Bài 14. Ôn tập phần Tiếng Việt (Các phương châm hội thoại)

Chia sẻ bởi Vũ Mạnh Hung | Ngày 09/05/2019 | 127

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Ôn tập phần Tiếng Việt (Các phương châm hội thoại) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 73: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I. Các phương châm hội thoại :
Nối các ý cho phù hợp với các phương châm hội thoại
PHƯƠNG
CHÂM
HỘI
THOẠI
A. Nói ngắn gọn, rành mạch,
tránh cách nói mơ hồ.
B. Nội dung lời nói đúng yêu cầu
giao tiếp, không thiếu không thừa
C. Cần tế nhị và tôn trọng
người đối thoại.
D. Nói đúng vào đề tài giao tiếp,
tránh nói lạc đề.
E. Không nói điều mình không tin là
đúng hay không có bằng chứng
xác thực.
4. CÁCH
THỨC
5. LỊCH
SỰ
3. QUAN
HỆ
1. VỀ
LƯỢNG
2. VỀ
CHẤT
1. Lời nói của người bà trong đoạn trích sau không tuân thủ
phương châm hội thoại nào?
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
...
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”.
(Bếp lửa_Bằng Việt)
A. Phương châm về lượng
B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm lịch sự
2. Câu thành ngữ “Nói có đầu có đũa”
liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm cách thức
B. Phương châm về lượng
C. Phương châm về chất
D. Phương châm lịch sự
3. Tình huống giao tiếp sau
không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng
B. Phương châm cách thức
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm lịch sự
4. Để không vi phạm các phương châm hội thoại
cần phải làm gì?
B. Hiểu rõ nội dung
mình định nói
C. Biết im lặng khi cần thiết
D. Phối hợp nhiều cách nói
khác nhau
A. Nắm được các đặc điểm
của tình huống giao tiếp
Trong tình huống sau, phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
Trong giờ Vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải mê nhìn qua cửa sổ:
- Em hãy cho thầy biết “sóng” là gì?
Học sinh giật mình trả lời:
- Thưa thầy, “Sóng” là bài thơ
của Xuân Quỳnh ạ!
=> Vi phạm phương châm quan hệ
II – Xưng hô trong hội thoại:
1. Dòng nào có chứa từ ngữ không phải
là từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
A. ông, bà, bố, mẹ,
chú, bác, cô.
B. chúng tôi, chúng ta,
chúng em, chúng nó.
C. anh, chị, bạn,
con người, chúng sinh
D. thầy, em, cháu, tôi,
tín chủ, ngài, trẫm, khanh
2. Từ in đậm trong phần trích sau do ai xưng hô xưng hô với ai?
Giải thích cách xưng hô đó.
Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:
- Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
(Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
B. Chị Dậu gọi anh Dậu
theo vai con
C. Thằng Dần gọi anh Dậu
theo vai con
D. Bà lão hàng xóm gọi
anh Dậu theo vai con
A. Chị Dậu gọi anh Dậu
theo vai vợ
3. Phương châm xưng hô cơ bản trong Tiếng Việt là gì?
B. Xưng hô theo vai vế
C. Xưng hô thân mật, suồng sã
D. Xưng khiêm, hô tôn
A. Xưng hô lịch sự
4. Phương châm xưng hô “Xưng khiêm, hô tôn”
nghĩa là như thế nào?
A. Xưng khiêm nhường,
hô tôn kính
B. Xưng thân mật,
hô xã giao

C. Xưng tôn kính,
hô khiêm nhường
D. Hô suồng sã,
xưng tôn kính
5. Vì sao trong Tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói
phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?
B. Đại từ xưng hô phong phú
D. Không có từ ngữ xưng hô trung hòa,
C. Xưng khiêm nhường, hô tôn kính
A. Hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, tinh tế,
giàu sắc thái biểu cảm.
III – Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp:
1.Cách dẫn trực tiếp
2.Cách dẫn gián tiếp
b- Nhắc lại nguyên văn lời nói hay
ý nghĩ của người hoặc nhân vật.
d- Được đặt sau dấu hai chấm
và trong dấu ngoặc kép.
a-Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của
người hoặc nhân vật,
có điều chỉnh cho thích hợp.
c- Không đặt trong
dấu ngoặc kép.
1. Sắp xếp những ý sau phù hợp với nội dung của hai cách dẫn:
A. Bỏ dấu hai chấm
và dấu ngoặc kép
C. Thay đổi đại từ nhân xưng
cho phù hợp
D. Lược bỏ các từ chỉ tình thái;
thêm từ “rằng” hoặc
từ “là” trước lời dẫn
B. Nhất thiết phải chính xác
từng từ, từng ý
2. Cách chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp nào
không đúng?
A. Không khôi phục lại
nguyên văn lời dẫn
C. Thay đổi đại từ nhân xưng
cho phù hợp, thêm, bớt
các từ ngữ cần thiết
D. Sử dụng dấu hai chấm
và dấu ngoặc kép
B. Khôi phục lại nguyên văn
lời dẫn
3. Cách chuyển từ lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp nào
không đúng?
4. Hãy chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp. Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại.
Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:
- Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?
Thiếp nói:
- Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công ra đi chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
Có thể chuyển như sau:
Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào.
Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý:
Cho câu sau:
Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
(Làng – Kim Lân)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) có sử dụng câu trên làm
lời dẫn trực tiếp.
HDVN
Ôn tập phần Tiếng Việt đã học:
- Các phương châm hội thoại
- Xưng hô trong hội thoại
- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Sự phát triển của từ vựng
- Thuật ngữ
- Trau dồi vốn từ
Giờ sau kiểm tra 1 tiết.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Mạnh Hung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)