Bài 14. Ôn tập phần Tiếng Việt (Các phương châm hội thoại)

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Chúc | Ngày 08/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Ôn tập phần Tiếng Việt (Các phương châm hội thoại) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 73 - Bài 14 :
Ôn tập tiếng việt
Thầy giáo : nguyễn văn Trúc
Giáo viên trường THCS Đông Cao-Phổ Yên -TN
I. Các phương châm hội thoại.
Bài tập.
Bài tập nhóm: Các cách nói sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào?
Nhóm 1:
a, Chú ấy chụp ảnh cho em bằng máy ảnh.
b, Én là một loài chim có hai cánh.
Nhóm 2:
Nói ba hoa thiên tướng, có một thốt ra mười, nói con cà con kê.
Nhóm 3:
Huệ ơi đi học nào!
Năm phút nữa mẹ tớ mới về.
Nhóm 1: Vi phạm phương châm về lượng.
Nhóm 2: Vi phạm phương châm về chất và phương châm cách thức.
Nhóm 3: Vi phạm phương châm quan hệ.
? Trong giao tiếp thường ngày, những lời chào, lời hỏi thăm, lời chúc.... Được sử dụng nhằm đảm bảo phương châm nào?
- Phương châm lịch sự.
? Qua các bài tập trên em thấy có những phương châm hội thoại nào?
- Có 5 phương châm hội thoại: Phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
2. Các khái niệm.
? Hãy trình bày hiểu biết của em về các phương châm hội thoại trên?
1 .Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
2.Phương châm về chất: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
3. Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.


4. Phương châm cách thức: Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.
5. Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
? Em hãy kể một câu chuyện hoặc một tình huống mà trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ?
- Ví dụ: Cháy, Anh chàng tham ăn, Lợn cưới áo mới.....
II. Xưng hô trong hội thoại.
1. Bài tập.
? Em hãy kể những từ chỉ người nói, những từ chỉ người nghe, những từ chỉ người được nói tới trong tiếng Việt?
- Những từ người nói xưng: Tôi, tao, ta, tớ, mình, anh, ông, chị, bà, cô...
- Những từ gọi người nghe: Anh, em, chị, chú, bác, dì, ông, bà, mày......
- Những từ gọi người được nói đến: nó, hắn, lão, lão ta, bà ta, y, thj,...
? Trong tiếng Việt, các từ: anh, ông... đều được sử dụng để chỉ người nói, người nghe và người được nói đến. Hãy lấy ví dụ minh họa?
- Từ “ông” người nói tự xưng: Ví dụ: Cháu lại đây với ông.
- Từ “ông” gọi người nghe: Ví dụ: Chào ông, cháu về ạ!
- Từ “ông” gọi người được nói đến: Ví dụ: ông ấy lại đi vắng rồi.
? Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu như thế nào về phương châm đó? Lấy ví dụ chứng minh?
Xưng khiêm: Người nói tự xưng một cách khiêm nhường.
Hô tôn: Gọi người đối thoại một cách tôn kính. (Đây không phải chỉ là phương châm xưng hô riêng trong tiếng Việt mà còn là phương châm xưng hô trong ngôn ngữ phương Đông, nhất là trong tiếng Hán, tiếng Nhật và tiếng Triều Tiên.
Ví dụ: - Từ ngữ xưng hô thời trước:
+ Bệ hạ: Dùng để gọi vua, ý tôn kính.
+ Bần tăng: Nhà sư nghèo (xưng hô một cách khiêm tốn)
+ Bần sĩ: Kẻ sĩ nghèo..........
Xưng hô ngày nay: Quý ông, quý bà, quý cô, quý cậu...(dùng để gọi người đối thoại tỏ ý lịch sự, tôn kính)
Với những người bằng vai hoặc có khi ít tuổi hơn vẫn có thể gọi là anh, chị...(gọi thay con)
? Qua các bài tập trên em có nhận xét gì về hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt?
- Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt là rất phong phú.
? Các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có thể chia vào các nhóm như thế nào? Cách sử dụng?
Nhóm các từ xưng hô.
Từ ngữ cụ thể
Cách dùng
Đại từ xưng hô (đại từ nhân xưng)
- Tôi, tớ, mình chúng tôi, chúng tớ.....
- Ngôi 1(số ít và số nhiều)
- Cậu, bạn, các cậu, các bạn.....
- Ngôi 2 (số ít và số nhiều)
- Nó, hắn, bọn nó, bọn hắn, y, thị.....
- Ngôi 3 (số ít và số nhiều)
Dùng chỉ quan hệ họ hàng, chức vụ, nghề nghiệp
- Em, anh, chị, chú, bác, ông, bà......
- Vai quan hệ trên dưới.
2. Bài học.
- Thủ trưởng, giám đốc, cô giáo, bác sĩ, kĩ sư.....
- Dùng theo vai quan hệ nghề nghiệp.
Danh từ chỉ tên riêng của người.
- Mai, Lan, Hoa, Hùng, Na.....
- Dùng để gọi xưng tên.
Nhóm các từ xưng hô.
Từ ngữ cụ thể
Cách dùng.
Dùng chỉ quan hệ họ hàng.....
? Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?
- Vì, trong tiếng Việt, để xưng hô, có thể không chỉ dùng các đại từ xưng hô, mà còn có thể dùng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng...Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp (thân mật hay xã giao) và mối quan hệ giữa người nói với người nghe (thân hay sơ, khinh hay trọng)...Hầu như không có từ ngữ xưng hô trung hòa. Vì thế, nếu không chú ý để lựa chọn được từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn, thậm chí trong nhiều trường hợp, giao tiếp không tiến triển được.
III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
1. Bài tập.
Đọc đoạn trích sau:
Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:
- Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?
Thiếp nói:
Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí).
? Nội dung của đoạn trích trên là gì?
- Cuộc trò chuyện giữa vua Quang Trung và Nguyễn Thiếp về kế đánh giặc.
? Đoạn trích trên sử dụng cách dẫn nào?
- Cách dẫn trực tiếp.
? Căn cứ vào đâu giúp em khẳng định được điều đó?
- Sau dấu hai chấm có sử dụng dấu gạch đầu dòng đánh dấu các lượt thoại.
? Ngoài dấu gạch đầu dòng, khi dẫn trực tiếp người ta còn sử dụng dấu hiệu nào?
- Dấu ngoặc kép.
? Hãy chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích trên thành lời dẫn gián tiếp?
Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng thua như thế nào.
Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, khônh hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
? Tìm những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại?









Trong lời đối thoại. Trong lời dẫn gián tiếp
Từ xưng hô: Tôi (ngôi 1). Nhà vua (ngôi 3)
Chúa công (ngôi 2). Vua Quang Trung (ngôi 3).
Từ chỉ địa điểm: đây. (tỉnh lược).
Từ chỉ thời gian: bây giờ bấy giờ.
? Qua bài tập em hãy nhắc lại thế nào là cách dẫn trực tiếp? Thế nào là cách dẫn gián tiếp? Phân biệt cách dẫn trực tiếp với cách dẫn gián tiếp?
Cách dẫn trực tiếp.
Cách dẫn gián tiếp.
- Nhắc lại nguyên vẹn lời của người khác (đúng ý và nguyên văn lời).
- Nhắc lại lời hay ý của người khác không cần nguyên vẹn mà có sự điều chỉnh hợp lý (đúng ý chính).
- Để sau dấu hai chấm và trong ngoặc kép.
- Không dùng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép (có thể thêm từ: là hoặc rằng).
? Điểm giống nhau giữa hai cách dẫn này là gì?
- Cùng là cách dẫn lời của người khác (hoặc ý của người khác thông qua lời).
IV. Luyện tập.
Bài tập: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 câu), trong đó có sử dụng các phương châm hội thoại, tự ngữ xưng hô, các cách dẫn.....
Tiết 73-Bài 14: Ôn tập tiếng Việt.
Các phương châm hội thoại.
Bài tập.
Các khái niệm.
Xưng hô trong hội thoại.
1. Bài tập.
2. Các khái niệm.
III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
1. Bài tập.
2. Các khái niệm.
IV. Luyện tập.
* Củng cố, dặn dò.
- Ôn tập kiến thức đã học trong học kì I.
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Chúc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)