Bài 14. Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn

Chia sẻ bởi Vũ Duy Thảo | Ngày 04/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Bộ môn Động Vật Không Xương Sống
Giảng viên : Nguyễn Văn Vinh
Lớp : Sư phạm Sinh CLC K40
Sinh viên : Vũ Duy Thảo
Chủ đề 6
Các tư liệu, hình ảnh, clip minh họa cho đặc điểm cấu tạo cơ thể và hoạt động sinh lý của Giun tròn và các ngành động vật có thể xoang giả khác
Phân loại, đặc tính sinh thái,..khi chuyển từ môi trường này sang môi trường khác
Vòng đời, tác hại, cách phòng chống một số giun sán kí sinh
NGÀNH GIUN TRÒN
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIUN TRÒN (NEMATODA)
II. CẤU TẠO CỦA GIUN TRÒN
III. SINH DỤC CỦA GIUN TRÒN
IV. PHÂN LOẠI GIUN TRÒN
V. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THÍCH NGHI VỚI MÔI TRUỜNG SỐNG KÝ SINH
VI. VAI TRÒ





I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIUN TRÒN (NEMATODA)
Ngành Giun tròn
Ngành Giun tròn rất đa rạng và phong phú, ta có thể gặp giun tròn khắp nơi như nước ngọt, đất ẩm, trong cơ thể thực vật và động vật…
Hình ảnh giun móc
ấu trùng và giun đũa
- Cơ thể hình ống dài, 2 đầu thuôn nhỏ, thiết diện ngang tròn.
Chúng là nhóm động vật có 3 lá phôi và có khoang trống nằm giữa thành ruột và thành cơ thể
Miệng ở tận cùng phần đầu có giác bám.
Hậu môn ở cuối mặt bụng.
Trên mặt bụng có lỗ bài tiết nằm ngay sau miệng.
Miệng
Tuyến tinh
Môi
Hàm
Giác bám
Lỗ sinh dục cái
Ống dẫn trứng
Tuyến trứng
Gai giao cấu
Hậu môn
Xòe đuôi
Miệng
Là động vật đối xứng 2 bên (tuy vẫn còn rõ nền đối xứng tỏa tròn của tổ tiên, thể hiện ở cấu trúc hệ thần kinh).
Là nhóm động vật có 3 lá phôi. Có thể xoang giả đặc trưng là giữa thành cơ thể và ruột có 1 khoảng trống chứa đầy dịch. (Gọi khoang giả).
Dây thần kinh
Ống bài tiết
TB Cơ dọc
Tầng cuticun
Ruột
Buồng
Trứng
Xoang cơ thể
Sơ đồ lát cắt ngang của giun tròn cái
Sinh sản đơn tính. Con đực thường nhỏ hơn con cái, đuôi cong hơn.
Đực
Cái
Đuôi của giun đực và cái
- Hệ thần kinh có cấu tạo đối xứng tỏa tròn.
Giun tròn chưa có hệ tuần hoàn và hô hấp chuyên hóa.
Cơ quan tiêu hoa đã có dạng ống
Hệ thần kinh có cấu tạo đối xứng tỏa tròn bậc tám.
1. Hình dạng
- Hình dạng: hình trụ, hình ống, thuôn 2 đầu.

- Miệng nằm phía trước cơ thể, lỗ hậu môn, bài tiết, sinh dục nằm ở mặt bụng.
Con đực
Con cái
II. CẤU TẠO CỦA GIUN TRÒN
Trứng
Tử cung
Xoang cơ thể
Dây thần kinh bụng
Gờ bụng
Tay cơ
Ruột
Thành ruột
Dây TK lưng
Gờ lưng

Biểu bì hợp bào
Cuticun
Ống bài tiết
Gờ bên
Mao quản
Trứng
Tử cung
Xoang cơ thể
Dây thần kinh bụng
Gờ bụng
Tay cơ
Ruột
Thành ruột
Dây TK lưng
Gờ lưng

Biểu bì hợp bào
Cuticun
Buồng trứng
Ống bài tiết
Gờ bên
Mao quản
2. Thành cơ thể
Cơ thể có tầng cuticun bao
bọc bên ngoài
Đối với những loài sống tự do
Tầng cuticun mỏng, những
loài sống kí sinh tầng cuticun
rất phát triển
+ Tầng cuticun này thay đổi sau
mỗi lần lột xác (thường cuticun
hình thành ra các gai, các gai
này giúp chúng bám chặt vào
thành ruột, giúp con đực bám vào
con cái trong khi giao phối).
Lát cắt ngang của
giun đũa
Kiểu di chuyển của giun tròn
Trên nền cứng chúng uốn mình hình sin trên mặt phẳng lưng bụng để lách về phía trước
Bằng cách co duỗi luân phiên các giải cơ dọc về phía lưng và bụng
=> Chúng thích hợp với môi trường sống luồn lách trong bùn đáy, đất, …
3. Hoạt động tiêu hóa
Cấu tạo ruột trước của giun tròn
Thức ăn:
+ Loài sống tự do:
ăn thịt (động vật bé,
vi khuẩn, trùng bánh xe)
+ Loài kí sinh:
ăn mô và dịch
của vật chủ.(giun chỉ,
giun móc)
Lỗ miệng ở phía trước cơ thể,
Có 3 môi bao quanh
(1 môi lưng, 2 môi bụng)
Ruột thẳng, có lỗ hậu môn
và ruột sau (ngắn)
- Hầu có nguồn gốc từ lá
phôi ngoài phân thành 2 phần
(khoang miệng và thực quản)
Thực quản có thành cơ khỏe,
có tuyến tiêu hóa.
4. Thần kinh và giác quan
Hệ thần kinh: có vòng thần
kinh bao quanh phần trước
thực quản (các hạch
thần kinh,có dây lưng và
dây bụng).
- Giác quan:
+ Bọn kí sinh trong:Thường
tiêu giảm
+ Bọn tự do: có cơ quan
xúc giác phía ngoài
Có TB Thần kinh cảm
giác ánh sáng giúp chúng
phân biệt sáng tối.
6. Hệ sinh dục
Con đực
Con cái
Hệ sinh dục phân tính
+ Con đực thường bé hơn con cái
và có gai giao phối
+ Hệ sinh dục dạng ống nằm
trong xoang cơ thể.
Giun tròn chưa có hệ
tuần hoàn và hệ hô hấp
chuyên hóa.
Dịch trong xoang cơ thể
của một số giun tròn chứa
sắc tố giữ chức năng tuần
hoàn.
7. Hệ hô hấp và tuần hoàn
III.SINH DỤC CỦA GIUN TRÒN
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA
HỆ SINH DỤC
Giun đực nhỏ và ngắn
Giun cái to và dài
Giun tròn phân tính. Con đực và con cái sai khác nhau về hình dạng và cấu tạo cơ quan sinh dục
Đực thường bé hơn cái và có gai giao phối.
Một số loài còn có xòe đuôi giúp bám vào con cái khi giao phối. 

Cơ quan sinh dục đực chỉ là một sợi dài liên tục.
Tuyến tinh, hình sợi rất mảnh, tiếp theo ống dẫn tinh có kích thước lớn hơn và ống phóng tinh có kích thước lớn nhất.
Tận cùng là cơ quan giao phối gồm 2 gai giao phối thò ra ngoài qua huyệt.
Ống dẫn tinh
Hậu môn
Ruột
Miệng
Cơ quan sinh dục cái gồm :

2 sợi dài được gấp khúc và xếp với nhau thành búi trong cơ thể.
Tuyến trứng là phần có kích thước nhỏ và mảnh, phần ống dẫn có kích thước lớn hơn. Tiếp theo là phần tử cung lớn nằm song song dọc hai bên cơ thể.
Phía cuối 2 tử cung nhập với nhau đổ vào âm đạo, tận cùng là lỗ sinh dục cái.
Miệng
Ruột
ống dẫn trứng
Hậu môn
Lỗ sinh dục cái
Phần lớn giun tròn đẻ trứng, một số đẻ con. Trứng giun tròn phân cắt xác định, đối xứng hai bên, hoàn toàn và gần như không đều.
Thường gặp hiện tượng giảm nhiễm trong quá trình phân cắt trứng ở các giun tròn kí sinh.
Phôi vị được hình thành theo cách lõm vào và có biến đổi ít nhiều.
III.SINH DỤC CỦA GIUN TRÒN
2.SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN
Phát triển hậu phôi của giun tròn qua 4 lần lột xác, hình dạng của ấu trùng giống trưởng thành (ở lần lột xác thứ 4)
Ấu trùng có thể lột xác ngay trong trứng và ở tuổi 3 có khả năng gây nhiễm.
Phát triển của giun tròn không qua xen kẽ thế hệ, có thể phát triển trực tiếp hay gián tiếp.
Phát triển trực tiếp:

Ở giun tròn kí sinh thực vật đẻ trứng vào đất hay vào cây chủ, phát triển trực tiếp ở đó.
Ví dụ: giun rễ lúa
Giun tròn kí sinh động vật thì trứng theo phân của vật chủ ra ngoài và vào cơ thể vật chủ bằng con đường tiêu hoá.
Ví dụ: giun kim, giun móc câu
Vòng đời của giun kim
Vòng đời của giun móc câu
Khi vào ống tiêu hoá của cơ thể vật chủ, ấu trùng có thể hình thành ngay con trưởng thành ở đó hay qua vòng di chuyển phức tạp qua gan, phổi, tim,… rồi trở về nơi kí sinh là ống tiêu hoá.

Ví dụ: Giun đũa
Vòng đời của giun đũa
Phát triển gián tiếp:
Phát triển qua vật chủ trung gian là động vật không xương sống như côn trùng, giun đất, ốc, giáp xác…
Trong cơ thể vật chủ trung gian, ấu trùng phát triển một thời gian trước khi vào vật chủ chính.
Một số giun tròn phát triển gián tiếp không qua môi trường ngoài mà vào thẳng vật chủ trung gian như muỗi truyền bệnh giun chỉ.
Vòng đời của giun chỉ
Có khi vật chủ trung gian và vật chủ chính chỉ là 1(giun xoắn)
GIUN TRÒN ( NEMATODA)
LỚP
ADENOPHOREA
( Aphasmidia )
LỚP
SACERNENTEA
( Phasmidia )
IV. PHÂN LOẠI GIUN TRÒN ( NEMATODA )
1. LỚP ADENOPHOREA ( Aphasmidia )
- Gồm những giun tròn sống tự do ở biển, nước ngọt và trong đất.
- Một số ít ký sinh trong cơ thể động vật, thực vật.
- Tơ xúc giác và amphid phát triển ở hai bên đầu .
- Tuyến cổ dạng khối có ống tiết ngắn. Dọc cơ thể có tuyến hạ bì đơn. Cuối có tuyến đuôi tiết chất dính bám vào giá thể. Con đực không bao giờ có xòe đuôi .
GIUN TÓC
GIUN XOẮN
LỚP ADENOPHOREA ( Aphasmidia )
Họ
Longidoridae

Họ
Trichodoridae
Họ
Dorylaimidae
LỚP SACERNENTEA ( Phasmidia )
Gồm giun tròn sống hoại sinh trong đất, nước ngoạt và ký sinh trong cơ thể động vật và thực vật.
Cơ quan xúc giác là nhú chỉ có ở phần đầu. Amphid bé thường dịch về phía trước trên môi.
Tuyến cổ có ống chia nhánh trong gờ hạ bì.
Có tuyến phasmid là cơ quan cảm giác ở hai bên đuôi.
Không có tuyến hạ bì dọc cơ thể và tuyến đuôi.. Con đực có xoè đuôi.
Các loài gây hại trầm trọng ở người, gia súc và cây trồng tập trung ở lớp này .

LỚP SACERNENTEA ( Phasmidia )
Bộ
Rhabditida
Bộ
Tylenchida
Bộ
Spirurida
Bộ Rhabditida
Bao gồm các nhóm hoại sinh và ký sinh
GIUN LƯƠN
GIUN MÓC
GIUN KIM
- Tập trung lớn các loài ký sinh gây hại đáng kể ở thực vật.
- Ngoài ra có số ít ký sinh ở động vật và ăn thịt.
- Hiện nay phát hiện khoảng: 250 loài giun tròn hại cây, trong số đó có 65 loài hại lúa , 33 loài hại ngô, 39 loài hại chè, 31 loài hại mía và 23 loài hại dứa.
Bộ Tylenchida
KÝ SINH TRONG RỄ CÂY
Bộ Spirurida
- Gồm các giun tròn ký sinh ở động vật và người.
- Được sắp xếp thành các phân bộ: sipirurata, cucullamata….
Giun đũa
GIUN ĐŨA
V. Đặc điểm cấu tạo thích nghi với môi trường sống kí sinh trong ruột non người.
- Cấu tạo:
+ Cơ thể hình đũa, thuôn 2 đầu: Chui luồn vào môi trường kí sinh
+ Ngoài cùng có lớp vỏ cuticun: cơ thể luôn căng tròn, không bị phân huỷ bởi dịch tiêu hoá trong ruột non người.
Thành cơ thể:
+ Lớp biểu bì: bảo vệ cơ thể
+ Lớp cơ dọc phát triển: hạn chế di chuyển, chỉ co duỗi cơ thể chui rúc trong môi trường kí sinh
+ Tầng cuticun có khả năng hình thành một số gai: bám chắc vào thành ruột.
Ống tiêu hoá:
+ Lỗ miệng nằm giữa 3 môi bé: bám vào vật chủ
+ Hầu phát triển: hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều
+ Tốc độ tiêu hoá nhanh
Tuyến sinh dục:
+ Dạng ống: dài và cuộn khúc, đẻ nhiều trứng: duy trì và phát tán nòi giống

1. Lợi ích
Sống tự do:
+ Tham gia tích cực vào hoá mùn và hoá khoáng vụn hữu cơ.
+ Một số loài được gây nuôi làm thiên địch chống sâu hại.
V. Vai trò của giun tròn
2. Tác hại
- Sống kí sinh:
+ Gây đau bụng, rối loạn tiêu hoá
+ Lấy chất dinh dưỡng của cơ thể -> còi xương, suy dinh dưỡng.
+ Gây tắc ruột, tắc dẫn mật, gây viêm loét ruột
+ Tạo ra độc tố đầu độc cơ thể
+ Giảm năng suất cây trồng
Cách phòng chống một số giun sán
 Chống phát tán mầm bệnh, tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, vườn tược sạch sẽ. Quản lý chặt chẽ phân nước rác. Mỗi gia đình cần có hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi. Không dùng phân tươi chưa ủ kỹ bón ruộng. Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường
Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không sạch, chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh, qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất và qua cả nguồn không khí bị ô nhiễm
Một số động vật có thể xoang giả khác
Ngành giun cước: ấu trùng và con non kí sinh trong cơ thể chân khớp, chủ yếu là sâu bọ..
Ngành Giun bụng lông: sống tự do ở đáy biển và nước ngọt, cỡ hiển vi. Còn giữ đặc điểm của giun dẹp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Duy Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)