1960)
Cách may thời đó có một nhược điểm lớn là các nếp nhăn rất dễ xuất hiện ở hai bên nách. Những năm 1960, nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn đã đưa cách ráp tay raglan vào áo dài. Với cách ráp này, tay áo được nối từ cổ xéo xuống nách. Tà trước nối với tà sau qua hàng nút bấm từ cổ xuống nách và dọc theo một bên hông.
Kiểu ráp này vừa giảm thiểu nếp nhăn ở nách, cho phép tà áo ôm khít theo đường cong người mặc, vừa giúp người phụ nữ cử động tay thoải mái, linh hoạt. Từ đây, chiếc áo dài Việt Nam đã được định hình.
Bản vẽ áo dài với tay raglan
5/ Áo dài Bà Nhu (đầu những năm 1960)
Đầu những năm 1960, bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình Nhu, đã thiết kế ra kiểu áo dài hở cổ, bỏ đi phần cổ áo, hay còn gọi cổ thuyền, cổ khoét. Chiếc áo dài nổi tiếng với tên gọi áo dài Bà Nhu đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ vì đi ngược với truyền thống và thuần phong mỹ tục của xã hội thời đó.
Ngày nay, áo dài cổ thuyền rất được ưa chuộng vì sự thoải mái, phù hợp với khí hậu nhiệt đới.
Bà Trần Lệ Xuân, người khởi xướng phong trào mặc áo dài cổ thuyền
6/ Áo dài chít eo- áo dài mini (1960-1970)
Những năm 1960, áo dài chít eo thách thức quan điểm truyền thống trở thành kiểu dáng thời thượng. Lúc này, chiếc áo nịt ngực tiện lợi đã được sử dụng rộng rãi. Phụ nữ thành thị với tư duy cởi mở muốn tôn lên những đường cong cơ thể qua kiểu áo dài chít eo rất chặt để tôn ngực.
Gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở nên thịnh hành trong giới nữ sinh vì sự thoải mái, tiện lợi. Tà áo hẹp và ngắn đến gần đầu gối, áo rộng và không chít eo nhưng vẫn may theo đường cong cơ thể.
7/ Áo dài hiện đại (1970- nay)
Sau những năm 1970, đời sống đổi mới đã khiến chiếc áo dài dần vắng bóng trên đường phố. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, chiếc áo dài đã trở lại với nhiều kiểu dáng, chất liệu khác nhau qua các bộ sưu tập đầy sáng tạo và phá cách của các nhà thiết kế.
Không chỉ dừng lại ở kiểu dáng truyền thống, chiếc áo dài đã được cách tân thành áo cưới, áo tà ngắn để mặc với quần jeans…
Một số hình ảnh áo dài hiện đại
Áo dài nam
Áo dài nam phục Việt Nam không phổ biến như áo dài nữ phục. Áo dài nam phục chỉ còn xuất hiện tại những lễ hội mang đậm nét truyền thống Việt Nam hay là lễ cưới, khi làm lễ ra mắt gia tộc.
III. Cấu tạo
Cổ áo cổ điển cao khoảng 4-5 cm, khoét hình chữ V trước cổ càng làm tôn lên vẻ đẹp thanh tú của người phụ nữ. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,…
Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân người mặc, ở phần eo được chít ben. Cúc áo dài thường là cúc bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Ngày mới ra đời áo dài có 5 khuy ở 5 vị trí cố định vừa giữ cho thân áo ngay ngắn vừa tượng trưng cho năm đạo làm người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau và bắt buộc dài qua gối.
Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, không có cầu vai, may liền, dài đến qua khỏi cổ tay một tí.
Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng là màu đen. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo.
IV. Công dụng
Chiếc áo dài là Quốc phục của nước Việt Nam,
nêu lên được nét đẹp truyền thống của con người và đất nước Việt Nam
Khác với quốc phục của Nhật Bản hay Hàn Quốc, áo dài Việt Nam còn trở thành trang phục công sở trong các ngành nghề
Áo dài luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các họa sĩ, các nhà văn, nhà thơ
V. Một biểu tượng của Việt Nam
Hiện nay áo dài đã được bạn bè quốc tế biết đến và yêu thích khi đến Việt Nam
Chào mừng thầy và các bạn đến với bài thuyết trình
Tà áo dài Việt Nam
THUYẾT TRÌNH VỀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. Giới thiệu
Áo dài là trang phục truyền thống rất riêng của dân tộc Việt Nam, áo thường được may bằng chất liệu mỏng, được mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ.
Khởi nguồn từ chiếc áo giao lãnh bốn vạt ở thế kỷ 17, áo dài Việt Nam đã trải qua nhiều biến đổi để phục vụ cho nhu cầu và vai trò của người phụ nữ ở mỗi thời điểm trước khi dần định hình vào những năm 1960.
II. Lịch sử
1/ Áo giao lãnh (thế kỷ XVII)
Kiểu dáng sơ khai của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh bốn vạt, tiền thân của áo tứ thân.
Áo giao lãnh khoác ngoài yếm lót, mặc cùng váy đen và thắt lưng màu tương tự như áo tứ thân, chỉ khác là hai vạt trước buông thả chứ không buộc trước bụng.
Một số hình ảnh về áo giao lãnh
2/ Áo tứ thân- áo ngũ thân
(thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XX)
Để tiện hơn cho việc đồng án, buôn bán vất vả, người xưa đã chế ra kiểu áo tứ thân gọn ghẽ với hai vạt trước rời nhau, có thể buộc lại, và hai vạt sau may liền thành một tà áo. Người xưa phải ghép hai vạt áo sau để tạo tà vì thời đó khổ vải chỉ rộng chừng 35 – 40cm. Là trang phục của tầng lớp bình dân, áo tứ thân thường được may từ vải tối màu để tiện cho công việc.
Phụ nữ thành thị ít phải lao động thường mặc áo ngũ thân để phân biệt mình với tầng lớp lao động nghèo. Áo ngũ thân có bốn vạt như áo tứ thân, được may liền nhau thành hai tà trước và sau như áo dài. Vạt con thứ năm được may dưới tà trước như một mảnh áo lót kín đáo. Áo có cổ và phom rộng, được mặc rộng rãi đến đầu thế kỷ XX.
Ảnh cho thấy sự phân biệt tầng lớp trong một gia đình, chủ mặc áo ngũ thân, người hầu mặc áo tứ thân (1884-1885)
3/ Áo dài Lemur (1939-1943)
Bước đột phá táo bạo, góp phần hình thành kiểu dáng của áo dài ngày nay chính là kiểu áo dài “Le Mur” do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939. Khác với phom dáng rộng truyền thống, áo dài Le Mur ôm sát đường cong cơ thể với nhiều chi tiết Âu hóa như tay phồng, cổ khoét hình trái tim, đính nơ…
Chiếc áo “lai căng” này bị dư luận thời đó lên án mạnh mẽ, cho là không đứng đắn nên chỉ có giới nghệ sĩ phong cách tân thời mới dám mặc. Đến năm 1943 thì kiểu áo này dần bị lãng quên.
4/ Áo dài với tay raglan (1960)
Cách may thời đó có một nhược điểm lớn là các nếp nhăn rất dễ xuất hiện ở hai bên nách. Những năm 1960, nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn đã đưa cách ráp tay raglan vào áo dài. Với cách ráp này, tay áo được nối từ cổ xéo xuống nách. Tà trước nối với tà sau qua hàng nút bấm từ cổ xuống nách và dọc theo một bên hông.
Kiểu ráp này vừa giảm thiểu nếp nhăn ở nách, cho phép tà áo ôm khít theo đường cong người mặc, vừa giúp người phụ nữ cử động tay thoải mái, linh hoạt. Từ đây, chiếc áo dài Việt Nam đã được định hình.
Bản vẽ áo dài với tay raglan
5/ Áo dài Bà Nhu (đầu những năm 1960)
Đầu những năm 1960, bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình Nhu, đã thiết kế ra kiểu áo dài hở cổ, bỏ đi phần cổ áo, hay còn gọi cổ thuyền, cổ khoét. Chiếc áo dài nổi tiếng với tên gọi áo dài Bà Nhu đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ vì đi ngược với truyền thống và thuần phong mỹ tục của xã hội thời đó.
Ngày nay, áo dài cổ thuyền rất được ưa chuộng vì sự thoải mái, phù hợp với khí hậu nhiệt đới.
Bà Trần Lệ Xuân, người khởi xướng phong trào mặc áo dài cổ thuyền
6/ Áo dài chít eo- áo dài mini (1960-1970)
Những năm 1960, áo dài chít eo thách thức quan điểm truyền thống trở thành kiểu dáng thời thượng. Lúc này, chiếc áo nịt ngực tiện lợi đã được sử dụng rộng rãi. Phụ nữ thành thị với tư duy cởi mở muốn tôn lên những đường cong cơ thể qua kiểu áo dài chít eo rất chặt để tôn ngực.
Gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở nên thịnh hành trong giới nữ sinh vì sự thoải mái, tiện lợi. Tà áo hẹp và ngắn đến gần đầu gối, áo rộng và không chít eo nhưng vẫn may theo đường cong cơ thể.
7/ Áo dài hiện đại (1970- nay)
Sau những năm 1970, đời sống đổi mới đã khiến chiếc áo dài dần vắng bóng trên đường phố. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, chiếc áo dài đã trở lại với nhiều kiểu dáng, chất liệu khác nhau qua các bộ sưu tập đầy sáng tạo và phá cách của các nhà thiết kế.
Không chỉ dừng lại ở kiểu dáng truyền thống, chiếc áo dài đã được cách tân thành áo cưới, áo tà ngắn để mặc với quần jeans…
Một số hình ảnh áo dài hiện đại
Áo dài nam
Áo dài nam phục Việt Nam không phổ biến như áo dài nữ phục. Áo dài nam phục chỉ còn xuất hiện tại những lễ hội mang đậm nét truyền thống Việt Nam hay là lễ cưới, khi làm lễ ra mắt gia tộc.
III. Cấu tạo
Cổ áo cổ điển cao khoảng 4-5 cm, khoét hình chữ V trước cổ càng làm tôn lên vẻ đẹp thanh tú của người phụ nữ. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,…
Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân người mặc, ở phần eo được chít ben. Cúc áo dài thường là cúc bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Ngày mới ra đời áo dài có 5 khuy ở 5 vị trí cố định vừa giữ cho thân áo ngay ngắn vừa tượng trưng cho năm đạo làm người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau và bắt buộc dài qua gối.
Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, không có cầu vai, may liền, dài đến qua khỏi cổ tay một tí.
Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng là màu đen. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo.
IV. Công dụng
Chiếc áo dài là Quốc phục của nước Việt Nam,
nêu lên được nét đẹp truyền thống của con người và đất nước Việt Nam
Khác với quốc phục của Nhật Bản hay Hàn Quốc, áo dài Việt Nam còn trở thành trang phục công sở trong các ngành nghề
Áo dài luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các họa sĩ, các nhà văn, nhà thơ
V. Một biểu tượng của Việt Nam
Hiện nay áo dài đã được bạn bè quốc tế biết đến và yêu thích khi đến Việt Nam
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Nguyễn Thùy Dung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)