Bài 14. Ôn tập phần Tiếng Việt (Các phương châm hội thoại)

Chia sẻ bởi Nguyễn Khả Đống | Ngày 08/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Ôn tập phần Tiếng Việt (Các phương châm hội thoại) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

-----???-----
Giáo viên:Nguyễn Khả Đống
Đã về dự giờ học
ngữ văn lớp 9a
Trường THCS Đại Mạch
Tiết 73:
Ôn tập Tiếng Việt
Các phương châm hội thoại

1. Nội dung các phương châm hội thoại

Bài tập: Em hãy ghép các mục trong hai cột A và B dưới đây, sao cho thích hợp:
2. Một số chú ý khi sử dụng các phương châm hội thoại:
Một học sinh xin phép thầy giáo:
- Thưa thầy, mai cho em nghỉ lao động ạ!
- Vì sao?
- Thưa thầy, mai em bị đau đầu ạ!
Bài tập1: Em cho biết trong các tình huống sau phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?Vì sao có thể kết luận như vậy?
Không tuân thủ phương châm về chất. Vì bạn học sinh đã nói một điều không xác thực.
b. Người con đang học môn địa lí, hỏi bố:
- Bố ơi! Ngọn núi nào cao nhất thế giới hả bố?
Người bố đang mải đọc báo, trả lời:
- Núi nào mà không nhìn thấy ngọn, tức là núi cao nhất.
(Truyện cười dân gian Việt Nam).
Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm quan hệ vì ở đây người con hỏi ý là: Tên của ngọn núi nào cao nhất thế giới? chứ không hỏi: như thế nào là ngọn núi cao nhất?
c.
..."Hỏi tên, rằng: "Mã Giám Sinh"
Hỏi quê, rằng:"huyện Lâm Thanh cũng gần"..."

(Trích Truyện Kiều -Nguyễn Du)

Câu trả lời của Mã Giám Sinh không tuân thủ phương châm lịch sự vì cách trả lời cục cằn, thô lỗ.
d. Một cậu bé năm tuổi chơi quả bóng nhựa trong phòng đọc sách của bố. Quả bóng văng vào ngăn dưới của một kệ sách. Cậu bé tìm mãi không ra, bèn hỏi bố. Ông bố đáp:
- Quả bóng nằm ngay dưới cuốn "Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao " kia kìa.
Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm cách thức, vì nó quá mơ hồ đối với đứa con năm tuổi.
Câu nói trên không tuân thủ phương châm về lượng vì những thông tin thừa.
e.
Bạn ấy đá bóng bằng chân.
Qua các tình huống trong bài tập trên, em có nhận xét gì khi tham tham gia giao tiếp?
Bài tập 2 Trong các tình huống sau, người nói đã không được tuân thủ. phương châm hội thoại nào? Việc không tuân thủ ấy nbằm mục đích gì?
a. Nam: - Cậu có biết gia đình bạn Hải ở đâu không?
Bắc: - Nghe nói ở gần lối rẽ vào nhà văn hóa quận.
Vì không có bằng chứng xác thực, Bắc không nêu đủ cái điều mà Nam cần biết (chỗ ở cụ thể của gia đình Hải). Tức là không tuân thủ phương châm về lượng mà chỉ trả lời một cách chung chung để cố gắng tuân thủ phương châm về chất: Nghe nói ở gần lối rẽ vào nhà văn hóa quận.
(...) Vua sai lính điệu em bé vào, phán hỏi:
- Thằng bé kia, mày có việc gì sao lại đến đây mà khóc
- Tâu đức vua- em bé vờ vĩnh đáp- mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho con có bạn, nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.
Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:
- Mày muốn có em thì mày phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được!
(Trích Em bé thông minh- truyện cổ tích Việt Nam)

Nếu tách lời của em bé ra khỏi câu chuyện thì em bé không tuân thủ phương châm về chất. Song trong câu chuyện, em bé vẫn tuân theo phương châm hội thoại. Vì em muốn lấy lý luận sự phi lí của người khác để thực hiện mục đích trong lời nói của mình.
Như vậy qua bài tập trên, em có nhận xét gì về việc không tuân thủ phương châm hội thoại?
Bài tập 3: Em hãy cho biết nhân vật chàng rể trong câu chuyện sau đã thăm hỏi không đúng lúc gây ra hậu quả gì?
Anh chàng nọ ở nhà vợ tại một vùng quê, được người nhà dặn là phải luôn chào hỏi mọi người xung quanh.
Một hôm , anh ta ra đường và thấy một người đang đốn cành trên một cây cao, liền ra dấu gọi. Người kia dừng việc, lật đật trèo xuống, hỏi:
- Có chuyện gì thế?
- Có gì đâu! Bác làm việc vất vả lắm phải không?
(Theo truyện cười dân gian Việt Nam)
Lời hỏi thăm của chàng rể là rất tốt, nhưng do không đúng lúc cho nên đã gây phiền hà cho người đốn cành cây.
Qua bài tập trên em rút ra chú ý gì khi vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp?
II. Ôn tập về xưng hô trong hội thoại
1. Bài tập 1 Từ ngữ xưng hô và cách dùng:
a. Từ ngữ xưng hô:
Em hãy điền và chỗ trống một số từ ngữ dùng để xưng hô trong Tiếng Việt?
* Đại từ:
Tôi, tao, ta...
Mày, mi...
Nó, hắn, họ...
chúng tôi, chúng ta, chúng tao, ...
chúng mày
bọn mi ...
chúng nó,
bọn hắn ...
* Danh từ:
Danh từ chỉ chức vụ:


-Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc:

Anh, chị em, cô ,dì, chú , bác ...
thủ trưởng, sếp, trưởng phòng, thủ kho, kế toán...
Em có nhận xét gì về từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt?
b. Cách dùng từ ngữ xưng hô trong hội thoại:
Em hãy chỉ ra sự thay đổi về từ ngữ xưng hô của Dế Choắt với Dế Mèn trong hai đoạn văn sau? Vì sao có sự thay đổi xưng hô đó?
Đoạn1: ... " Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang..."
Đoạn 2: ... " Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:
- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có có mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy... "
Sự xưng hô khác nhau giữa hai đoạn văn:
Đoạn 1:
Gọi anh xưng em
Đoạn 2:
Gọi anh xưng tôi
Có sự thay đôi đó là vì:
Có sự thay đổi về hoàn cảnh.
Qua bài tập trên em có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt?
Em có thể lấy ví dụ về một số từ ngữ xưng hô trong hội thoại trong một số hoàn cảnh khác nhau?
Vd1: Mẹ là cô giáo dạy con, ở lớp con gọi là cô xưng em (con). Ngoài đời gọi mẹ - xưng con.
Vd2: Người bạn mới quen có thể xưng hô tôi (mình) với bạn. Khi đã quen xưng tớ -cậu. hoặc
- Suồng sã: Tao,mày..
- Thân mật: anh, chị,em..
- Trang trọng: Quý ông, quý bà...
Bài 2: Cho đoạn văn sau:
" - Chúng ta vừa qua Sapa, bác không nhận ra ư? - Người lái xe bỗng nhiên lại hỏi.
- Có. Tôi có nhận ra. Sapa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng hai bên đường.Chỗ ấy là Tả Phình phải không bác? - Nhà hoạ sĩ trả lời.
- Vâng. Bác không thích dừng lại Sapa ạ?
- Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôi cũng về ở hẳn đấy. Tôi đã định thế. Nhưng bây giờ chưa phải lúc...".
(Lặng lẽ Sapa - Nguyễn Thành Long)
Có hai bạn học sinh tranh luận
A: Cho rằng đoạn văn trên các nhân vật xưng hô với nhau tuân thủ theo phương châm "xưng khiêm hô tôn".
B: Có ý kiến ngược lại.
Em đồng ý với ý kiến nào?Vì sao?
Có tuân thủ phương châm "xưng khiêm hô tôn " vì các nhân vật gọi nhau rất tôn trọng: Gọi bác(anh) xưng tôi
Theo em hiểu, trong Tiếng Việt xưng hô theo phương châm "xưng khiêm hô tôn" là như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ?
- Trong Tiếng Việt xưng hô theo phương châm "xưng khiêm hô tôn" là khi xưng hô người nói tự xưng mình một câu khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính.
- Khi giao tiếp, người ở vai dưới phải kính trọng người vai trên. Người ở vai trên phải biết tôn trọng người vai dưới.
VD1: Thời phong kiến "bệ hạ" dùng để gọi vua nói với vua tỏ ý tôn kính.
VD2: Ngày nay thường dùng: Quý ông (bà), quý khách... để gọi người đối thoại với ý tôn kính lịch sự.
Bài tập 3: Thảo luận
Vì sao trong Tiếng Việt khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến lựa chọn từ ngữ xưng hô?
Vì từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt không có tính chất trung hoà. Mỗi phương tiện xưng hô trong Tiếng Việt đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp: thân mật hay xã giao, mối quan hệ giữa người nghe và người nói thân hay sơ, khinh hay trọng...
III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Bài tập 1: Hãy cho biết câu văn sau thuộc cách dẫn nào?
Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng nói: "chỗ này là chỗ con ta ở được đây".
(Mẹ hiền dạy con)
a-Cách dẫn trực tiếp
b-Cách dẫn gián tiếp
Em hãy chuyển câu văn trên thành câu dẫn gián tiếp?
"Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng nói rằng, chỗ này là chỗ con bà ở được."
Em hãy phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
Là kiểu dẫn nguyên văn, từ ngữ câu hoặc đoạn văn của người khác được dẫn nguyên vẹn không thêm bớt.
Khi dẫn cần đặt phần được dẫn trong ngoặc kép sử dụng dấu hai chấm (:) để ngăn cách với phần được dẫn.
Là kiểu dẫn nhắc lại lời hay ý của người hoặc nhân vật theo kiểu thuật lại không dẫn nguyên văn.
Khi dẫn cần thay đổi một số từ ngữ như từ chỉ xưng hô, thời gian, địa điểm... Đây là cách "biên tập lại" lời hay ý của người khác không đặt trong ngoặc kép không dùng dấu hai chấm(:)
Bài tập 3: Cho đoạn văn
Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh , cả thuỷ lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:
- Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?
Thiếp nói:
- Bây giờ nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công ra đi chuyến này không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
Em hãy chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp?
Có thể chuyển như sau:
Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào.
Nguyễn Thiếp trả lời rằng bây giờ nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
Em hãy chỉ ra những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại trực tiếp ?
Có thể chuyển như sau:
Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào.
Nguyễn Thiếp trả lời rằng bây giờ nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
Tôi (ngôi thứ nhất)
Chúa Công (ngôi thứ 2)
Nhà vua (ngôi thứ 3)
Vua Quang Trung (ngôi thứ 3)
Đấy
(Tỉnh lược)
Bây giờ
Bấy giờ
Kiến thức cần ghi nhớ:
Các phương châm hội thoại
1. Nội dung các phương châm hội thoại : 5 phương châm.
2. Một số chú ý khi sử dụng phương châm hội thoại: 3 chú ý.
II. Xưng hô trong hội thoại
1. Từ ngữ xưng hô: Đại từ, danh từ; chú ý cách dùng.
2. Chú ý "xưng khiêm, hô tôn" trong hội thoại.
3. Lựa chọn và sử dụng từ ngữ xưng hô thích hợp.
III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
1. Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
2. Cách chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp.

Bài tập về nhà:
Ôn tập toàn bộ kiến thức Tiếng Việt đã học từ đầu học kỳI - chuẩn bị giấy bút để tiết sau kiểm tra 1 tiết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Khả Đống
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)