Bài 14. Người kể chuyện trong văn bản tự sự
Chia sẻ bởi Tăng Anh Tuấn |
Ngày 08/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Người kể chuyện trong văn bản tự sự thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
KÍNH CHÀO QUÍ THẦY CÔ
CHÀO TẤT CẢ CÁC EM
Trường THCS Mỹ Phước Tây
Giáo viên:Võ Văn Bảy
Tuần 14
Tiết 70
TẬP LÀM VĂN
Giáo viên:Võ Văn Bảy
I. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ:
1.Ví dụ : đoạn trích sách giáo khoa
Câu hỏi: Chuyện kể về ai? Về việc gì?
a)Chuyện kể về cuộc chia tay của ba người: nhà hoạ sĩ già, cô kĩ sư , anh thanh niên.
Câu hỏi:Ai là người kể câu chuyện trên?
b)Người kể giấu mặt( vô nhân xưng) không xuất hiện trong câu chuyện, vì thế cả ba nhân vật trong đoạn đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan:"anh thanh niên vừa vào kêu lên", " cô kĩ sư mặt đỏ bừng", "người hoạ sĩ già quay lại."
c)Nếu người kể là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi, xưng " tôi" hoặc xưng tên của một trong số họ.
Câu hỏi:Những câu: " giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ", "những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa hay nhìn ta như vậy". mang ý nghĩa gì?
d)Câu " giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ", "những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa hay nhìn ta như vậy". là nhận xét của người kể về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.
e)Người kể đã "hoá thân" vào nhân vật để gợi ra đúng tâm trạng của tất cả mọi người trong tình huống đó.
Người kể
Nhân vật 1
Nhân vật 2
Nhân vật 3
Hoá thân
Sơ đồ 1:
Tìm hiểu người kể chuyện trong đoạn trích Lão Hãc của Nam Cao:
"À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão. Nó đi cao su năm sáu năm rồi. Hồi tôi mới về, nó đã hết hạn một công ta. Lão Hạc đem thư của nó sang, mượn tôi xem. Nhưng nó xin đăng thêm một hạn nữa. Lão vội cắt nghĩa cho tôi hiểu tại sao lão đang nói chuyện con chó, lại nhảy vọt sang chuyện thằng con như vậy:
- Con chó là của cháu nó mua đấy chứ ! .Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt."
2. Ví dụ :
Câu hỏi:Em hãy cho biết người kể trong đoạn trích này là ai? Xưng là gì? Thuộc ngôi thứ mấy?
-Người kể ở đây chính là ông giáo.
- Xưng là " tôi"
-Ngôi nhân xưng thứ nhất.
Câu hỏi:Cách tạo ngôi kể như thế có dụng ý gì ở tác giả?
Người kể khi ở ngôi nhân xưng thứ nhất tất nhiên sẽ muốn nói, bộc bạch những điều cần nói về nỗi khổ tâm của lão Hạc cho người ở ngôi thứ hai (người đọc) nghe cùng thấu hiểu.
Dụng ý cho người nghe tin cậy đây là nguồn tin chính xác.
Sơ đồ 2:
Người kể
(Ông Giáo)
Lão Hạc
con trai - cậu vàng
Ngôi thứ 1
Tìm hiểu người kể chuyện trong đoạn trích sau:
"Ừ thì Phan Bội Châu nhìn Va-ren. Nhưng, lạ chưa! Những lời nói của Va-ren hình như lọt vào tai Phan Bội Châu chẳng khác gì "nước đổ lá khoai" và cái im lặng dửng dưng của Phan Bội Châu suốt buổi gặp gỡ hình như làm cho Va-ren sửng sốt cả người."
3. Ví dụ :
Câu hỏi:Em hãy cho biết người kể trong đoạn trích này là ai? Xưng là gì? Thuộc ngôi thứ mấy? Nội dung đoạn trích nói lên điều gì?
-Người kể: Nguyễn Ai Quốc.
Không nhân xưng.
Tác giả có cái nhìn bao quát về cuộc giao tiếp giữa hai nhân vật.
Người kể
Không nhân xưng
Phan Bội Châu Va-ren
Sơ đồ 3:
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: a)
Câu hỏi: Người kể là ai? Kể về điều gì?
- Người kể trong đoạn văn là nhân vật xưng tôi, chính là Nguyên Hồng.
Câu hỏi: Ngôi kể này có ưu, hạn chế gì?
- Ưu điểm: Miêu tả được những diễn biến tâm lí sâu sắc, phức tạp; những tình cảm tinh tế phức tạp của nhân vật "tôi".
- Hạn chế: không miêu tả được diễn biến nội tâm của nhân vật "người mẹ", tính khái quát không cao, lời văn trần thuật dễ nhàm chán, đơn điệu.
Sơ đồ 4:
Người kể
Nhaân vaät Hoàng
Taùc giaû
(Nguyeân Hoàng)
- Nhân vật anh thanh niên :
+ Cảm xúc khi thấy thời gian hết: có tâm trạng buồn, tê tái.
+Không biết được hành động của cô gái.
Bài tập 2: b)
Mỗi nhân vật sẽ bày tỏ được những suy nghĩ, cảm xúc tình cảm gì khi đóng vai là người kể chuyện?
-Nhân vật cô gái:
+Tâm trạng khi thấy anh thông báo thời gian đã hết.
+Lời muốn nói (suy nghĩ của cô) khi nắm tay anh.
Nhân vật ông hoạ sĩ:
+Tình cảm suy nghĩ như thế nào để quyết định muốn quay lại
+Không nhìn cảnh bọn trẻ chia tay.
Người kể là người đứng ra kể câu chuyện có thể xuất hiện với nhiều hình thức khác nhau với những ngôi kể khác nhau:
-Ngôi thứ nhất.
-Ngôi thứ ba(nhập vai vào nhân vật)
-Không nhân xưng.
Không nên đánh đồng người kể chuyện với tác giả, ngay cả khi người kể chuyện xưng tôi.
Củng cố
DẶN DÒ
Học kĩ thao tác nhận diện người kể chuyện, ngôi kể, vai trò của nó.
Đọc soạn bài mới "chiếc Lược Ngà".
CHÀO TẤT CẢ CÁC EM
Trường THCS Mỹ Phước Tây
Giáo viên:Võ Văn Bảy
Tuần 14
Tiết 70
TẬP LÀM VĂN
Giáo viên:Võ Văn Bảy
I. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ:
1.Ví dụ : đoạn trích sách giáo khoa
Câu hỏi: Chuyện kể về ai? Về việc gì?
a)Chuyện kể về cuộc chia tay của ba người: nhà hoạ sĩ già, cô kĩ sư , anh thanh niên.
Câu hỏi:Ai là người kể câu chuyện trên?
b)Người kể giấu mặt( vô nhân xưng) không xuất hiện trong câu chuyện, vì thế cả ba nhân vật trong đoạn đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan:"anh thanh niên vừa vào kêu lên", " cô kĩ sư mặt đỏ bừng", "người hoạ sĩ già quay lại."
c)Nếu người kể là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi, xưng " tôi" hoặc xưng tên của một trong số họ.
Câu hỏi:Những câu: " giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ", "những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa hay nhìn ta như vậy". mang ý nghĩa gì?
d)Câu " giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ", "những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa hay nhìn ta như vậy". là nhận xét của người kể về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.
e)Người kể đã "hoá thân" vào nhân vật để gợi ra đúng tâm trạng của tất cả mọi người trong tình huống đó.
Người kể
Nhân vật 1
Nhân vật 2
Nhân vật 3
Hoá thân
Sơ đồ 1:
Tìm hiểu người kể chuyện trong đoạn trích Lão Hãc của Nam Cao:
"À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão. Nó đi cao su năm sáu năm rồi. Hồi tôi mới về, nó đã hết hạn một công ta. Lão Hạc đem thư của nó sang, mượn tôi xem. Nhưng nó xin đăng thêm một hạn nữa. Lão vội cắt nghĩa cho tôi hiểu tại sao lão đang nói chuyện con chó, lại nhảy vọt sang chuyện thằng con như vậy:
- Con chó là của cháu nó mua đấy chứ ! .Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt."
2. Ví dụ :
Câu hỏi:Em hãy cho biết người kể trong đoạn trích này là ai? Xưng là gì? Thuộc ngôi thứ mấy?
-Người kể ở đây chính là ông giáo.
- Xưng là " tôi"
-Ngôi nhân xưng thứ nhất.
Câu hỏi:Cách tạo ngôi kể như thế có dụng ý gì ở tác giả?
Người kể khi ở ngôi nhân xưng thứ nhất tất nhiên sẽ muốn nói, bộc bạch những điều cần nói về nỗi khổ tâm của lão Hạc cho người ở ngôi thứ hai (người đọc) nghe cùng thấu hiểu.
Dụng ý cho người nghe tin cậy đây là nguồn tin chính xác.
Sơ đồ 2:
Người kể
(Ông Giáo)
Lão Hạc
con trai - cậu vàng
Ngôi thứ 1
Tìm hiểu người kể chuyện trong đoạn trích sau:
"Ừ thì Phan Bội Châu nhìn Va-ren. Nhưng, lạ chưa! Những lời nói của Va-ren hình như lọt vào tai Phan Bội Châu chẳng khác gì "nước đổ lá khoai" và cái im lặng dửng dưng của Phan Bội Châu suốt buổi gặp gỡ hình như làm cho Va-ren sửng sốt cả người."
3. Ví dụ :
Câu hỏi:Em hãy cho biết người kể trong đoạn trích này là ai? Xưng là gì? Thuộc ngôi thứ mấy? Nội dung đoạn trích nói lên điều gì?
-Người kể: Nguyễn Ai Quốc.
Không nhân xưng.
Tác giả có cái nhìn bao quát về cuộc giao tiếp giữa hai nhân vật.
Người kể
Không nhân xưng
Phan Bội Châu Va-ren
Sơ đồ 3:
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: a)
Câu hỏi: Người kể là ai? Kể về điều gì?
- Người kể trong đoạn văn là nhân vật xưng tôi, chính là Nguyên Hồng.
Câu hỏi: Ngôi kể này có ưu, hạn chế gì?
- Ưu điểm: Miêu tả được những diễn biến tâm lí sâu sắc, phức tạp; những tình cảm tinh tế phức tạp của nhân vật "tôi".
- Hạn chế: không miêu tả được diễn biến nội tâm của nhân vật "người mẹ", tính khái quát không cao, lời văn trần thuật dễ nhàm chán, đơn điệu.
Sơ đồ 4:
Người kể
Nhaân vaät Hoàng
Taùc giaû
(Nguyeân Hoàng)
- Nhân vật anh thanh niên :
+ Cảm xúc khi thấy thời gian hết: có tâm trạng buồn, tê tái.
+Không biết được hành động của cô gái.
Bài tập 2: b)
Mỗi nhân vật sẽ bày tỏ được những suy nghĩ, cảm xúc tình cảm gì khi đóng vai là người kể chuyện?
-Nhân vật cô gái:
+Tâm trạng khi thấy anh thông báo thời gian đã hết.
+Lời muốn nói (suy nghĩ của cô) khi nắm tay anh.
Nhân vật ông hoạ sĩ:
+Tình cảm suy nghĩ như thế nào để quyết định muốn quay lại
+Không nhìn cảnh bọn trẻ chia tay.
Người kể là người đứng ra kể câu chuyện có thể xuất hiện với nhiều hình thức khác nhau với những ngôi kể khác nhau:
-Ngôi thứ nhất.
-Ngôi thứ ba(nhập vai vào nhân vật)
-Không nhân xưng.
Không nên đánh đồng người kể chuyện với tác giả, ngay cả khi người kể chuyện xưng tôi.
Củng cố
DẶN DÒ
Học kĩ thao tác nhận diện người kể chuyện, ngôi kể, vai trò của nó.
Đọc soạn bài mới "chiếc Lược Ngà".
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tăng Anh Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)