Bài 14. Ôn tập phần Tiếng Việt (Các phương châm hội thoại)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thủy | Ngày 08/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Ôn tập phần Tiếng Việt (Các phương châm hội thoại) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Trường Thcs quảng đông
Nhiệt liệt chào mừng
quý thầy cô
Giáo viên: Nguyễn Thị Thuỷ

Bài tập nhóm: Các cách nói sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào?
Nhóm 1:
a, Nãi b¨m nãi bæ b, Cô ấy làm nghề giáo viên dạy học.
Nhóm 2:
a, Có một thốt ra mười, b, nói con cà con kê.
Nhóm 3:
a, Đánh trống lảng b, Ăn ốc nói mò
Nhóm 3: Vi phạm phương châm quan hệ; b: Vi phạm phương châm về chất
Nhóm 1: a: Vi phạm phương châm lịch sự ; b: phương châm về lượng.
Nhóm 2: a: Vi phạm phương châm về chất ; b, phương châm cách thức.
Các phương châm hội thoại
Phương châm
về lượng
Phương châm
về chất
Phương châm
quan hệ
Phương châm
cách thức
Phương châm
lịch sự
3. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung;
nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu
của giao tiếp, không thiếu, không thừa.
2. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không
tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
1. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp,
tránh nói lạc đề.
6. Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch;
tránh cách nói mơ hồ.
5. Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
4. Khi giao tiếp, chỉ cần nói những điều mà mình nghe
đồn, không cần bằng chứng xác thực
A. Trong lễ vấn danh , Mã Giám Sinh có giới thiệu về mình:
“Hỏi tên rằng :”Mã Giám Sinh”
Hỏi quê rằng :”Huyện Lâm Thanh cũng gần.””
Mã Giám Sinh đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Nguyên nhân do đâu?
Không tuân thủ phương châm lịch sự do thiếu văn hoá giao tiếp
B. Trong phần đầu đoạn trích “Chiếc lược ngà”, bé Thu phải gọi ông Sáu nhưng lại nói trổng? Em vi phạm phương châm hội thoại nào? Tại sao bé Thu lại nói trổng như vậy?
C. Nam: - Cậu có biết gia đình bạn Hải ở đâu không?
Bắc: - Nghe nói ở du?ng di xu?ng c?ng Hòn La
Vì không có bằng chứng xác thực, Bắc không nêu đủ cái điều mà Nam cần biết (chỗ ở cụ thể của gia đình Hải). Tức là không tuân thủ phương châm về lượng mà chỉ trả lời một cách chung chung để cố gắng tuân thủ phương châm về chất: Nghe nói ở đường đi xuống cảng Hòn La.
Thu không tuân thủ phương châm lịch sự: nói trống không với người lớn tuổi. Em cố tình như vậyđể ưu tiên cho một yêu cầu khác quan trọng với em hơn.Vì em chỉ gọi “ba” chỉ khi em biết chắc chắn đó là cha của mình
Một cậu bé năm tuổi chơi quả bóng nhựa trong phòng đọc sách của bố. Quả bóng văng vào ngăn dưới của một kệ sách. Cậu bé tìm mãi không ra, bèn hỏi bố. Ông bố đáp:
- Quả bóng nằm ngay dưới cuốn "Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao "
kia kìa.
Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm cách thức, vì nó quá mơ hồ đối với đứa con năm tuổi.

Bài tập về nhà:
- Các từ chỉ quan hệ gia đình: ông,. . .
- Các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ: thủ trưởng,. .
- Các từ chỉ quan hệ xã hội: bạn,. . .
- Xưng hô bằng tên riêng: Thu, Lan,. . .

Tuỳ theo tình huống và đối tượng để xưng hô cho phù hợp:
Suồng sã: mày, tao…
Thân mật: anh, chị, em, bạn, mình…
Trang trọng: quí ông, quí bà, các ngài…
“Xưng khiêm, hô tôn”
Đảm bảo phương châm lịch sự
“Xưng khiêm hô tôn” trong Tiếng Việt xưa và nay
Hạ thần
Bần sĩ
Bần tăng
Thảo dân

Bệ hạ
Tướng quân
Ngài

Em
Con
Cháu

Ngài
Bác
Quý ông
Quý anh

Quý bà
Sự lựa chọn từ ngữ xưng hô
Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?
Vì mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp(thân mật hay xả giao) và mối quan hệ giữa người nói với người nghe(thân hay sơ, khinh hay trọng…)
Lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ đạt được kết quả giao tiếp.
Câu văn nào sau đây sử dụng lời dẫn trực tiếp? Câu nào sử dụng lời dẫn gián tiếp?
A. Họa sĩ nghĩ thầm :”Chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.”
B. Trong thâm tâm ông họa sĩ nghĩ rằng anh ta chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn …
Lời dẫn trực tiếp
Nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc của nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép (“…”).
Lời dẫn gián tiếp
Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc của nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp;lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
Vua Quang Trung tự mình đốc thúc đại binh, cả thuỷ lẫn bộ cùng ra đi.Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:
- Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ đượchay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?
Thiếp nói:
- Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không biết thế nên đánh hay giữ ra sao. Chúa công ra đi chuyến này, không qúa mười ngày,
quân Thanh sẽ bị dẹp tan. (Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí)

Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào ?
Nguyễn Thiếp trả lời rằng
bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quan ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh hay giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
Chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp:
Tôi (ngôi thứ nhất)
Chúa công (ngôi thứ hai)
đây
bây giờ
Nhà vua (ngôi thứba)
Vua Quang Trung (ngôi thứ ba)
(tỉnh lược)
bấy giờ
Sự thay đổi về từ ngữ:
tôi
nhà vua
Chúa công
vua Quang Trung
đây
Bây giờ
bấy giờ
Hướng dẫn về nhà:
1. Nắm kĩ các khái niệm và cách vận dụng về :
2. Chuẩn bị: Kiểm tra phần tiếng Việt.
Nắm các kiến thức đã được ôn ở các tiết Tổng kết từ vựng
a)Các phương châm hội thoại.
b)Xưng hô trong hội thoại..
c)Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
Xin chân thành cảm ơn!
Các thầy cô giáo

các em học sinh!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)