Bài 14. Người kể chuyện trong văn bản tự sự

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Bền | Ngày 08/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Người kể chuyện trong văn bản tự sự thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS CƯPUI

GIÁO ÁN TẬP LÀM VĂN
LỚP 9


NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ


NHÓM GIÁO VIÊN THỰC HIỆN :
HUỲNH THỊ HẠNH
TRẦN THỊ HOA
H DÂN NIÊ

TIẾT 70
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1.Kiến thức : Giúp học sinh : Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện , vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự .

2. Kĩ năng : Nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc văn cũng như khi viết văn .

3 . Thái độ : Có thái độ đúng đắn trong khi chọn ngôi kể .





III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1. Ổn định : Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Dạy bài mới : Giới thiệu bài mới




II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Sách giáo khoa , những đoạn văn tham khảo .
- Học sinh : Soạn bài trước ở nhà , sách giáo khoa .






* Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy ?

A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
Đọc đoạn văn :
Vũ Thị Thiết , người con gái quê ở Nam Xương , tính đã thuỳ mị , nết na , lại thêm tư dung tốt đẹp . Trong làng có chàng Trương Sinh mến vì dung hạnh , xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về . Song Trương có tính đa nghi , đối với vợ phòng ngừa quá sức . Nàng cũng giữ gìn khuôn phép , không từng để vợ chồng lúc nào dẫn đến thất hoà .
( NGUYỄN DỮ )




* Đọc đoạn văn sau :
Đã ba bốn hôm nay, ông Hai không bước chân ra đến ngoài, cả đến bên bác Thứ ông cũng không dám sang . Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn ở trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng, Nghe ngóng xong binh tình bên ngoài ra sao . Một đám đông túm lại, ông cũng để ý , dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ .
( Kim Lân )
? Ai là người kể chuyện trong đoạn trích trên ?
A. Ông Hai
B. Mụ chủ nhà
C. Người kể giấu mặt .
I . VAI TRÒ CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ:
- HS đọc đoạn văn trong sách giáo khoa và chú ý trả lời các câu hỏi .

* Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì ?

Đoạn trích kể về cuộc chia tay giữa ba người :
Nhà hoạ sĩ già , cô kĩ sư và anh thanh niên .


* Ở đây ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên ? Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện ?




















Những câu “ giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ ” ; “ những người con gái sắp xa ta , biết không bao giờ gặp ta nữa , hay nhìn ta như vậy ”…là nhận xét của người nào , về ai ?

.

- Người kể giấu mặt không xuất hiện trong câu chuyện : Vì thế cả ba nhân vật trong đoạn văn đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan . Nếu người kể là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi , chẳng hạn phải xưng “ tôi “ hoặc xưng tên một trang ba nhân vật đó để kể lại chuyện
Nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy
nghĩ của anh ta .
* Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét : Người kể chuyện dường như thấy hết và biết tất mọi việc , mọi hành động , tâm tư , tình cảm của các nhân vật .
- Căn cứ vào :
+ Người kể chuyện : Không xuất hiện trong đoạn văn , đứng ở ngoài quan sát , miêu tả suy nghĩ để hoá thân vào từng nhân vật
+ Các đối tượng miêu tả một cách khách quan : ba nhân vật và những suy nghĩ , hành động của ba nhân vật ấy , quan hệ của ba nhân vật ấy trong cuộc chia tay .
KẾT LUẬN :
Người kể chuyện am hiểu tất cả mọi sự việc , hành động tâm tư tình cảm của các nhân vật .

II. LUYỆN TẬP
Học sinh đọc đoạn trích bài tập 1 và thảo luận trả lời câu hỏi sau :
So với đoạn trích trong Lặng lẽ Sa Pa . Người kể chuyện ở đây là ai ? Ngôi kể này có ưu điểm gì và hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên ?

Thảo luận theo tổ :

Người kể chuyện là nhân vật “ tôi ” kể lại cuộc gặp gỡ cảm động với người mẹ của mình sau những năm xa cách .
Ưu điểm : Miêu tả được những diễn biến tâm lí sâu sắc , phức tạp , những tình cảm tinh tế , sinh động của nhân vật “ tôi ”.
Hạn chế : không miêu tả được những diễn biến nội tâm của nhân vật “ người mẹ ” , tính khái quát không cao, lời văn trần thuật dễ nhàm chán , đơn điệu .
Bài tập củng cố :


Sắp xếp các ý sau để thành một đoạn văn sao cho hợp lí
(a) Trong văn bản tự sự, (b) nhưng dường như có mặt khắp nơi trong truyện ;(c) người kể chuyện thường không lộ diện; (d) đó là người biết hết mọi việc ;(e) thường đưa ra những nhận xét, đánh giá về nhân vật và sự việc; (g) hiểu hết mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật và.
Xếp theo trình tự : (a), (c), (b), (d), (g), (e)
Bài tập I .
Bài tập II (*): So sánh hai đoạn văn :
A . Chiều hôm ấy bà Hai về Cũng có vẻ khác. Bà bước từng bước, mặt cúi xuống. Đôi quang thúng lủng lẳng trên hia mấu đòn gánh. Bà đi thẳng vào trong nhà lúi húi xếp hàng vào một xó, rồi ra bậc của ngồi ôm má nghĩ ngợi. Trẻ con củng không đứa nào vòi quà. Trong nhà yên ấm không tiếng nói.
B . Chiều hôm ấy bà Hai về cũng có vẻ khác. Bà bước từng bước uể oải, cái mặt cúi xuống bần thần. Đôi quang thúng thõng thẹo trên hai mấu đòn gáng. Bà đi thẳng vào trong nhà lúi húi xếp hàng vào một xó, rồi lẵng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi. Trẻ con không đứa nào giám vòi qùa. Trong nhà có cái im lặng thật là khó chịu, không ai dám cất tiếng lên nói, cả đến nhìn nhau họ cũng không dám nhìn nhau nữa.
Trong đoạn nào người kể quan sát từ bên ngoài, tả một cách khách quan nên chưa sâu sắc.
A
B
Trong đoạn nào người kể nhìn thấu suốt từ dáng vẻ đến tâm tư tất cả các nhân vật, tạo nên một không khí ám ảnh tất cả mọi người, cảnh vật trong nhà ông Hai.
A
B
HẸN GẶP LẠI CÁC EM Ở TIẾT SAU
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Bền
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)