Bài 14. Thực hành: Tính chất hoá học của bazơ và muối

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Định | Ngày 30/04/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Thực hành: Tính chất hoá học của bazơ và muối thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

* trường thCS Thị Trấn Vôi*
* * lớp 9B * *
Hội giảng Thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh vòng ii
giáo
viên:

Thị

trường
thCS
Thân
Nhân
Trung
Nhiệt liệt chào mừng các thầy giáo, cô giáo đến dự giờ, thăm lớp !
I.Tiến hành thí nghiệm.
1, Tính chất hoá học của Bazơ.
*Thí nghiệm 1: Natri hiđroxit tác dụng với muối.
Nhỏ vài giọt dung dịch FeCl3 vào ống nghiệm(1) có chứa 3ml dung dịch NaOH, lắc nhẹ ống nghiệm.
+Ghi lại hiện tượng?
+ Giải thích, Viết phương trình phản ứng?
*Thí nghiệm 2: Đồng (II) hiđroxit tác dụng với Axit.
Nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào ống nghiệm (2) có sẵn Cu(OH)2.
- Ghi lại hiện tượng, giải thích , viết phương trình phản ứng?

* ở ống nghiệm (1):
+ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa đỏ nâu.
+ Giải thích: Do sự tạo thành Fe(OH)3 theo phương trình sau: FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl.
(dd) (dd) (r) (đỏ nâu) (dd)
* ở ống nghiệm(2):
+ Hiện tượng: Cu(OH)2 tan dần ra tạo dung dịch màu xanh nhạt.
+ Giải thích: Do Cu(OH)2 đã tác dụng với Axit HCl theo phương trình sau:
Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 + 2H2O.
Kết luận:
- Dung dịch Bazơ tác dung với dung dịch muối tạo thành muối mới và Bazơ mới.
Bazơ tác dụng với A xit tạo thành muối và nước.

Hãy kết luận về tính
chất hoá học của Bazơ
qua hai thí nghiệm trên?
2, Tính chất hoá học của muối.
*Thí nghiệm 3:
Ngâm 1 đinh sắt nhỏ, sạch trong ống nghiệm có chứa
dung dịch CuSO4 (sau 4- 5 phút).
+ Ghi lại hiện tượng?
+ Giải thích?
* Thí nghiệm 4:
Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 2ml dung dịch Na2SO4.
+ Quan sát hiện tượng và giải thích?
*Thí nghiệm 5:
Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 2ml dung dịch H2SO4 .
+ Ghi lại hiện tượng và giải thích?
* Thí nghiệm 3:
+ Hiện tượng : Có chất màu đỏ bám vào phần chiếc đinh nghập trong dung dich, màu xanh của dung dịch nhạt dần.
+ Giải thích: Do Fe đã đẩy Cu ra khỏi dung dịch CuSO4 , Cu bám vào đinh sắt, một phần đinh Fe bị hoà tan tạo dung dịch FeSO4.
* Thí nghiệm 4:
+ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
+ Giải thích: Do BaCl2tác dụng với Na2SO4 tạo
BaSO4 không tan màu trắng.
* Thí nghiệm 5:
+ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
Do BaCl2 đã tác dụng với axít H2SO4 tạo ra BaSO4
là chất không tan màu trắng.
+ Phương trình phản ứng của 3 thí nghiệm trên:
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu.
(r) (dd) (dd) (r)
BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl.
(dd) (dd) (r) (dd)
BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl.
(dd) (dd) (r) (dd)
Kết Luận:
Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.
- Muối có thể tác dụng được với Axit tạo thành muối mới và Axit mới.
Hãy kết luận về tính chất
Hoá học của muối qua
ba thí nghiệm trên?
Xin chân thành cảm ơn
các thầy giáo, cô giáo đã đến dự giờ!
Cảm ơn tập thể lớp 9B
Trường THCS Thị Trấn Vôi!
Trường THcs thân nhân trung
Tổ
KHOA HọC Tự NHIÊN
Vũ Thị Lý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Định
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)