Bài 14. Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn

Chia sẻ bởi Trần Thị Mai | Ngày 04/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Nêu cấu tạo của giun đũa thích nghi với môi trường kí sinh ?

-Đặc điểm cấu tạo của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh.Cơ thể hình ống dài bằng chiếc đũa.Lớp vỏ cuticun bọc ngoài có tác dụng như bộ áo giáp giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non.Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển thích hợp với động tác chui rúc ở môi trường ký sinh,bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức.
Câu 2 :Nêu cách phòng chống bệnh giun đũa ?
-Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
-Rửa sạch rau ,quả trước khi ăn.
-Không nên tưới hoa màu,các loại rau bằng phân tươi chưa qua hoai mục.
-Nên tẩy giun từ 1 đến 2 lần trong năm
Tiết 14
MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC
Chuyên đề sinh học tích hợp vào môi trường
Đọc chú thích các hình 14.1,2,3, thảo luận và trả lời câu hỏi sau : Các loài giun tròn thường kí sinh ở đâu ? Con đường xâm nhập của chúng ? Gây tác hại gì cho vật chủ ?
Giun kim kí sinh trong ruột người
Giun móc câu vào cơ thể qua da bàn chân
Giun tóc
Giun móc câu,giun tóc xâm nhập vào cơ thể người
NX:Các loài giun tròn thường kí sinh ở các nơi giàu chất dinh dưỡng trong cơ thể người và động thực vật như ở trong : ruột non, tá tràng, mạch bạch huyết, rễ lúa. Chúng gây tác hại cho cơ thể vật chủ bằng cách lấy tranh thức ăn, gây viêm nhiễm nơi kí sinh và còn tiết ra các chất độc có hại cho cơ thể vật chủ.
-Do thói quen nào ở trẻ mà giun khép kín được vòng đời?
Gây ngứa ngáy vì giun
cái ra hậu môn đẻ trứng.
Do thói quen mút tay, liền đưa luôn trứng giun vào miệng mà khép kín vòng đời của giun.
Quan sát hình 14.4 và cho biết:
-Giun kim gây cho trẻ em phiền toái như thế nào?
Vòng đời giun kim.
Vòng đời giun móc câu:
(?) Từ con đường xâm nhiễm, em hãy cho biết để đề phòng bệnh giun chúng ta phải có biện pháp gì?
 Để đề phòng bệnh giun chúng ta phải giữ vệ sinh cơ thể và vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh môi trường, tiêu diệt ruồi nhặng, không tưới rau bằng phân tươi…
KẾT LUẬN
- Giun sống kí sinh ở động vật, thực vật và con người. Một số nhỏ sống tự do.
- Chúng gây viêm nhiễm vùng kí sinh, gây bệnh cho người và động vật, tiết chất độc gây hại cho vật chủ.
- Phòng bệnh:Giữ vệ sinh cá nhân, môi trường, giữ vệ sinh ăn uống, không sử dụng phân bón tươi ….

Vì sao ở nước ta tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao?
*Vì trứng giun đũa có khả năng phát tán rộng, giun đẻ nhiều, trứng không bị phân hủy trong điều kiện sát trùng bình thường.
*Còn sử dụng phân bón tươi, vệ sinh chưa cao,…
Làm thế nào để biết trẻ bị nhiễm bệnh giun kim ?
Gây rối loạn tiêu hóa: đầu tiên là ngứa hậu môn, ngứa thường xuất hiện vào buổi tối và lúc lên giường đi ngủ (do nhiệt độ của giường ấm nên dễ kích thích giun kim đẻ trứng). Rìa hậu môn tấy đỏ, xung huyết. Phân thường nát hoặc lỏng, đôi khi có máu hoặc chất nhầy như mũi, cũng có thể gây tiêu chảy (không thường xuyên)
Một người nông dân dùng phân tươi hòa vào nước (phân chưa qua xử lí) để tưới rau. Việc làm này sẽ gây ảnh hưởng gì đến nước tưới, rau trong vườn, đất ở vườn rau đó, đất ở vùng rau xung quanh ?
Phân tươi là phân chưa qua xử lí dễ mang các mầm bệnh kí sinh trùng như trứng giun.Việc hòa phân tươi vào nước sẽ gây ô nhiễm nước tưới.Khi tưới rau thì trứng giun có thể dính lên rau và gây bệnh cho người tiêu dùng.Nước tưới này mang theo mầm bệnh chảy tràn trên bề mặt đất gây ô nhiễm đất ở vùng nước chảy qua (đất ở vườn rau đó và vùng xung quanh),thấm xuống mạch nước ngầm làm ô nhiễm nước ngầm. Ngoài ra, con người cũng có thể bị nhiễm giun do tiếp xúc với đất và nước ô nhiễm này.
Bệnh giun có thể khỏi tự nhiên không?

Bệnh giun có thể khỏi tự nhiên nhưng cũng hay bị tái nhiễm kéo dài, có thể dẫn đến phù toàn thân, liệt tim và tử vong.
Việc phòng giun móc câu dễ hơn giun kim vì chỉ cần đi giày, dép… để tránh tiếp xúc với đất nhiễm trứng giun.
. Giữa giun kim và giun móc câu, loài giun nào dễ phòng chống hơn?
?1.Để phòng tránh giun móc câu ta phải làm gì?

A: Rửa tay sạch trước khi ăn.
B: Không đi chân đất.
C: Không ăn rau sống.
D: Tiêu diệt ruồi,nhặng trong nhà.

?2. Ở người giun kim kí sinh trong
A : Ruột già.
B : Ruột non.
C : Dạ dày.
D : Gan
?3. Do thói quen nào mà giun kim khép kín được vòng đời ?
A: Ăn quà vặt.
B: Đi chân không.
C: Ăn rau sống.
D: Mút tay bẩn.
Có thể em chưa biết ?
Bệnh chân voi ở người do giun chỉ
Vì sức khỏe của bản thân và cộng đồng hãy giữ gìn vệ sinh cá nhân,vệ sinh môi trường,ăn chín ,uống sôi…để phòng bệnh giun sán… Không những thế
mỗi chúng ta hãy tuyên truyền cho cộng đồng về tác hại của giun sán khi xâm nhập vào cơ thể,con đường xâm nhập và cách phòng tránh để môi trường sống được trong lành và sức khỏe cộng đồng được đảm bảo.
Hướng dẫn HS tự học :
Học bài và hoàn thiện bài tập trong sgk
Chuẩn bị bài 15 theo sgk
 Mỗi nhóm đem theo 1 con giun đất.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)