Bài 14. Phản xạ âm - Tiếng vang

Chia sẻ bởi Nguyễn Hải Bảo | Ngày 22/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Phản xạ âm - Tiếng vang thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS MỸ HỘI ĐÔNG
TỔ VẬT LÝ
Tiết 15 – Bài 14 :
Phản xa âm – Tiếng vang
Bài 14 – PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG
Bài học hôm nay chúng ta nghiên cứu :


I – Âm phản xạ - Tiếng vang
II – Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém
III – Vận dụng
Đặt vấn đề
Trong cơn dông, khi có tia chớp thường kèm theo tiếng sấm, sau đó còn nghe thấy tiếng ì ầm kéo dài, gọi là sấm rền.
Tại sao có tiếng sấm rền ?
I – Âm phản xạ -Tiếng vang
Hãy đọc phần I tr 40 SGK
Hãy cho biết âm truyền trong hang thế nào thì tai ta nghe được tiếng vang ?
Âm phản xạ là gì ?
* Ta nghe được tiếng vang khi âm truyền đến vách đá dội lại đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
* Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ
Xem hình
Hãy đọc và trả lời C1
Hãy đọc và trả lời C2
C2 : Trong phòng kín nghe âm to hơn vì tai ta nhận được đồng thời âm trực tiếp và âm phản xạ, trong khi ở ngoài trời tai ta chỉ nhận được âm trực tiếp.
Hãy đọc và trả lời C3
I – Âm phản xạ -Tiếng vang
C3 :
a) Trong cả hai phòng đều có âm phản xạ.
b) Khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe thấy tiếng vang là :
S = ½ (340m/s x 1/15s) = 11,(33)m
I – Âm phản xạ -Tiếng vang
Qua các thí dụ trên ta rút ra được kết luận gì ?
Kết luận :
Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây
I – Âm phản xạ -Tiếng vang
Hãy đọc phần II
Hãy cho biết vật có đặc điểm gì thì phản xạ âm tốt, đặc điểm gì thì phản xạ âm kém ?
II – Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém
- Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém)
- Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém
Hãy đọc và trả lời C4 :
Những vật phản xạ âm tốt là : . . .
Những vật phản xạ âm kém là : . . .
II – Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém
II – Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém
C4 :

Tường gạch
Nguồn âm
Tai
Âm phát ra truyền trực tiếp đến tai gọi là âm trực tiếp
Âm phản xạ trở về khi gặp mặt chắn
Trở về
III - Vận dụng
Hãy đọc và trả lời C5
C5 : Tường sần sùi và rèm nhung phản xạ âm kém có tác dụng giảm tiếng vang, giúp người nghe thưởng thức trung thực tiếng nhạc do nghệ sĩ phát ra.
III - Vận dụng
Hãy đọc và trả lời C6
C6 : Bàn tay giúp hứng được nhiều âm thanh ở phía muốn nghe và phản xạ vào lỗ tai, giúp người nghe rõ hơn.
III - Vận dụng
Hãy đọc C7
Hãy tính độ sâu của biển.
C7 : Độ sâu của biển là nửa quảng đường đi của siêu âm trong nước :
h = ½(1500m/s x 1s) = 750m
III - Vận dụng
Hãy đọc và trả lời C8
C8 : a) trồng cây xung quanh bệnh viện
b) Xác định độ sâu của biển
d) Làm tường phủ dạ, nhung.
Ghi nhớ
Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.
Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém, các vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém)
Có thể em chưa biết
Cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ âm phản xạ để tìm thức ăn. Đặc biệt là dơi còn có thể sử dụng phản xạ của siêu âm để tránh chướng ngại vật khi bay. Vì vậy có người nói rằng dơi “nhìn” được trong bóng tối.
Hướng dẫn về nhà
Học thuộc ghi nhớ
Làm lại các câu C1 – C8 trong SGK
Làm các bài tập 14.1 – 14.6 SBT
Xem trước bài 15. Chống ô nhiễm tiếng ồn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hải Bảo
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)