Bài 14. Ôn tập phần Tiếng Việt (Các phương châm hội thoại)

Chia sẻ bởi Trịnh Ngọc Qúy | Ngày 08/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Ôn tập phần Tiếng Việt (Các phương châm hội thoại) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Ngữ văn 9 _ Tiết73

Ôn tập tiếng việt

I/ Các phương châm hội thoại

1-Phương châm về lượng 2-Phương châm về chất
3-Phương châm quan hệ
4-Phương châm cách thức
5-Phương châm lịch sự

A- Phương châm về lượng
VD Truyện "nói có đầu có đuôi"
Một lão chủ dặn tên đầy tớ.
-Mày ăn nói cộc lốc,người ta cười cho đấy:
-Từ nay hễ nói gì thì phải nói có đầu có đuôi,nghe chưa ?
-Một hôm,lão đang ngồi hút thuốc.Tên đầy tớ chắp tay thưa:
-Bẩm ông, con tằm nó ăn lá dâu...
-Thì sao?
- Bẩm, con tằm nó ăn lá dâu rồi nó nhả tơ.người ta đem tơ đi bán, Người Trung Quốc mua tơ về kéo sợi,dệt thành the.Ông mua the về may áo.Hôm nay ông mặc áo mới...
-Rồi sao nữa?
-Con xin nói ngay đây ạ: Tàn thuốc rơi vào áo ông. áo ông đang chaý đấy ạ!
Lão chủ giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy một miếng to rồi.


Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa không thiếu.

B-Phương châm cách thức
=> Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.
VD Tình huống trong một đơn xin nghỉ học của một học sinh
Kính gửi cô giáo chủ nhiệm cũng là cô giáo dạy môn ngữ văn của lớp!
Tên em là: Lê Hồng Sơn
Dạ thưa cô, ngày hôm qua khi em đang chơi đá bóng với các bạn thì trời nắng chang chang, mồ hôi của em rơi lã chã.Em thấy mệt và nóng bức vô cùng.Thế mà không ngờ trời đổ mưa, mưa xối xả nhưng chúng em vẫn chơi rất hăng.
Vâng thưa cô!Kết quả là hôm nay em bị sốt cao.Em viết đơn này mong cô cho em nghỉ buổi học hôm nay.Em hứa khi nào khỏi em sẽ đi học và chép bài đầyđủ cô ạ!
Học trò luôn yêu quí cô!
Lê Hồng Sơn
C- Phương châm về chất
VD Truyện "Khổng Tử cũng tắc"
Một lần du hành,Khổng Tử thấy hai đứa bé đang cãi nhau.Chúngnhờ ông phân xử đúng sai.
Em bé thứ nhất nói:Lúc mặt trời mới mọc thì to.Đến trưa thì lại nhỏ.Mà một vật càng ở gần trông càng to,càng ở xa trông càngbé.Thế chẳng phải khi mới mọc mặt trờỉ ở gần ta hơn là gì?
Em bé thứ hai cãi: Lúc mới mọc,mặt trời mát mẻ.Lúc trưa oi nóng. Lưả càng gần càng nóng,càng xa càng mát.Thế chẳng phải khi mới mọc mặt trờỉơ xa ta hơn là gì?
Khổng Tử không biết phân xử sao

Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
.

D-Phương châm quan hệ
VD- Tình huống:
Trong giờ vật lý, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ:
-Em cho thầy biết sóng là gì?
Học sinh: Dạ thưa thầy, "Sóng" là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!
=>Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp , tránh nói lạc đề.


Chú ý: Muốn biết một câu nói có tuân thủ phương châm quan hệ hay không cần biết thực sự người nói muốn đạt mục đích gì qua câu nói đó
Ví dụ: Cô gái: Anh ơi! Quả khế chín rồi kìa.
Chàng trai: Cành cây cao lắm.
Xét nghĩa tường minh thì dường như câu đáp của chàng trai không tuân thủ phương châm quan hệ. nhưng thực tế đó là những tình huống giao tiếp bình thường. Người nghe vẫn hiểu và đáp lại theo hàm ý( qua suy luận). Chàng trai hiểu ý cô gái là: Anh hãy hái xuống cho em. Nên chàng đã đáp lại như trên
E- Phương châm lịch sự:
=> Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác
Ví dụ: Câu chuyện " tham ăn"
Có anh chàng phàm ăn tục uống hễ cứ ngồi vào mâm là gắp lấy gắp để, chẳng ngẩng mặt nhìn ai. Một lần đi ăn cỗ, có ông khách thấy anh ta ăn uống lỗ mãng quá bèn lân la gợi chuyện.
- Chẳng hay ông người ở đâu ta?
Anh chàng đáp:
- Đây.
Rồi cắm cúi ăn.
- Thế ông được mấy cô, mấy cậu rồi?
- Mỗi.
Rồi lại gắp lia lịa. ông khách lại hỏi:
- Các cụ thân sinh ông chắc còn cả chứ?
Anh chàng vẫn không ngẩng đầu lên, bảo:
-Tiệt
Không nói điều mình không tin là đúng,không nói thiếu bằng chứng
Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ, dông dài.
Đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp, không thiếu không thừa.
Cần tế nhị và tôn trọng người đối thoại
Nói đúng vào đề tài giao tiếp.
Phương
châm
hội
thoại
về lượng
về chất
cách thức
lịch sự
quan hệ
* Vai trò,ý nghĩa của các phươngchâm hội thoại.
-Giúp việc giao tiếp thuận lợi,rõ ràng,đạt mục đích đề ra.
-Đảm bảo mối quan hệ giữa cá nhân và cá nhân trong quá trình giao tiếp.
* Phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp
Sử dụng phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp.(Nói với ai?Nói khi nào?Nói ở đâu?Nói để làm gì?)
* Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
-Người nói vô ý,vụng về,thiếu văn hoá giao tiếp;

- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;
- Người nói muốn gây một sự chú ý,để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.


II- Luyện tập
Bài tập 1: Xác định những phương châm hội thoại bị vi phạm trong những trường hợp sau.
a-Cô giáo nhìn em bằng đôi mắt
b-Tôi nhìn thấy một con lợn to bằng con trâu.
c- Bị dị tật ở tay từ nhỏ, bạn tôi phải tập viết bằng chân.
d- Bạn ấy đá bóng bằng chân
e- Ăn nhiều rau xanh sẽ mắc bệnh tim mạch.
Trường hợp a, d vi phạm phương châm về lượng
Trường hợp b-e vi phạm phương châm về chất
Bài tập2 : Phương châm hội thoại nào bị vi phạm trong mẩu chuyện sau
Khoảng 10 giờ tối, bác sĩ nhận được điện thoại của một khách quen ở vùng quê.
Ông khách nói, giọng hốt hoảng:
- Thưa bác sĩ, thằng bé nhà tôi nuốt cây bút bi của tôi rồi.Bây giờ biết làm thế nào ? Xin bác sĩ đến ngay cho.
-Tôi lên đường ngay.Nhưng trời đang mưa to, đường vào làng ông lại lầy lội, phải một tiếng rưỡi nữa tôi mới đến nơi được.
-Thế trong khi chờ bác sĩ, tôi biết làm thế nào?
-Ông chịu khó dùng tạm bút chì vậy.
Câu trả lời của bác sĩ không không đúng yêu cầu cần trả lời của câu hỏi, vi phạm phương châm quan hệ.

Bài tập3 : Câu thành ngữ: "Nói dai, nói dài, nói dại" nhằm châm biếm những kẻ đã vi phạm nhữngphương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
A- phương châm về lượng.
B- Phương châm về chất.
C- Phương châm quan hệ
D- Phương châm về lượng và phương châm về chất
Bài tập 4: Thảo luận
Tình huống: Nam và Lâm đang xem tường thuật trận đấu bóng đágiữa hai đội Manschester và ACMilan. Lâm rất hâm mộ đội bóng Manscheter nhưng trong trận đấu đó đội đang bị thua. Đang xem, bỗng Nam hỏi:
-Đội Manschester thua mấy quả rồi?
Lâm trả lời
Các cầu thủ hôm nay mặc quần áo đẹp nhỉ.
Câu hỏi
Có sự vi phạm phương châm hội thoại không? Nếu có, em có nhận xét gì về sự vi phạm đó?
Bài tập 5 Hãy tìm trong thơ ca những câu ca dao,tục ngữ, thành ngữ có nội dung nhắc nhở chúng ta về những yêu cầu trong giao tiếp.
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
-Biết lắng nghe hơn khoe tài giỏi
-Lúng ba lúng búng như ngậm hạt thị.
-Dây cà ra dây muống.
-ăn ốc nói mò.
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
......
1. Đọc lại truyện Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) và cho biết những câu nói sau là lời của ai, nói với ai, trong hoàn cảnh nào ?
- Vô ăn cơm!
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Bài tập về nhà
Vận dụng những kiến thức về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, hãy cho biết qua những lời nói ấy em hiểu gì về tình cảm, tính cách của nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.
2. Ôn tập kĩ các kiến thức đã học.
`
Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Ngọc Qúy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)