Bài 14 sáng kiến kinh nghiệm

Chia sẻ bởi La Thị Cúc | Ngày 09/10/2018 | 164

Chia sẻ tài liệu: bài 14 sáng kiến kinh nghiệm thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Phòng Giáo Dục Đào Tạo huyện Cư Jút
Trường Tiểu Học Trần Quốc Toản
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2011-2012
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : LA THỊ CÚC
Đắk Nông, tháng 2 năm 2012
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1
QUA BÀI HỌC
BÀI 14 - AN TOÀN KHI Ở NHÀ
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
QUA BÀI HỌC “ BÀI 14:AN TOÀN KHI Ở NHÀ” LỚP 1
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1/LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một trong năm nội dung được Bộ GD-ĐT phát động thực hiện trong phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực từ năm học 2009 - 2010. Các trường đã rất sáng tạo khi lồng ghép việc dạy các kỹ năng sống cho học sinh thông qua các tình huống trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy quá trình phát triển của cá nhân và phát triển xã hội. Đối với học sinh, việc được đào tạo kỹ năng sống là vô cùng quan trọng.
Môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1 là một môn học giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khoẻ, về một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong Tự nhiên và Xã hội; Chú trọng việc hình thành và phát triển kĩ năng trong học tập như quan sát, thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt hiểu biết của bản thân về các sự vật, hiện tượng, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và trong xã hội; Đặc biệt môn học giúp học sinh xây dựng các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng; yêu gia đình, quê hương, trường học và có thái độ thân thiện với thiên nhiên .Vì vậy, môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học là một trong những môn học để giáo viên áp dụng tất cả các mạch kiến thức có trong nội dung từng bài giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh. Cùng với kiến thức cơ bản về con người, về Tự nhiên và Xã hội, việc giáo dục kĩ năng sống qua môn Tự nhiên và Xã hội sẽ góp phần không chỉ khắc sâu thêm các kiến thức của môn học mà còn hình thành thái độ và hành vi tích cực, phù hợp, cần thiết giúp học sinh có thể ứng xử có hiệu quả các tình huống thực tế trong cuộc sống.
2/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trường Tiểu học được thực hiện thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải là lồng ghép, tích hợp thêm kĩ năng sống vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục một cách quá tải; mà theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập, từ đó lồng ghép một cách nhẹ nhàng những kĩ năng sống vào bài học và đến từng đối tượng học sinh.
Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, kĩ năng phù hợp hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực và tự điều chỉnh chính mình theo chiều hướng tích cực.
Kĩ năng sống giúp học sinh có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày.
Kĩ năng sống giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành.
Cụ thể qua bài học “An toàn khi ở nhà” học sinh sẽ có khả năng:
Kể tên một số vật có trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu, gây bỏng, cháy.
Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra. Nêu được cách xử lí đơn giản khi bị bỏng, đứt tay…
Rèn luyện kĩ năng: Ra quyết định nên hay không nên làm để tránh đứt tay chân, bỏng, điện giật…
Kĩ năng tự bảo vệ: Ứng phó với các tình huống khi ở nhà.
Rèn luyện kĩ năng giao tiếp thông qua các tình huống tham gia hoạt động học tập.
Học sinh có thể nhớ được số điện thoại báo cứu hỏa 114.
3/ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Giảng dạy khảo sát tại lớp 1A trường Tiểu Học Trần Quốc Toản Xã Đăk DRông, Huyện Cư Jút Tỉnh Đăk Nông
4/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Tương tác: Kĩ năng sống được hình thành trong quá trình tương tác với mọi người xung quanh.
Trải nghiệm: Kĩ năng sống được hình thành khi người học được trải nghiệm trong các tình huống thực tế.
Thay đổi hành vi: Kĩ năng sống giúp người học hình thành hành vi mới, tích cực; thay đổi dần, tự loại bỏ hành vi xấu trong chính mình.
Tiến trình: Kĩ năng sống không thể được hình thành “ngày một, ngày hai” mà phải có cả quá trình thời gian dài như: Nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi hành vi.
Kĩ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng miền nên trong khuôn khổ của đề tài này chỉ bó gọn trong GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI QUA BÀI HỌC “ BÀI 14:AN TOÀN KHI Ở NHÀ” LỚP 1.
5/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp – Kĩ thuật dạy học thường sử dụng:
Thảo luận nhóm.
Suy nghĩ – Thảo luận cặp đôi – Chia sẻ.
Đóng vai, xử lí tình huống.
Thông qua quan sát hành vi thái độ của học sinh sau giờ học.
Phân tích, tìm hiểu thái độ hành động tích cực của học sinh sau giờ học.
Động viên, tuyên dương những biểu hiện hành vi tốt mới.
B. PHẦN NỘI DUNG
1/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VỀ KĨ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TRONG “AN TOÀN KHI Ở NHÀ’’.
Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm của cuộc sống và do giáo dục mà có. Không phải đợi đến lúc được học kỹ năng sống một con người mới có những kỹ năng sống đầu tiên. Chính cuộc đời, những trải nghiệm, va vấp, thành công và thất bại giúp con người có được bài học quý giá về kỹ năng sống. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút ngắn thời gian học hỏi qua trải nghiệm, sẽ thành công hơn.
Kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng thành cũng vẫn cần học kỹ năng sống.
Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
Độ tuổi tiểu học vô cùng quan trọng, đôi khi cha mẹ sai lầm trong việc giáo dục, áp dụng phương pháp giáo dục áp đặt vào con trẻ, làm cho chúng xa cách cha mẹ và càng khó giáo dục, khi lớn lên chúng dễ sa vào con đường hư hỏng.
Đặc điểm của trẻ con là thích chơi và chơi một cách nhiệt tình. Tò mò khám phá thế giới xung quanh mà trẻ lại chưa biết lường trước hậu quả xấu của sự việc nên giáo dục kĩ năng sống cụ thể qua bài học “An toàn khi ở nhà” là điều vô cùng cần thiết.
Cha mẹ ,thầy cô giáo cần phải hỗ trợ cho trẻ trong giai đoạn này, cha mẹ cũng cần để ý giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cho trẻ khi cần thiết, nhắc nhở khi trẻ hiếu động chơi những trò nguy hiểm chứ không nên chê bai, la rầy và thường xuyên nhắc nhở con thực hiện bằng chính tình thương của mình
2/ NGUYÊN NHÂN.
Ở bậc Tiểu học, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo thúc đẩy cho sự phát triển tâm lý, trí tuệ của trẻ qua khả năng quan sát và nhận dạng các sự vật trong cuộc sống và trong học tập. Một đặc điểm của trẻ tiểu học là tính đại khái, nhận thức vấn đề một cách sơ sài, bỏ sót chi tiết, dẫn đến trẻ dễ nhầm lẫn, sai sót trong học tập, đặc biệt là ứng xử với những tình huống không an toàn khi ở nhà. Từ những vấn đề trên nếu cha mẹ, thầy cô giáo không động viên, giải đáp thắc mắc của con trẻ sẽ làm trẻ mất căn bản nên khi dạy học cần có âm thanh, hình ảnh sinh động  để trẻ học tốt hơn. Ở đặc điểm nhân cách, trẻ chỉ có khả năng tự nhận thức bản thân theo ý kiến của người khác nên đôi khi trẻ gặp nhiều khó khăn, nếu đứng trước những ý kiến khác biệt hoặc mâu thuẫn giữa những lời nhận xét của những người xung quanh làm chúng có thể bối rối, chẳng hạn mẹ khen con sáng dạ, trong khi đó vào trường do không hiểu bài cô lại bảo trẻ tối tăm. Do người khác nhận xét sao thì nghe vậy, trẻ không thể nào tự biết mình, đôi khi trẻ nhận thức méo mó về bản thân, với những nhận định cực đoan, những hình ảnh sai lệch qua những lời nói của cha mẹ có thể làm cho trẻ ám ảnh, tâm hồn trẻ vốn mong manh nên dễ bị tổn thương. Cho nên cần thận trọng với trẻ trong cách nhận xét, và không nặng lời với trẻ.
Từ đây, giúp trẻ tập trung tư duy, rèn luyện thể chất, luyện tinh thần đồng đội. Nhờ vậy giúp cho đời sống tâm lý cân bằng, cuộc sống hài hòa. Giữ cho trẻ những phẩm chất đẹp đẽ và lương thiện. Hiểu biết tâm lý trẻ, đặc điểm thể chất, tình cảm, nhân cách, tâm tư nguyện vọng của trẻ sẽ giúp trẻ dung hòa cuộc sống để khi trưởng thành trở thành người có ích cho xã hội.
3/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Trước khi vào lớp tôi khảo sát trong lớp về mức độ hiểu biết về: AN TOÀN KHI Ở NHÀ trong lớp 1A trường tiểu học Trần Quốc Toản tôi nhận thấy mức độ hiểu và chưa hiểu về AN TOÀN KHI Ở NHÀ như sau:
Trong quá trình giảng dạy tôi luôn sử dụng những phương pháp học tập tích cực, tạo điều kiện cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau và những hình ảnh sinh động được minh họa trên đèn chiếu tạo hiệu quả tốt trong giờ học. Học sinh hiểu bài và thích thú học tập từ đó đạt hiệu quả cao sau buổi học .Bằng các câu hỏi trắc nghiệm thông qua trò chơi “hiểu bài tốt- trả lời nhanh” tôi thu được kết quả về mức độ hiểu bài như sau:
4/ NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
A/ Đối với giáo viên:
Trước hết cần xác định được mục tiêu của bài và sau bài học học sinh đạt được:
Kể tên một số vật có trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu, gây bỏng, cháy.
Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra. Nêu được cách xử lí đơn giản khi bị bỏng, đứt tay…
Rèn luyện kĩ năng: Ra quyết định nên hay không nên làm để tránh đứt tay chân, bỏng, điện giật …
Rèn luyện kĩ năng giao tiếp thông qua các tình huống tham gia hoạt động trong học tập.
Học sinh có thể nhớ được số điện thoại báo cứu hỏa 114.
Và các kĩ năng sống được giáo dục trong bài đó là:
Kĩ năng ra quyết định: Nên hay không nên làm gì để phòng tránh đứt tay chân, bỏng , điện giật…
Kĩ năng tự bảo vệ: Ứng phó với các tình huống khi ở nhà.
Phát triển kĩ năng giao tiếp ( Trình bày ,lắng nghe,phản hồi,tích cực…) thông qua tham gia các hoạt động học tập.
So sánh, phân tích phương pháp cũ và phương pháp dạy tích hợp kĩ năng sống.





Để từ đó tìm ra được phương pháp dạy học tối ưu nhất cho học sinh. Trong quá trình dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua môn Tự nhiên và Xã hội cần phải khơi gợi và phát huy sự tham gia của các em bên cạnh sự hướng dẫn của thầy – cô giáo, chứ tuyệt đối không nên áp đặt ý kiến hay suy nghĩ chủ quan của thầy – cô giáo cũng như người lớn.
1.Tiến hành giảng dạy thông qua các hoạt động học tập:
a/Trước hết tôi cho học sinh khám phá qua hoạt động 1 là : Khởi động.
Trong hoạt động này cho học sinh khám phá các tình huống ở nhà không an toàn qua tranh minh họa được trình chiếu thành slide:
Chơi đồ vật sắc nhọn gây đứt tay, trèo trên miệng giếng rất nguy hiểm.
Hay chơi hộp điện, bỏng bô xe máy, em bé chơi dây điện đang cắm…là những tình huống không an toàn khi ở nhà.
Giáo viên nêu câu hỏi:
* Em có nhận xét gì về hình ảnh các em vừa quan sát ?
• Các em đã bị hay được chứng kiến người khác bị đứt tay, bỏng điện giật bao giờ chưa ?
• Theo các em vì sao lại sảy ra tai nạn như vậy?
Học sinh trả lời tự nhiên theo những gì các em đã khám phá. Nhận xét thêm những đồ vật được sử dụng hàng ngày như dao, bếp điện, lửa.. . nếu sử dụng không cẩn thận, không đúng cách sẽ gây ra mất an toàn.
Trong phần này giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đó là:
Học sinh khám phá, tìm hiểu những tai nạn xảy ra khi ở nhà không an toàn như: điện giật, bỏng bô xe, cháy gây hỏa hoạn, dùng những đồ vật sắc nhọn gây đứt tay…không ngồi trên miệng giếng, không ngó xuống giếng chơi….
Tiếp phần khởi động sẽ là Kết nối: Trong phần này học sinh sẽ được tìm hiểu và thảo luận về cách phòng tránh tai nạn khi ở nhà qua hoạt động 2 và hoạt động 3.
b/ Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân có thể gây đứt chân, tay, bỏng và điện giật. Học sinh nêu được một số nguyên nhân có thể gây đứt chân tay, bỏng và điện giật. Trong hoạt động này cho học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi:
Thảo luận nhóm đôi
Sau đó khai thác từng tranh để học sinh hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây đứt tay, chân, bỏng và cháy. Trong quá trình khai thác tranh tôi cũng lần lượt trình chiếu các tranh minh họa để cho học sinh tiện quan sát và khai thác được nội dung tranh được nhiều hơn, cụ thể hơn.
1
2
3
4
Hai bạn có thể bị đứt tay, chân vì mảnh vỡ thủy tinh.
+ Cần phải cẩn thận khi dùng những vật dễ vỡ.
+ Bếp quá thấp, em bé với tới ấm nước sôi sẽ gây bỏng.
+ Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy.
+ Phích cắm quá thấp, em bé đưa tay vào ổ cắm sẽ bị điện giật.
+ Khi sử dụng đồ điện phải cẩn thận, không sờ vào phích cắm, ổ điện, dây dẫn đề phòng chúng bị hở. Điện giật có thể gây chết người
Ngủ để đèn dầu trong màn để đọc sách, tay chân chạm vào đèn sẽ đổ và gây cháy.
+ Không được để đèn dầu và các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những đồ dễ bắt lửa. Khi tho`i tiờ?t no?ng, khụng nờn dờ? qua?t trong ma`n dờ? ngu?.
Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh trả lời:
• Nếu thấy có lửa cháy các đồ vật trong nhà, em cần làm gì?
• Em nào biết số điện thoại gọi cứu hỏa? 114
Cho học sinh biết số điện thoại cứu hỏa 114 và luôn ghi nhớ số điện thoại 114 phòng khi có hỏa hoạn xảy ra để gọi báo cháy.
Trong hoạt động 2:
Rèn kĩ năng sống cho học sinh:
Học sinh trao đổi thảo luận về những nội dung trong mỗi tranh, biết cách lắng nghe ý kiến của bạn, đóng góp ý kiến tích cực để xây dựng nội dung bài học, biết lường trước hậu quả, sự việc có thể xảy ra trong mỗi hành động và biết số cứu hỏa 114 khi có sự việc hỏa hoạn đáng tiếc sảy ra.
c/ Hoạt động 3: Thảo luận cách phòng tránh đứt chân tay, bỏng và điện giật:
Học sinh quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 4 về phòng tránh đứt chân, tay, bỏng và điện giật. Biết nêu cách phòng tránh đứt tay chân, bỏng, điện giật.
Thảo luận nhóm 4
Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả trước lớp, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
• Trong phần này giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: học sinh có ý thức về cách phòng tránh những tai nạn ở nhà theo bảng sau:
Tiếp phần kết nối, học sinh sẽ được Thực hành : Tạo cho học sinh được vận dụng kiến thức và kĩ năng mới vào tình huống cụ thể để tự đưa ra những hướng giải quyết phù hợp qua hoạt động 4.
d/ Hoạt động 4: Đóng vai, xử lí tình huống.
Học sinh biết xử lí một số tình huống để đảm bảo an toàn khi ở nhà.
Giáo viên chia nhóm và giao việc cho các nhóm như sau:
Các nhóm thảo luận và đóng vai xử lí tình huống trước lớp, cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến cùng xây dựng đóng góp để đưa ra cách xử lí tốt nhất nếu tai nạn xảy ra.
Sau các tình huống học sinh đóng vai hoặc gặp những vấn đề trên trong cuộc sống cần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh biết cách: cách tốt nhất là báo với bố mẹ hoặc người lớn để họ giúp xử lí như: Băng bó vết thương hợp vệ sinh, tránh nhiễm trùng và cầm máu nhanh; cất bao diêm xa tầm với của em bé; sửa hoặc thay dây điện mới.
Như vậy sau bài học, học sinh đã biết cách phòng tránh để AN TOÀN KHI Ở NHÀ tuy nhiên để củng cố thêm phần kiến thức đã học thì giáo viên cần có thêm những hình ảnh tư liệu để khắc sâu hơn nữa cho học sinh; đồng thời tiếp tục theo dõi những biểu hiện an toàn trong cuộc sống của học sinh.
Cho học sinh chơi trò chơi “thi Ai Nói Đúng’’ để nhận biết các vật có thể gây tai nạn qua hình ảnh sau :
Và những hình ảnh đáng sợ do cháy, cho học sinh nêu hướng giải quyết khi có lửa cháy xảy ra.
• Nếu thấy có lửa cháy các đồ vật trong nhà, em cần :
• Hãy tìm mọi cách để chạy xa nơi có lửa cháy, gọi to kêu cứu….114
• Nhớ số và gọi điện thoại cứu hỏa 114 .

B/ Đối với học sinh:
Học sinh phải chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên, chăm chỉ tự tin trong học tập, hòa đồng cùng bạn bè, điều gì không hiểu phải mạnh dạn hỏi thầy cô hoặc bạn bè. Chủ động tích cực trong các hoạt động nhóm, đưa ra nhứng ý kiến đúng chủ đề của bài học. Qua bài học học sinh có thể thay đổi thái độ hành vi khi gặp những tình huống mà bài đã được học, biết nhận thức đúng về bản thân, kĩ năng ứng phó trong cuộc sống hàng ngày.
114
Qua tiết dạy, tôi đã cho học sinh làm một số khảo sát trắc nghiệm về mức độ hiểu AN TOÀN KHI Ở NHÀ bằng cách hỏi đáp nhanh một số tình huống ( có phiếu kèm theo) và đã thu được kết quả sau:
C. KẾT LUẬN
1/ THÀNH CÔNG CỦA ĐỀ TÀI.
Để đạt được kết quả trên thì giáo viên phải chuẩn bị bài thật tốt, sưu tầm những tranh ảnh minh họa phù hợp với nội dung bài và có tác dụng giáo dục mạnh mẽ, giáo viên phải là người luôn chủ động trong mọi hoạt động học tập của học sinh, phải là người đạo diễn tốt để mọi đối tượng học sinh chủ động hòa nhập vào các hoạt động đó, giáo viên cũng là người khơi gợi cho học sinh khám phá kiến thức mới, đồng thời là người biết nêu ra các tình huống trong cuộc sống cho học sinh trải nghiệm thêm.
Giáo viên càng chuẩn bị bài tốt, sưu tầm được nhiều tư liệu hay thì càng đẩy mạnh được hứng thú học tập cho học sinh, lôi cuốn trẻ vui đến trường được đều hơn. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục học sinh luôn phát huy được sự độc lập, tự chủ sáng tạo trong học tập.
BẢN TRẮC NGHIỆM MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 14 : AN TOÀN KHI Ở NHÀ
**************
BÀI 1: Hãy nối các hành động sau với từ NÊN hoặc KHÔNG NÊN?
NÊN
KHÔNG NÊN
BÀI 2: Khi em bị đứt tay em sẽ làm gì?
A . Khóc ầm lên,người lớn chạy đến và giúp băng bó vết thương.
B . Nói với bố mẹ hoặc người lớn khác trong nhà để được giúp đỡ.
C . Tự tìm bông hoặc băng khử trùng để băng lại vết thương.
BÀI 3: Khi nhìn thấy em bé của mình chơi diêm,em có cách phản ứng nào?
A. Cùng chơi với em,quẹt diêm cho em xem.
B. Cất diêm đi không cho em chơi.
C. Mách với bố mẹ hoặc người lớn khác.
BÀI 4: Khi em tình cờ thấy dây điện bị hở,em phản ứng như thế nào?
A. Tránh xa không đụng vào nhưng không nói với ai.
B. Tránh xa không đụng vào nhưng nói với bố mẹ hoặc người lớn khác.
C. Em kéo dây điện nghịch chơi.
BÀI 5: Thấy máy em nhỏ đang chơi xung quanh giếng không nắp đậy,em làm thế nào?
A. Tới chơi với các em, không để ý đến cái giếng.
B. Gọi các em ra chỗ xa chơi.
C. Nói với người lớn .
BÀI 6: Thấy hai em đang nghịch lửa bên đống rơm ,em sẽ làm gì?
A. Vào nghịch với các em.
B. Gọi các em ra chơi chỗ khác,không để các em nghịch lửa.
C. Nói với bố mẹ hoặc người lớn khác.
BÀI 7: Em hãy nhắc lại số điện thoại cứu hỏa: Đáp án: 114
BÀI 8: Hãy điền Đ hoặc S vào mỗi hình sau:
2/ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI.
Mặt hạn chế của đề tài là trang thiết bị trong trường học chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập.
Giáo viên tìm tòi tư liệu lâu nên dẫn đến tình trạng chán nản, lười tìm tòi cái mới, vẫn còn có thái độ ỷ lại.
Học sinh ban đầu được tiếp cận phương pháp mới (đèn chiếu) nên vẫn còn bỡ ngỡ, tò mò về máy móc. Cần phải cho học sinh làm quen với phương pháp học này nhiều hơn.
Do điều kiện về vật chất, con người còn nhiều hạn chế nên việc thực hiện đầy đủ, toàn diện chưa thực hiện được.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số bài học kinh nghiệm sau:
3/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Để giờ dạy đạt hiệu quả thì giáo viên cần :
Luôn trăn trở tìm tòi những phương pháp mới để nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Bản thân mỗi người tự học hỏi, tìm hiểu cách sử dụng các trang thiết bị dạy học mới như: máy tính, đèn chiếu, khai thác tài nguyên mạng intơnet…
Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải phối hợp nhịp nhàng với học sinh, phân bố thời gian cho các hoạt động hợp lí.
Các tư liệu sưu tầm phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, phù hợp với nội dung bài học và có tính giáo dục cao.
4/ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT.
Trang bị đầy đủ các thiết bị như đèn chiếu, máy tính cho trường tiểu học để đáp ứng nhu cầu dạy và học trong thời kì đổi mới.
Nếu có thể nhà trường bố trí một phòng máy để giáo viên được chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về kĩ năng sống cho giáo viên và học sinh nhiều hơn để tạo ý thức thường xuyên, lâu dài và hiệu quả vào dạy – học hàng ngày trên lớp.
D. LỜI KẾT
Với sự học hỏi, nghiên cứu phấn đấu nỗ lực không ngừng của bản thân tôi đã có những sự hiểu biết nhất định trong việc tích hợp giảng dạy kĩ năng sống cho học sinh, tạo sinh động hơn trong bài giảng, trưởng thành hơn trong nghề nghiệp. Góp phần thúc đẩy phong trào “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, rèn luyện cho học sinh kĩ năng sống làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Thông qua môn Tự nhiên và Xã hội kiến thức được hình thành trên cơ sở từ việc quan sát tranh, từ một truyện kể, một việc làm, một hành vi, chuẩn mực nào đó, sau đó rút ra bài học. Từ bài học đó các em tự điều chỉnh ý thức, áp dụng vào cuộc sống thực tế xung quanh, bản thân, gia đình, xã hội và môi trường tự nhiên.
Do năng lực và thời gian hạn chế nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và bạn đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đăk D Rông, ngày 20 tháng 02 năm 2012
Người viết sáng kiến
La Thị Cúc
PHẦN PHỤ LỤC
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO
Cấp cơ sở
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Cấp huyện
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: La Thị Cúc
Dung lượng: 4,65MB| Lượt tài: 4
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)