Bài 14. Người kể chuyện trong văn bản tự sự

Chia sẻ bởi Trần Minh Quân | Ngày 08/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Người kể chuyện trong văn bản tự sự thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

XIN KíNH CHàO QUí THầY CÔ
Và CáC EM HọC SINH Về THAM Dự
HộI GIảNG NĂM HọC 2007 -2008
Vạn phúc
Đơn vị: TRU?NG TRUNG H?C CO S?
Môn: Ngữ văn
Đặng Hữu Hoàng
Giáo viên: trần minh quân
".Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi :
- Húc kia ! Thầy hỏi con nhé,con là con ai?
- Là con thầy mấy lị con u.
- Thế nhà con ở đâu ?
- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng Chợ Dầu không ?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ�:
-Có.
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng,một lúc lâu ông lại hỏi�:
- à, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai�?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt�:
- ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm�!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ�:
- ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.``�

*Kiểm tra bài cũ:
? Có mấy ngôi kể chính trong văn tự sự ?
Hãy xác định ngôi kể và nêu nội dung chính trong đoạn văn sau:
( Kim Lân , Làng)
Người kể chuyện trong văn bản tự sự
I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự:
1. Ví dụ:
Ngữ văn: Bài 14 - Tiết 70: Tập làm văn
Đọc đoạn trích sau:
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, . Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
- Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn,anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cô gái.

- Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng nhà hoạ sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. - Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh -

- Chào anh. (Theo, Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

+ Kể về nhân vật và sự việc: phút chia tay giữa người hoạ sĩ già, cô gái và anh thanh niên,...
+ Người kể không xuất hiện trong câu chuyện (vô nhân xưng)- Ngôi kể thứ 3: người kể hoá thân vào nhân vật để bộc lộ tâm trạng...nhân vật.
+ Chính là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên... và suy nghĩ của anh ta. Người kể chuyện gọi ra đúng cái tâm trạng của tất cả mọi người trong tình huống đó, tâm trạng ấy phù hợp với quy luật tình cảm của con người, do đó nó có tính khái quát rất cao.



2, Nhận xét:
giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ
người con gái sắp xa ta,biết không bao giờ gặp ta nữa,hay nhìn ta như vậy.
những
Cô kỹ sư mặt đỏ ửng nhận lại
Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại.
chiếc khăn và quay vội đi.
? Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét : người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động , tâm tư, tình cảm của các nhân vật.
Căn cứ vào lời văn mà người kể chuyện miêu tả khách quan về ba nhân vật.
Những suy nghĩ tưởng tượng mà người kể hoá thân vào từng nhân vật. Ví dụ: " những người con gái sắp xa ta,biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy "...
*Chúng ta có thể kết luận người kể chuyện am hiểu tất cả mọi sự việc, hành động và những diễn biến nội tâm tinh tế của các nhân vật.
Câu hỏi thảo luận
? Vậy theo em, người kể có vai trò gì trong câu chuyện kể.
+ Vai trò - dẫn dắt người đọc : giới thiệu nhân vật, miêu tả ngoại cảnh, nội tâm, và nhận xét đánh giá về những điều được kể.
*Ghi nhớ:
Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất (xưng " tôi" ) còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba. Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc,mọi hành động,tâm tư, tình cảm của các nhân vật.

* Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi sâu vào câu chuyện : giới thiệu nhân vật và tình huống,tả người và tả cảnh vật,đưa ra các nhận xét,đánh giá về những điều được kể.
II. Luyện tập
Xe chạy chầm chậm.Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau,tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc,trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe,tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi,xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo :
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
(Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ)
Đọc đoạn trích sau :
? So với đoạn trích ở mục I (trong lặng lẽ Sa Pa), cách kể ở đoạn trích này có gì khác ? Hãy làm sáng tỏ bằng việc trả lời các câu hỏi sau: Người kể chuyện ở đây là ai ? Là ngôi kể thứ mấy ? Ngôi kể này có ưu điểm gì và có hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên ?
Thảo luận nhóm:
+ Ngôi kể này có hạn chế trong việc miêu tả những diến biến nội tâm của bà mẹ, tính khái quát không cao, lời văn trần thuật dễ gây nhàm chán, đơn điệu.
+ Ngôi kể trong đoạn văn là nhân vật�"�tôi`` (bé Hồng, người trong cuộc, ngôi thứ nhất) kể lại cuộc gặp gỡ cảm động với người mẹ của mình sau những ngày xa cách.
Trả lời:
+ Ngôi kể này giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được diễn biến tâm lý sâu sắc, phức tạp, những tình cảm tinh tế, sinh động của nhân vật tôi.
Chọn một trong ba nhân vật ( người hoạ sĩ già, anh thanh niên hoặc
cô kĩ sư nông nghiệp ) là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn trích
trong mục I thành một đoạn khác, sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và
cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất ?
Nghe tiếng chàng trai kêu to: " Trời ơi, chỉ còn có năm phút !" và sau đó là một giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ, tôi cũng cảm thấy giật mình, bâng khuâng... Tôi chợt nhớ đến câu nói của ai đó: " Cái gì đến sẽ đến !". Cuộc chia tay của chúng tôi đã đến rồi đấy ư ? Sao nhanh thế ? Tôi và chàng trai kia đã nói gì được với nhau đâu ? Và cả nhà hoạ sĩ già đáng kính nữa !....
Bỗng chàng trai chạy ra nhà sau, rồi trở lại ngay với một cái làn trên tay. Nhà hoạ sĩ già tặc lưỡi đứng dậy. Tôi cũng đứng lên, chợt cảm thấy lúng túng, bèn đưa tay đặt lại chiếc ghế, rồi thong thả đi đến chỗ nhà hoạ sĩ. Đúng lúc ấy, chàng trai kêu lên:
Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Tôi nhẹ nhàng quay lại, nhưng dường như không muốn để tôi phải khó nhọc trở lại cái bàn, chàng trai đã nhanh chân bước tới, cầm chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách, đi đến chỗ tôi đang đứng và trả tận tay cho tôi. Tôi thưc sự bối rối, mặt nóng bừng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi. Nhà hoạ sĩ già đã bước tới bậu cửa, bỗng quay lại chụp lấy tay chàng trai, lắc mạnh:
Chào anh! Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại ! Tôi ở với anh ít hôm được chứ ?
Tôi cũng lặng lẽ bước tới chỗ chàng trai, chìa bàn tay của mình ra trước mặt anh. Anh nắm lấy bàn tay tôi, bóp nhẹ. Hình như anh hơi run thì phải? Và không hiểu sao, tôi cũng cảm thấy lòng mình xốn xang, hồi hộp lạ lùng ? Tôi nhìn thẳng vào mắt anh, không nói... Anh cũng im lặng nhìn tôi... Nhưng dường như chúng tôi đã nói với nhau tất cả ...Tôi bóp nhẹ bàn tay rắn rỏi của anh, thì thầm:
- Chào anh...
Người kể chuyện là " Cô kĩ sư nông nghiệp":
Thực hiện tháng 12 nam 2007
Bài học đã
KẾT THÚC
Thân ái chào quí thầy cô và các em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Minh Quân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)