Bài 14. Thực hành: Tính chất hoá học của bazơ và muối

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Hùng | Ngày 30/04/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Thực hành: Tính chất hoá học của bazơ và muối thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 14. Thực hành:
tính chất hóa học của bazơ và muối
Các thí nghiệm trong bài học:
1 - Tính chất hóa học của bazơ.
* Thí nghiệm 1: NaOH tác dụng với dung dịch muối FeCl3.
* Thí nghiệm 2: Cu(OH)2 tác dụng với dung dịch Axít HCl.

2 - Tính chất hóa học của muối.
* Thí nghiệm 3: Dung dịch muối CuSO4 tác dụng với kim loại Nhôm (Al).
* Thí nghiệm 4: BaCl2 tác dụng với dung dịch muối Na2SO4.
* Thí nghiệm 5: BaCl2 tác dụng với dung dịch Axít H2SO4.
Tiết 14. Thực hành:
tính chất hóa học của bazơ và muối
I - Tiến hành thí nghiệm:
1 - Tính chất hóa học của bazơ.
a)Thí nghiệm 1: NaOH tác dụng với dung dịch muối FeCl3
+ Chuẩn bị: - Hóa chất: Dung dịch NaOH, FeCl3.
- Dụng cụ: 01 ống nghiệm, 01 ống nhỏ giọt,01 kẹp gỗ
+ Tiến hành: Nhỏ 1ml dung dịch FeCl3 vào ống nghiệm, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào.
* Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình phản ứng.
Tiết 14. Thực hành:
tính chất hóa học của bazơ và muối
K?t qu? thớ nghi?m 1
+ Hiện tượng: Dung dịch NaOH không màu, FeCl3 màu nâu đỏ. Sau khi lắc nhẹ ống nghiệm thấy xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu, lắng xuống đáy ống nghiệm.

+ Giải thích: Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch FeCl3 tạo kết tủa nâu đỏ là Fe(OH)3.
+ Phương trình phản ứng:
3NaOHdd) + FeCl3(dd) -> Fe(OH)3 (r) + 3NaCld
Nâu đỏ
Tiết 14. Thực hành:
tính chất hóa học của bazơ và muối
b) Thí nghiệm 2: Cu(OH)2 tác dụng với dung dịch Axít HCl.
+ Chuẩn bị: - Hóa chất: Cu(OH)2, dung dịch Axít HCl.
- Dụng cụ: 01 ống nghiệm, 01 ống nhỏ giọt, 01 kẹp gỗ.
+ Tiến hành: Cho một ít Cu(OH)2 vào đáy ống nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào. Lắc nhẹ ống nghiệm.
- * Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình phản ứng.
Tiết 14. Thực hành:
tính chất hóa học của bazơ và muối

Kết quả thí nghiêm 2.
+ Hiện tượng: Ban đầu Cu(OH)2 màu xanh thẫm, bị hòa tan tạo thành dung dịch màu xanh lơ.

+ Giải thích: Bazơ Cu(OH)2 tác dụng với dung dịch HCl tạo thành dung dịch CuCl2

+ Phương trình phản ứng:
Cu(OH)2(dd) + 2HCldd) -> CuCl2(dd) + 2H2Ol)
Xanh thẫm Xanh lơ
Tiết 14. Thực hành:
tính chất hóa học của bazơ và muối
Qua kết qủa 2 thí nghiệm trên, em hãy kết luận lại một lẫn nữa về tính chất hóa học của Bazơ ?

* d2 Bazơ + d2 Muối -> Bazơ mới + Muối mới
* Bazơ + d2 Axít -> Muối + Nước
Tiết 14. Thực hành:
tính chất hóa học của bazơ và muối
2 - Tính chất hóa học của muối.
a) Thí nghiệm 3: Dung dịch muối CuSO4 tác dụng với kim loại Al.
+ Chuẩn bị:
- Hóa chất: dung dịch CuSO4, lá kim loại Nhôm(Al) sạch.
- Dụng cụ: 01 ống nghiệm, 01 ống nhỏ giọt, 01 kẹp gỗ.

+ Tiến hành: Nhỏ vào ống nghiệm 1ml dung dịch CuSO4, bỏ vào ống nghiệm 1 lá Nhôm. Sau đó chờ cho phản ứng xảy trong thời gian từ 5 - 6 phút.

(Trong khi chờ hiện tượng Thí nghiệm này, chúng ta chuyển sang thí nghiệm tiếp theo).
Tiết 14. Thực hành:
tính chất hóa học của bazơ và muối
b) Thí nghiệm 4: dung dịch muối BaCl2 tác dụng với dung dịch muối Na2SO4.
+ Chuẩn bị:
- Hóa chất: Dung dịch BaCl2, Na2SO4.
- Dụng cụ: 01 ống nghiệm, 01 ống nhỏ giọt, 01 kẹp gỗ.
+ Tiến hành: Cho một ít Cu(OH)2 vào đáy ống nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào. Lắc nhẹ ống nghiệm.

* Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình phản ứng.

Tiết 14. Thực hành:
tính chất hóa học của bazơ và muối
Kết quả thí nghiêm 4.
+ Hiện tượng: Ban đầu dung dịch BaCl2 và Na2SO4 đều không màu. Sau khi lắc nhẹ ống nghiệm thấy xuất hiện kết tủa màu trắng lắng xuống đáy ống nghiệm.

+ Giải thích: dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch Na2SO4 tạo kết tủa trắng là BaSO4.

+ Phương trình phản ứng:
BaCl2(dd) + Na2SO4(dd) -> BaSO4 (r) + 2NaCldd)
Màu trắng
Tiết 14. Thực hành:
tính chất hóa học của bazơ và muối
Kết quả thí nghiệm 3:
+ Hiện tượng: dung dịch màu xanh chuyển thành không màu, bên ngoài lá nhôm phủ một lớp kim loại màu đỏ.
+ Giải thích: Dung dịch CuSO4 tác dụng với kim loại Nhôm tạo thành dung dịch Al2(SO4)3 không màu và kim loại Cu, bám vào lá nhôm.
+ Phương trình phản ứng:
3CuSO4( dd) + 2Al(r) -> Al2(S04)3(dd) + 3Cu (r)
(Màu xanh) (Màu trắng) (Không màu) (Màu đỏ)
Tiết 14. Thực hành:
tính chất hóa học của bazơ và muối
c) Thí nghiệm 5: BaCl2 tác dụng với dung dịch H2SO4.
+ Chuẩn bị:
- Hóa chất: Dung dịch BaCl2, Axít H2SO4.
- Dụng cụ: 01 ống nghiệm, 01 ống nhỏ giọt, 01 kẹp gỗ.
+ Tiến hành: Nhỏ 1 ml dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm,
sau đó nhỏ từ từ 1ml dung dịch H2SO4 vào. Lắc nhẹ ống nghiệm.
* Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình phản ứng
Tiết 14. Thực hành:
tính chất hóa học của bazơ và muối
Kết quả thí nghiêm 5.
+ Hiện tượng: Thấy suất hiện kết tủa trắng.

+ Giải thích: Do dung dịch muối BaCl2 tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành kết tủa trắng là BaSO4.

+ Phương trình phản ứng:
BaCl2(dd) + H2SO4(dd)_ -> BaSO4 (r) + 2NaCldd)
Màu trắng

Tiết 14. Thực hành:
tính chất hóa học của bazơ và muối
Qua kết qủa 3 thí nghiệm trên, em hãy kết luận lại một lẫn nữa về tính chất hóa học của Muối?

* d2 Muối + Kim loại -> Muối + Kim loại mới
* d2 Muối + d2 Muối -> 2 Muối mới
* Muối + d2 Axít -> Muối mới + Axít mới
Tiết 14. Thực hành:
tính chất hóa học của bazơ và muối
* Trong quá trình làm các thí nghiệm, có nhóm nào gặp khó khăn gì không? (Biện pháp khắc phục).
* Một số điểm cần lưu ý:
+ Mỗi thí nghiệm cần lấy đúng, đủ số lượng, loại hóa chất.
+ Khi nhỏ dung dịch vào ống nghiệm cần thao tác một cách từ từ, để quan sát hiện tượng được rõ ràng và có lời giải thích chính xác.
II - Yêu cầu: + Cả lớp về nhà viết bản tường trình.
+ Vệ sinh dụng cụ theo nhóm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)