Bài 14. Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn
Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Khương |
Ngày 05/05/2019 |
38
Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn thuộc Sinh học 7
Nội dung tài liệu:
NGÀNH GIUN TRÒN
(NEMATODA)
chung:
Phát triển qua lột xác.
Không có nguyên đơn thận điển hình. Bao cơ chỉ có một lớp cơ dọc.
Trưởng thành có số tế bào nhất định. Có tầng cuticun bằng keo.
Phân tính, Ấu trùng giống trưởng thành
C?u t?o v sinh lý
1. T? ch?c chung c?a co th?
Cơ thể hình thoi dài, hai đầu nhọn, thiết diện ngang tròn. Miệng ở tận cùng phần đầu, huyệt ở cuối mặt bụng. Trên mặt bụng có lỗ bài tiết.
Về mức độ tổ chức của cơ thể: nhóm động vật có ba lá phôi có khoang trống giữa thành ruột và thành cơ thể chứa đầy dịch. Khoang tổ chức như vậy gọi là xoang cơ thể nguyên sinh(khoang giả_pseudocoelum)
: chưa có hệ tuần hoàn và hô hấp chuyên hoá. Cơ quan tiêu hoá đã có dạng ống, hệ thần kinh cấu tạo đối xứng toả tròn bậc tám hoặc biến dạng của nó. Hệ bài tiết hoặc không có hoặc là dạng biến đổi của tuyên da hoặc theo kiêu nguyên đơn thận. Đơn tính. Hệ sinh dục cấu tạo đơn giản dạng ống. Tầng cuticun bao ngoài có mô bì hợp bào và bao cơ chỉ có một lớp cơ dọc
Về mức độ tổ chức cơ quan
2. Cách di chuyển của giun tròn
Chúng uốn mình hình sin trên mặt phẳng lưng bụng để lách về phía trước.
Kiểu di chuyển này gắn với ba cấu trúc riêng của giun tròn:
Tầng cuticun: các sợi không co duỗi bao ngoài.
Bao cơ: lớp cơ dọc ở trong
Dịch: trong khoang giả luôn tạo sức căng lớn lên thành cơ thể
3. Đặc điểm của các hệ cơ quan
Hệ tiêu hoá:
Lỗ miệng ở phía trước cơ thể, có ba môi bao quanh (một môi lưng và hai môi bụng)
Ruột là ống thẳng từ lỗ miệng đến hậu môn. Chia làm ba phần ruột trước và ruột sau có nguồn gốc từ lá phôi ngoài; ruột giữa có thành mỏng là môt lớp mô bì đơn, có màng đáy giới hạn phía trong
Hầu có nguồn gốc từ lá phôi ngoài chia thành hai phần: khoang miệng (hầu) và thực quản
Hệ thần kinh có vòng não (thực chất là vòng nối các hệ thần kinh)bao quanh phần trước thực quản từ đấy có dây thần kinh hướng về phía trước và phía sau. Thường có sáu dây ngắn hướng về phía trước và sáu dây dài hướng về phía sau.Hai dây lớn hơn nằm trong gờ lưng va gờ bụng của lớp mô bì. Phần cuối dây thần kinh bụng phình thành hạch nằm trước hậu môn và phát nhánh tới cơ quan giao phối của con đực. Giữa dây lưng và dây bụng có các cầu nối bán nguyệt. Dây thần kinh không phát nhánh tới tế báo cơ mà phần chất nguyên sinh của tế bào cơ vuốt nhỏ, cài vào dây thần kinh bụng.
Giác quan: khá đa dạng cơ quan cảm giác hóa học là các amphid ở phần đầu và phasmid ở phần đuôi
Hệ bài tiết có nhiều ý kiến khác nhau
Hệ tuần hoàn và hệ hô hấp chưa chuyên hóa
Hệ sinh dục phân tính đực thường bé hơn cái và có gai giao phối một số có xoè đuôi,dạng ống nằm trong xoang cơ thể, chứa tế bào sinh dục ở nhiều giai đoạn phát triển, tinh trùng không có đuôi, dạng amip
ii.Phát triển
Hình thức sinh sản: đẻ trứng, số ít đẻ con
Phát triển: không qua xen kẽ thế hệ. Giun tròn kí sinh có thể phát triển trực tiếp hay gián tiếp.
Phát triển trực tiếp: kí sinh thực vật đẻ trứng vào đất hoặc trong mô của cây chủ và phát triển ở đó. Kí sinh động vật theo phân ra ngoài rồi vào cơ thể vật chủ bằng đường tiêu hoá
Phát triển gián tiếp: phát triển qua vật chủ trung gian thường là động vật không xương sống.
III. PHÂN LOẠI SINH THÁI VÀ NGUỒN GỐC THỰC TIỄN
Có hai lớp khác nhau về cấu tạo của giác quan và hệ bài tiết.
Lớp Adenophorea(hoặc Aphasmidia):sống tự do ở biển,nước ngọt,trong đất.Một số ký sinh trong cơ thể động vật và thực vật.Tơ xúc giác và amphid phát triển ở hai bên phần đầu. Tuyến cổ dạng khối có ống tiết ngắn. Dọc cơ thể có tuyến hạ bì đơn.Cuôi có tuyến đuôi tiết chất dính bám vào gía thể. Con đực không bao giờ có xoè đuôi.
Đại diện:
Bộ Enoplida:Thường kí sinh hút nhựa và truyền virut hại cây(họ Longidoridae,Trichodoriae và Dorylaimidae), ăn thịt(Mononchus sp)
Mononchus papillatus:là loài có lợi.
Trichocephalidae, Capillaridae, Trichinellidae kí sinh gây hại ở người và động vật có xương sống. Đại diện đáng chú ý:
giun xoắn:kí sinh ở chuột, lợn, người và thú hoang. Một phần đời ở ruột và một phần đời ở cơ. La loài gây hại
giun tóc:phần trước cơ thể vuốt nhỏ, cắm sâu vào niêm mạc ruột; sống ở ruột già và manh tràng của người và thú. Phát triển trực tiếp. Trứng có nút ở hai đầu
Lớp Secernentea(Phasmidia):sống hoại sinh trong đất, nước ngọt, kí sinh ở động vật và thực vật. Cơ quan xúc tác là nhú chỉ có ở phần đầu. Amphid bé thường dịch về phía trước trên môi. Tuyến cổ có ống chia nhánh trong gờ hạ bì. Có tuyên phasmid là cơ quan cảm giác ở hai bên đuôi. Không có tuyến hạ bì dọc cơ thể và tuyến đuôi. Con đực thường có xoè đuôi.
Đại diện:
Bộ Rhabditida: các nhóm hoại sinh và kí sinh. Có ba phân bộ:
Giun lươn(phân bộ giun lươn) kí sinh ở niêm mạc ruột non, vòng phát triển đặc biệt với cá thế hệ không xen kẽ có quy luật, thế hệ kí sinh và thế hệ sống tự do .
Giun kim(phân bộ giun kim) kí sinh trong ruột non của người và thú . Phát triển trực tiếp.
Giun móc(phân bộ giun xoắn) trong khoang miệng kí sinh trong ruột non của người và thú, vừa có lợi vừa có hại
Bộ tylenchida loại kí sinh gây hai ở thực vật và động vật một số ăn thịt. Có kim hút xuyên vào mô vật chủ, tiết enzim tiêu hóa và hút dịch . Đại diện:
Meloigyne incognita: gây sần rễ giảm năng suất cây thực phẩm. Giun đực và cái khác nhau về hình dạng. Đực hình giun, cái phình to. Thời gian trưởng thành của con cái là 15 ngày và sáu ngày sau đẻ trứng. Trứng ở trong bao trứng ở đuôi con cái
Bộ spirurida: kí sinh ở động vật và người.
Đại diện:
-Giun đũa: kí sinh phổ biến trong ruột của động vật có xương sống. Phần lớn phát triển trực tiếp.
-Giun chỉ: giun cái có dạng sợi kí sinh ở cơ quan kín. Phát triển gián tiếp qua vật chủ trung gian là chân khớp.
Giun đuôi xoắn: kí sinh trong ống tiêu hoá của động vật có xương sống. Phát triển qua vật chủ trung gian là sâu bọ va giáp xác.
IV.GIUN TRÒN VÀ NGUỒN GỐC NỘI KÍ SINH
Ngành giun tròn
Lớp adenophorea
Lớp secernentea
.
bộ enoplida
bộ rhabditida
bộ tylenchida
bộ spiurida
Giun tóc, giun xoắn
Giun lươn, giun kim, giun móc
Giun tròn
Giun đũa, giun miệng gai, giun chỉ
Nhận xét:
Đặc điểm tiến hoá hơn
hệ thần kinh:bắt đầu tập trung hơn
hệ sinh dục:phân tính,đảm bảo sự lưu giữ tinh trùng và trứng, bảo tồn nguồn gen, tăng biến dị, phong phú về thành phần gen của loài.
hệ tiêu hoá:bắt đầu có sự phân chia thành các cơ quan tiêu hoá đảm nhận các chức năng chuyên hoá khác nhau. Đã có thể xoang giả
Đặc điểm chưa tiến hoá:
Chưa có hệ tuần hoàn và hệ hô hấp chuyên hoá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Duy Khương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)