Bài 14. Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng
Chia sẻ bởi Dương Thị Tuyết Vân |
Ngày 03/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Mỗi dân tộc trên thế giới dều có một loại trang phục truyền thống riên biệt, không có nước nào giống nước nào, dể mỗi người chúng ta khi nhin vào, thấy cách ăn mặc của họ thì ta có thể biết được họ là người nước nào. Ví dụ như: người Nhật Bản có chiếc áo Kimono, người Hàn Quốc có chiếc áo Hanbok, người Trung Quốc co chiếc áo Thưởng Hải ma các quý ba, quý cô thường goi là “sườn xám”,… Và người Việt Nam ta hãnh diện về chiếc áo dài mà mỗi con người Việt Nam luôn yêu quý, trân trong nâng lên ngôi vị phục quốc, cũng có người gọi hoa mĩ hơn là: “chiếc áo dài quê hương.”
Dân tộc Việt Nam co một chiều dài lịch sử hơn bốn ngàn năm như sách sử đã ghi. Trong do, chúng ta bị hơn một ngàn năm Bắc thuộc, tám mươi hai năm bị Thực dân Pháp đô hộ, tiếp theo là những cuộc nội chiến tương tàn. Một dân tộc mà bị dân tộc khác đô hộ trên một ngàn năm quả là quá lâu. Bao nhiêu tài sản của quốc gia, sử sách quý giá, tài liệu về lịch sử… đã bị cướp đi hoặc bị tiêu hủy hết. Mục đích của những kẻ thống trị là triệt tiêu nền văn hóa của ta để đồng hóa.Mặc dù vậy, dân tộc ta , những con người Việt Nam yêu nước luôn cố gắng giữ gìn, bảo vệ và phát huy những truyền thống đó, những biểu tượng , những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam. Và áo dài là một trong những thứ mà con người Việt Nam luôn không ngừng bảo vệ và làm nó ngày càng tốt dẹp hơn.
Không ai biết chính xác áo dài ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiều người nghiên cứu về vấn đề này. Y phục xa xưa nhất của người Việt theo những hình khắc trên mặt trống Đồng Ngọc Lữ cách đây vài ngàn năm thì cho thấy hình ảnh người phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ.Sử gia Đào Duy Anh viết:” Theo sách Sử kí chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả ( hình thức tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỉ thứ nhất, Nhâm Diệm dạy cho dân quận Cửu Châu dùng kiểu áo theo người Tàu”. Theo những lời sách đó thì ta có thể suy luân dược rằng trước hồi Bắc thộc thì người Việt gài áo gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mà mặc áo gài về tay phải.
Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa là chiếc áo giao lãnh tương tự như chiếc áo tứ thân. Nhưng vì áo giao lãnh không thích hợp cho việc đồng áng cũng như nhưng những công việc nặng nhọc nên được biến đổi thành áo tứ thân. Áo tứ thân rất phù hợp với người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gành gồng tháo vát. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành, gia đình giàu có thì nhàn hạ hơn thì họ muốn có một kiểu cách tân thế nào đó để giảm bớt nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng, khuê các. Thế là áo ngũ thân với cải biến cải ở vạt nửa trước phải nay dược thu bé lại trở thành vạt con, thêm một vạt thứ nằm be bé nằm ở dưới vạt trước.
Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt trước nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về Ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và Ngũ hành theo triết học phương Đông.Nhưng rồi những bộ áo mớ ba, mớ bảy, lắm mảnh nhiều tà không còn phù hợp cho việc sinh hoạt của người phụ nữ. Và cũng bởi sự sáng tạo không ngừng, không ngừng tìm tòi, không ngừng đổi mới chiếc áo dài Việt Nam mà chiếc ao dài ngũ thân lại được cách tân đổi mớ. Vì thế mà áo dài đã trải qua rất nhiều lần cách tân và mới hình thành được bộ áo dài truyền thống hiện nay.
Thời kì nước ta còn bị sự xâm lược của Thực dân Pháp, họa sĩ Cát Tường thay đổi chiếc áo từ bốn, năm tà còn lại hai tà. Đó chính là chiếc áo dài hai tà đầu tiên ở nước Việt Nam ta. Người Pháp gọi chiếc áo dài đó là Le Mur, có nghĩa là “The wall” trong tiếng Anh. Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đát để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi. Dồng thời thân trên được may ôm sát theonhững đường cong cơ thể người mặc, tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo.
Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dich chuyển sang một chỗ mở mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn. Đến năm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ đã cách tân áo dài Le Mur thành áo dài Lê Phổ. Họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo dài Le Mur, dồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người , trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn.
Rồi đến thập niên 1960, nhà may Dung ở Dakao, Sài Gòn đã lại cách tân áo dài, tạo ra chiếc áo dài với tay giác lang. Cách ráp tay raglan (giác lăng) đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo dài: những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách. Cách ráp này cải biên ở chỗ hàng nút cài được bố trí chạy dọc từ cổ xéo xuồng nách, rồi kế đó chạy dọc bên hông. Với cách ráp này đã làm vải được bó sít sao cho thân người mặc từ dưới nách đến lườn eo, khiến chiếc áo dài ôm khít từng từng đương cong của thân hình người phụ nữ, tạo thêm tính thẩm mĩ. Sau đó, áo dài lại tiếp tục được cách tân, tạo nên kiểu áo dài Miniraglan. Phiên bản này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bạn này, áo dài có tà chỉ dài tới gối, nhưng hai ống quần rộng lòa xòa phủ kín đôi chân. Hai đặc điểm này làm cho tà áo dài của nữ sinh đậm chát hồn nhiên, dễ thương.
Năm 1939, nhà tạo mẫu Cát Tường đã tung ra một kiểu áo mới có tên gọi là Le Mur mang mẫu dáng rất Âu hoá, áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may, không nối sống bên dưới, nhưng cổ áo khoét hình trái tim; có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ; vai áo may bồng, tay nối ở vai; khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Vậy là áo Le Mur được xem là táo bạo và chỉ có giới nghệ sỹ hay ăn chơi "thời thượng" lúc đó mới dám mặc. Nhưng chỉ đến khoảng năm 1943 thì loại áo này đã bị lãng quên.
Đến khoảng những năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may chiết eo. Các nhà may lúc đó đã cắt áo lượn theo thân người. Thân áo sau rộng hơn thân trước, đặc biệt là phần mông để áo ôm theo thân dáng mà không cần chiết eo; vạt áo cắt hẹp hơn, cổ áo cao lên trong khi gấu được hạ thấp xuống.
Vào những năm 1960, áo dài được thay đổi nhiều nhất vì cái nịt ngực được sử dụng ngày càng phổ biến hơn, nên áo dài phải được may chiết eo, thậm chí người phụ nữ mặc rất chật để tôn ngực. Eo áo cắt cao lên để hở cạp quần; gấu áo cắt ngang thẳng và dài gần đến mắt cá chân. Năm 1960, vì muốn thấy có cảm giác cổ phụ nữ dài thêm, bà Trần Lệ Xuân đặt ra loại áo dài cổ thuyền, được gọi là áo bà Nhu và sau này còn có người may áo dài với cổ khoét tròn.
Vào cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, để thích ứng với thời trang váy ngắn, quần loe của thanh niên theo lối hippy, áo dài mini đã xuất hiện và ngay lập tức trở thành mốt thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng ra và không chiết eo, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể; cổ áo may thấp xuống còn 3 cm; vai áo bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn; quần khi đó được may rất dài, gấu rộng đến 60 cm. Mặc dù không tồn tại lâu nhưng áo dài Hippy lại là một điểm đáng chú ý trong lịch sử áo dài. Hình ảnh thiếu nữ trong trang phục áo dài với các sắc màu rực rỡ đã thể hiện nét đặc trưng của người phụ nữ hiện đại cuối những năm 1960. Tuy nhiên, trào lưu áo dài Hippy chủ yếu diễn ra tại miền Nam Việt Nam nơi mà làn sóng Hippy của nền văn hoá phương Tây tác động một cách mạnh mẽ. Sau thời kỳ này trở về đến năm 1990, áo dài không thay đổi nhiều lắm so với truyền thống, thỉnh thoảng cũng có vài mẫu đổi mới, chẳng hạn như quần và áo đồng màu, nhưng không phổ biến...
Ngày nay, Việt Nam đã có một lực lượng đông đảo các nhà tạo mẫu áo dài, với đủ các loại chất liệu vải, họ vẫn luôn nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo đưa ra những mẫu mốt mới... Song, cũng chỉ dừng lại ở việc thay đổi chất vải và hoa văn trên áo dài còn về kiểu dáng vẫn phải giữ theo "công thức" cũ, nghĩa là không khác gì nhiều với cái áo dài của pho tượng Ngọc Nữ thế kỷ XVII. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt Nam, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.)
Áo dài là loại áo mà dù có đi xa hay ở tận đâu thì chỉ cần thoáng bắt gặp là sẽ nhớ ngay đến người phụ nữ Việt Nam dịu dàng, đon đả, vị tha. Áo dài có cấu tạo khá phức tạp và mang nét đặc trưng của từng miền. Áo được chia làm hai loại: áo dài dành cho nam và áo dài dành cho nữ. Nhưng áo dài nữ vẫn thịnh hành và được quan tâm hơn cả. Áo dài từ cổ xuống đến chân, gồm các bộ phận chính: cổ áo, tay, thân, tà áo. Từ lâu, cổ áo lúc nào cũng được may theo kiểu cổ Tàu ( cổ đứng cao hết cổ). Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, lượng tròn đằng sau theo phong cách kín đáo, không hở hang. Ở trước cổ áo thường đính thêm nút bấm may ẩn ở bên trong. Nhưng bây giờ, do có nhiều sở thích khác nhau mà cũng xuất hiện nhiều kiểu cổ áo như: cổ thuyền, cổ tròn… Do đó, người mặc có thể lựa chon loại cổ áo phù hợp với hình dáng, sở thích của mình. Còn phần tay áo theo lối đơn giản, không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ xuồng cổ tay.
Thân áo gồm hai phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân. Thân áo may sát vào form người, ở ngực áo có chiết li, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ. Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Ở dưới cùng thường có một cái móc sắt nhỏ ghép hai tà áo lai với nhau để tạo sự chắc chắn và cố định cho người mặc. Và cuối là tà áo, một bộ phận không thể thiếu của áo dài. Tà áo xẻ dài từ trên xuống ở hai bên, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển. Trước đây, tà áo được may bản to, đơn điệu, xuôn thẳng từ eo xuống nên hơi cứng, độ rũ và mèm mại không cao và không thướt tha. Nên sự cải cách mới đã ra đời trong sự nhạy cảm, tinh tế và phá cách, tà áo được xếp viền, thêu hoa, thêu phượng, may dài xuống quá đầu gối, rũ xuống, mềm mại bay tự do trong gió. Ở từng khu vực,áo dài lại được cách tân theo một kiểu riêng biệt, mang ý nghĩa sâu sắc của từng vùng, từng miền. Nhưng chúng vẫn có chung một đặc diểm là tôn lên vẻ đẹp kín đáo, thanh lịch và dịu dàng cùa người phụ nữ. áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi bóng....với trang fục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.
Có rất nhiều loại vải phong phú, đa dang để có thể may lên một bộ áo dài. Nhưng tất cả các loại vải đó đều có chung đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Các loại vải thường dùng là nhiễu, voan, gấm, nhung, lụa tổng hợp, lụa Hà Đông, sa-tanh,… nhưng đẹp nhất và mắc nhất vẫn là lụa tơ tằm. Màu sác cùa áo dài cũng rất đa dang: có khi sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhat. Nhưng mỗi chúng ta phải biết lưa chọn loại vải phù hợp với hoàn cảnh, ngân sách gia đình, phài biết lực chọn màu sắc phù hợp với sở thích, da, màu da, hình dáng bên ngoài và tùy vào độ tuổi để có được một bộ áo dài đẹp, vừa ý.
Áo dài tơ tằm
Ví dụ như: đối với gấm, nhung màu đen tuyền ánh xanh hay tím cùng chuỗi ngọc sẽ tạo nên sự quý phái, sang trong. Và thường các bà,cách chọn màu tiết đê đỏ thẫm. Đặc biệt, áo dài Huế thường có màu tím nhẹ nhàng. Áo dài rất được ưa chuộng trong công sở, trường học, đi dạo phố, trên các sàn diễn thời trang, trong các cuộc thi hoa hậu… không chỉ vì màu sắc, hình dáng đa dạng mà còn vì tính nhẹ, thấm mồ hôi và độ rũ cao, mặc sẽ thể hiện rõ vẻ đẹp của người mặc và sẽ tạo vẻ tự nhiên.
Theo xu hướng thời trang hiện nay, du nhập thời trang phương Tây và nhiều mẫu sáng tạo, sự phá cách mạnh mẽ, đầy ý tưởng mới lạ, các nhà thiết kế hàng đàu của Việt Nam như: Việt Hùng, Minh Hạnh, Võ Việt Chung… đã tung ra giới thiệu hàng loạt bộ sưu tâp áo dài mới lạ, đầy cá tính. Cổ áo có nhiều kiểu: cổ trái tim, cổ thuyền, cổ tròn, cổ vuông… Tay áo cũng có nhiều kiểu cho mỗi người chúng ta lựa chọn như: tay rộng, tay ôm, tay dài, tay lửng… Thân và áo trang trí nhiều họa tiết đẹp mắt, kết hợp cổ điển và hiện đại, truyền thống mà cũng rất phương Tây tạo sự nổi bật, lạ mắt và tuyệt đẹp. Đặc biệt, hiện nay một số áo dài có kiểu pha màu tinh tế, đặc sắc như phối các màu tương phản với nhau, làm nổi trội tạo sự riêng biệt,đẹp hơn.Trên cổ áo có đính khuy áo kết vải kiểu Tàu, được quấn thành nhiều loại hoa.Bây giờ, áo dài trở thành lĩnh vực thiết kế thời trang được rất nhiều các bạn trẻ trong va ngoài nước quan tâm, yêu thích, gửi trọn ý tưởng tâm huyết để làm nên tác phẩm thành công, ý nghĩa.
Áo dài rất được mọi người yêu thích sử dụng. Nó được sử dụng trong công sở, được các nữ sinh cấp hai, ba mặc đến trường, được sử dụng trong các dịp cưới hỏi, được các nữ tiếp viên hàng không của hãng Vietnam Airline sử dụng trên máy bay… Áo dài được các hoa hậu mặc trong phần trang phục truyền thống và được đành giá rất cao. Áo dài còn được mặc trong các dịp lễ lớn, trong đại trong và ngoài nước. Trong hội nghị Apec vừa qua và nước Việt Nam là nước chủ nhà, các nguyên thủ của các quốc gia trên thế giới đều phải mặc áo dài. Những dẫn chứng trên đã cho thấy áo dài có một tầm quan trọng vô cùng to lớn.
Mặc áo dài là một nghệ thuật, là niềm hạnh phúc, niềm tự hào và là sự hãnh diện. Nhưng bảo quản áo dài còn quan trong hơn cả mặc áo dài. Vì nếu không bảo quản đúng cách, kĩ lưỡng, cẩn thận, không coi trọng như: mặc xong quẳng áo dài vào một góc…thì chẳng khác nào ta không tôn trọng Tổ quốc mình vì áo dài là một trong những biểu tượng của Việt Nam. Vì thế, ta phải giử gìn áo dài thật cẩn thận, phải nâng niu những tà áo đó. Không được giặt áo dài bằng máy giặt, phải giặt tay cẩn thận. Giặt xong phải phơi khô, ủi thẳng rồi treo lên giá chứ khôn gấp hay vò rồi bỏ vào tủ. Đối với lụa tơ tằm, nhung, gấm thì chỉ được giặt bằng dầu gội đầu hay xà bông tắm, không giặt bằng các chất tẩy mạnh như xà phòng giặt, nước xả vải… Phải ủi bằng hơi và phơi khi nó chưa khô hẳn. Không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời mà phải phơi trong bóng râm. Đối với hàng có thêu hoa, đính cườm thì cũng phải cần phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ cao. Đây cũng chính là tình cảm tình cảm và sự tôn trọng bản sắc dân tộc của mỗi con người.
Bây giờ, rất ít ai còn mặc áo dài nam. Rất khó có thể nhìn thấy một cụ già hay môt chàng trai trong trang phục áo nam dài truyền thống. Chỉ ở những miền quê hay những vùng nông thôn ngoài Bắc, trong các dịp lễ lớn mới thấy các cụ gì mặc áo dài đen. Hoặc trong cac dịp hát đối quan họ ở Bắc Ninh thì mới thấy những người đàn ông trong trang phục áo dài.
Áo dài luôn là niềm tự hào của mỗi con người Việt Nam. Mỗi người Việt nào cũng mong muốn áo dài sẽ luôn giữ được vẻ đẹp truyền thống, riêng biệt mà chỉ có áo dài mói co. và cũng có những người luôn mong muốn cách tân áo dài thêm nữa để tạo nên sự mới lạ, khác biệt. Nhưng những người đó nên biết nhân thức những việc mình làm. Mong muốn cách tân áo dài la đúng đắn, nhưng họ nên biết cách tân như thế nào để vẫn giữ được nét đẹp truyền thông mà vẫn mang một cái gì đó mới la. Chứ không nên cách tân áo dài một cách không suy nghĩ, không biết nghĩ đến những vấn đề,ý nghĩa sâu xa mà áo dài sẽ mang lại. Có những nhà thiết kế thiết kế những kiểu áo dài hở ngực,… hay những người lớn tuổi thường nói là ao thiếu vải. Áo dài vốn mang phong cách kín đáo, không hở hang. Nhưng những nhà thiết kế đó lại đi ngược với cái truyền thông áo dài từ xưa đên nay. Họ làm vậy là có nên không? Nếu họ muốn thiết kế ra những chiếc váy dạ hội thì họ cứ việc thiết kế. Nhưng họ đừng biến áo dài trở thành những bộ đồ như vậy. Nếu làm như vậy thì còn gì là sự khác biệt giữa áo dài với các loại áo váy khác. Những người phụ nữ mặc những bộ đồ mà các nhà thiết kế bây giờ cách tân đã không còn thể hiên những phâm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam mà còn làm người khác nhìn thấy thật là lẳng lơ. Vậy việc cách tân cáo dài là viêc nên làm nhưng phải biết cách tân như thế nào để áo dài vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống má vẫn mang những điểm mới mẻ mà các nhà thiết kế muốn mang tới.
Cũng như những cô nàng học sinh thời nay khi mặc áo dài đã đưa luôn cả phong cách hiện đại của họ vào áo dài làm hình ảnh duyên dáng của con gái Việt Nam mất đi.
Áo dài làm tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, không chỉ vẻ đẹp hình thể mà còn thể hiện cả vẻ đẹp sâu trong tâ m hồn của người phụ nữ: chất phác, hiền lành, cần cù, thủy chung, tốt bụng…Mặc dù áo dài đã xuất có từ rất lâu nhưng đến nay, áo dài vẫn là trang phục truyền thống chính của người phụ nữ Việt Nam, vẫn luôn giữ chỗ đưng vững chắc trong lòng bạn bè bốn phương. Áo dài là niềm tự hào của tất cả người dân Việt Nam khi đứng trước bạn bè năm châu. Áo dài là đặc trưng đáng quý, thiêng liêng của dân tộc ta. Là một trong những biểu tượng của đất nước. Nó tạo nên nét đẹp duyên dáng, chân thành mà quý phái của người phụ nữ Việt, nhắc ta nhớ đến bản sắc dân tộc quê hương. Từ “áo dài” không thể dịch sang bất cứ một thứ tiếng nào khác vì không có bất cứ đất nước nào, không ở bất cứ nơi nào ngoài Việt Nam có tà áo dài
Chính nó đã tạo ra sự khác biệt của Việt Nam ta với các quốc gia khác. Không chỉ người Việt Nam thích áo dài, mà ngay cả những người nước ngoài cũng rất thích áo dài. Mỗi du khách khi đến với Việt Nam đều ngưỡng mộ chiếc áo dài và không quên mua về nước một bộ áo dài lam kỉ niệm. Áo dài còn được Unessco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.Với những con người xa quê, áo dài giúp họ nhớ về Việt Nam thanh bình, yên ả, giúp họ nhớ mẹ, nhớ bà, nhớ cô vợ nết na, hiền hậu mà lòng dâng lên tình yêu thiết tha.
Dù thời gian có trôi qua bao lâu thì áo dài vẫn mãi là nét đẹp vĩnh cửu, riêng biệt của người phụ nữ Việt Nam bên chiếc lá quê hương. Áo dài mãi mãi tôn vinh vẻ đẹp nhân hậu, dịu dàng, thủy chung của mỗi người phụ nữ. Nó sẽ luôn tồn tại cùng thời gian, sẽ luôn được mọi người nhớ đến, trân trọng và yêu quý, không ngừng bảo vệ, gìn giữ và phát huy. Nhưng đều quan trong là nó chính là sự kết tinh của nhiều nét đẹp tinh hoa của dân tộc mà người Việt Nam mãi tự hào cùng bạn bè năm châu.
Dân tộc Việt Nam co một chiều dài lịch sử hơn bốn ngàn năm như sách sử đã ghi. Trong do, chúng ta bị hơn một ngàn năm Bắc thuộc, tám mươi hai năm bị Thực dân Pháp đô hộ, tiếp theo là những cuộc nội chiến tương tàn. Một dân tộc mà bị dân tộc khác đô hộ trên một ngàn năm quả là quá lâu. Bao nhiêu tài sản của quốc gia, sử sách quý giá, tài liệu về lịch sử… đã bị cướp đi hoặc bị tiêu hủy hết. Mục đích của những kẻ thống trị là triệt tiêu nền văn hóa của ta để đồng hóa.Mặc dù vậy, dân tộc ta , những con người Việt Nam yêu nước luôn cố gắng giữ gìn, bảo vệ và phát huy những truyền thống đó, những biểu tượng , những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam. Và áo dài là một trong những thứ mà con người Việt Nam luôn không ngừng bảo vệ và làm nó ngày càng tốt dẹp hơn.
Không ai biết chính xác áo dài ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiều người nghiên cứu về vấn đề này. Y phục xa xưa nhất của người Việt theo những hình khắc trên mặt trống Đồng Ngọc Lữ cách đây vài ngàn năm thì cho thấy hình ảnh người phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ.Sử gia Đào Duy Anh viết:” Theo sách Sử kí chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả ( hình thức tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỉ thứ nhất, Nhâm Diệm dạy cho dân quận Cửu Châu dùng kiểu áo theo người Tàu”. Theo những lời sách đó thì ta có thể suy luân dược rằng trước hồi Bắc thộc thì người Việt gài áo gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mà mặc áo gài về tay phải.
Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa là chiếc áo giao lãnh tương tự như chiếc áo tứ thân. Nhưng vì áo giao lãnh không thích hợp cho việc đồng áng cũng như nhưng những công việc nặng nhọc nên được biến đổi thành áo tứ thân. Áo tứ thân rất phù hợp với người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gành gồng tháo vát. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành, gia đình giàu có thì nhàn hạ hơn thì họ muốn có một kiểu cách tân thế nào đó để giảm bớt nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng, khuê các. Thế là áo ngũ thân với cải biến cải ở vạt nửa trước phải nay dược thu bé lại trở thành vạt con, thêm một vạt thứ nằm be bé nằm ở dưới vạt trước.
Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt trước nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về Ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và Ngũ hành theo triết học phương Đông.Nhưng rồi những bộ áo mớ ba, mớ bảy, lắm mảnh nhiều tà không còn phù hợp cho việc sinh hoạt của người phụ nữ. Và cũng bởi sự sáng tạo không ngừng, không ngừng tìm tòi, không ngừng đổi mới chiếc áo dài Việt Nam mà chiếc ao dài ngũ thân lại được cách tân đổi mớ. Vì thế mà áo dài đã trải qua rất nhiều lần cách tân và mới hình thành được bộ áo dài truyền thống hiện nay.
Thời kì nước ta còn bị sự xâm lược của Thực dân Pháp, họa sĩ Cát Tường thay đổi chiếc áo từ bốn, năm tà còn lại hai tà. Đó chính là chiếc áo dài hai tà đầu tiên ở nước Việt Nam ta. Người Pháp gọi chiếc áo dài đó là Le Mur, có nghĩa là “The wall” trong tiếng Anh. Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đát để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi. Dồng thời thân trên được may ôm sát theonhững đường cong cơ thể người mặc, tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo.
Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dich chuyển sang một chỗ mở mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn. Đến năm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ đã cách tân áo dài Le Mur thành áo dài Lê Phổ. Họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo dài Le Mur, dồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người , trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn.
Rồi đến thập niên 1960, nhà may Dung ở Dakao, Sài Gòn đã lại cách tân áo dài, tạo ra chiếc áo dài với tay giác lang. Cách ráp tay raglan (giác lăng) đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo dài: những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách. Cách ráp này cải biên ở chỗ hàng nút cài được bố trí chạy dọc từ cổ xéo xuồng nách, rồi kế đó chạy dọc bên hông. Với cách ráp này đã làm vải được bó sít sao cho thân người mặc từ dưới nách đến lườn eo, khiến chiếc áo dài ôm khít từng từng đương cong của thân hình người phụ nữ, tạo thêm tính thẩm mĩ. Sau đó, áo dài lại tiếp tục được cách tân, tạo nên kiểu áo dài Miniraglan. Phiên bản này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bạn này, áo dài có tà chỉ dài tới gối, nhưng hai ống quần rộng lòa xòa phủ kín đôi chân. Hai đặc điểm này làm cho tà áo dài của nữ sinh đậm chát hồn nhiên, dễ thương.
Năm 1939, nhà tạo mẫu Cát Tường đã tung ra một kiểu áo mới có tên gọi là Le Mur mang mẫu dáng rất Âu hoá, áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may, không nối sống bên dưới, nhưng cổ áo khoét hình trái tim; có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ; vai áo may bồng, tay nối ở vai; khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Vậy là áo Le Mur được xem là táo bạo và chỉ có giới nghệ sỹ hay ăn chơi "thời thượng" lúc đó mới dám mặc. Nhưng chỉ đến khoảng năm 1943 thì loại áo này đã bị lãng quên.
Đến khoảng những năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may chiết eo. Các nhà may lúc đó đã cắt áo lượn theo thân người. Thân áo sau rộng hơn thân trước, đặc biệt là phần mông để áo ôm theo thân dáng mà không cần chiết eo; vạt áo cắt hẹp hơn, cổ áo cao lên trong khi gấu được hạ thấp xuống.
Vào những năm 1960, áo dài được thay đổi nhiều nhất vì cái nịt ngực được sử dụng ngày càng phổ biến hơn, nên áo dài phải được may chiết eo, thậm chí người phụ nữ mặc rất chật để tôn ngực. Eo áo cắt cao lên để hở cạp quần; gấu áo cắt ngang thẳng và dài gần đến mắt cá chân. Năm 1960, vì muốn thấy có cảm giác cổ phụ nữ dài thêm, bà Trần Lệ Xuân đặt ra loại áo dài cổ thuyền, được gọi là áo bà Nhu và sau này còn có người may áo dài với cổ khoét tròn.
Vào cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, để thích ứng với thời trang váy ngắn, quần loe của thanh niên theo lối hippy, áo dài mini đã xuất hiện và ngay lập tức trở thành mốt thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng ra và không chiết eo, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể; cổ áo may thấp xuống còn 3 cm; vai áo bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn; quần khi đó được may rất dài, gấu rộng đến 60 cm. Mặc dù không tồn tại lâu nhưng áo dài Hippy lại là một điểm đáng chú ý trong lịch sử áo dài. Hình ảnh thiếu nữ trong trang phục áo dài với các sắc màu rực rỡ đã thể hiện nét đặc trưng của người phụ nữ hiện đại cuối những năm 1960. Tuy nhiên, trào lưu áo dài Hippy chủ yếu diễn ra tại miền Nam Việt Nam nơi mà làn sóng Hippy của nền văn hoá phương Tây tác động một cách mạnh mẽ. Sau thời kỳ này trở về đến năm 1990, áo dài không thay đổi nhiều lắm so với truyền thống, thỉnh thoảng cũng có vài mẫu đổi mới, chẳng hạn như quần và áo đồng màu, nhưng không phổ biến...
Ngày nay, Việt Nam đã có một lực lượng đông đảo các nhà tạo mẫu áo dài, với đủ các loại chất liệu vải, họ vẫn luôn nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo đưa ra những mẫu mốt mới... Song, cũng chỉ dừng lại ở việc thay đổi chất vải và hoa văn trên áo dài còn về kiểu dáng vẫn phải giữ theo "công thức" cũ, nghĩa là không khác gì nhiều với cái áo dài của pho tượng Ngọc Nữ thế kỷ XVII. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt Nam, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.)
Áo dài là loại áo mà dù có đi xa hay ở tận đâu thì chỉ cần thoáng bắt gặp là sẽ nhớ ngay đến người phụ nữ Việt Nam dịu dàng, đon đả, vị tha. Áo dài có cấu tạo khá phức tạp và mang nét đặc trưng của từng miền. Áo được chia làm hai loại: áo dài dành cho nam và áo dài dành cho nữ. Nhưng áo dài nữ vẫn thịnh hành và được quan tâm hơn cả. Áo dài từ cổ xuống đến chân, gồm các bộ phận chính: cổ áo, tay, thân, tà áo. Từ lâu, cổ áo lúc nào cũng được may theo kiểu cổ Tàu ( cổ đứng cao hết cổ). Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, lượng tròn đằng sau theo phong cách kín đáo, không hở hang. Ở trước cổ áo thường đính thêm nút bấm may ẩn ở bên trong. Nhưng bây giờ, do có nhiều sở thích khác nhau mà cũng xuất hiện nhiều kiểu cổ áo như: cổ thuyền, cổ tròn… Do đó, người mặc có thể lựa chon loại cổ áo phù hợp với hình dáng, sở thích của mình. Còn phần tay áo theo lối đơn giản, không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ xuồng cổ tay.
Thân áo gồm hai phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân. Thân áo may sát vào form người, ở ngực áo có chiết li, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ. Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Ở dưới cùng thường có một cái móc sắt nhỏ ghép hai tà áo lai với nhau để tạo sự chắc chắn và cố định cho người mặc. Và cuối là tà áo, một bộ phận không thể thiếu của áo dài. Tà áo xẻ dài từ trên xuống ở hai bên, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển. Trước đây, tà áo được may bản to, đơn điệu, xuôn thẳng từ eo xuống nên hơi cứng, độ rũ và mèm mại không cao và không thướt tha. Nên sự cải cách mới đã ra đời trong sự nhạy cảm, tinh tế và phá cách, tà áo được xếp viền, thêu hoa, thêu phượng, may dài xuống quá đầu gối, rũ xuống, mềm mại bay tự do trong gió. Ở từng khu vực,áo dài lại được cách tân theo một kiểu riêng biệt, mang ý nghĩa sâu sắc của từng vùng, từng miền. Nhưng chúng vẫn có chung một đặc diểm là tôn lên vẻ đẹp kín đáo, thanh lịch và dịu dàng cùa người phụ nữ. áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi bóng....với trang fục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.
Có rất nhiều loại vải phong phú, đa dang để có thể may lên một bộ áo dài. Nhưng tất cả các loại vải đó đều có chung đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Các loại vải thường dùng là nhiễu, voan, gấm, nhung, lụa tổng hợp, lụa Hà Đông, sa-tanh,… nhưng đẹp nhất và mắc nhất vẫn là lụa tơ tằm. Màu sác cùa áo dài cũng rất đa dang: có khi sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhat. Nhưng mỗi chúng ta phải biết lưa chọn loại vải phù hợp với hoàn cảnh, ngân sách gia đình, phài biết lực chọn màu sắc phù hợp với sở thích, da, màu da, hình dáng bên ngoài và tùy vào độ tuổi để có được một bộ áo dài đẹp, vừa ý.
Áo dài tơ tằm
Ví dụ như: đối với gấm, nhung màu đen tuyền ánh xanh hay tím cùng chuỗi ngọc sẽ tạo nên sự quý phái, sang trong. Và thường các bà,cách chọn màu tiết đê đỏ thẫm. Đặc biệt, áo dài Huế thường có màu tím nhẹ nhàng. Áo dài rất được ưa chuộng trong công sở, trường học, đi dạo phố, trên các sàn diễn thời trang, trong các cuộc thi hoa hậu… không chỉ vì màu sắc, hình dáng đa dạng mà còn vì tính nhẹ, thấm mồ hôi và độ rũ cao, mặc sẽ thể hiện rõ vẻ đẹp của người mặc và sẽ tạo vẻ tự nhiên.
Theo xu hướng thời trang hiện nay, du nhập thời trang phương Tây và nhiều mẫu sáng tạo, sự phá cách mạnh mẽ, đầy ý tưởng mới lạ, các nhà thiết kế hàng đàu của Việt Nam như: Việt Hùng, Minh Hạnh, Võ Việt Chung… đã tung ra giới thiệu hàng loạt bộ sưu tâp áo dài mới lạ, đầy cá tính. Cổ áo có nhiều kiểu: cổ trái tim, cổ thuyền, cổ tròn, cổ vuông… Tay áo cũng có nhiều kiểu cho mỗi người chúng ta lựa chọn như: tay rộng, tay ôm, tay dài, tay lửng… Thân và áo trang trí nhiều họa tiết đẹp mắt, kết hợp cổ điển và hiện đại, truyền thống mà cũng rất phương Tây tạo sự nổi bật, lạ mắt và tuyệt đẹp. Đặc biệt, hiện nay một số áo dài có kiểu pha màu tinh tế, đặc sắc như phối các màu tương phản với nhau, làm nổi trội tạo sự riêng biệt,đẹp hơn.Trên cổ áo có đính khuy áo kết vải kiểu Tàu, được quấn thành nhiều loại hoa.Bây giờ, áo dài trở thành lĩnh vực thiết kế thời trang được rất nhiều các bạn trẻ trong va ngoài nước quan tâm, yêu thích, gửi trọn ý tưởng tâm huyết để làm nên tác phẩm thành công, ý nghĩa.
Áo dài rất được mọi người yêu thích sử dụng. Nó được sử dụng trong công sở, được các nữ sinh cấp hai, ba mặc đến trường, được sử dụng trong các dịp cưới hỏi, được các nữ tiếp viên hàng không của hãng Vietnam Airline sử dụng trên máy bay… Áo dài được các hoa hậu mặc trong phần trang phục truyền thống và được đành giá rất cao. Áo dài còn được mặc trong các dịp lễ lớn, trong đại trong và ngoài nước. Trong hội nghị Apec vừa qua và nước Việt Nam là nước chủ nhà, các nguyên thủ của các quốc gia trên thế giới đều phải mặc áo dài. Những dẫn chứng trên đã cho thấy áo dài có một tầm quan trọng vô cùng to lớn.
Mặc áo dài là một nghệ thuật, là niềm hạnh phúc, niềm tự hào và là sự hãnh diện. Nhưng bảo quản áo dài còn quan trong hơn cả mặc áo dài. Vì nếu không bảo quản đúng cách, kĩ lưỡng, cẩn thận, không coi trọng như: mặc xong quẳng áo dài vào một góc…thì chẳng khác nào ta không tôn trọng Tổ quốc mình vì áo dài là một trong những biểu tượng của Việt Nam. Vì thế, ta phải giử gìn áo dài thật cẩn thận, phải nâng niu những tà áo đó. Không được giặt áo dài bằng máy giặt, phải giặt tay cẩn thận. Giặt xong phải phơi khô, ủi thẳng rồi treo lên giá chứ khôn gấp hay vò rồi bỏ vào tủ. Đối với lụa tơ tằm, nhung, gấm thì chỉ được giặt bằng dầu gội đầu hay xà bông tắm, không giặt bằng các chất tẩy mạnh như xà phòng giặt, nước xả vải… Phải ủi bằng hơi và phơi khi nó chưa khô hẳn. Không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời mà phải phơi trong bóng râm. Đối với hàng có thêu hoa, đính cườm thì cũng phải cần phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ cao. Đây cũng chính là tình cảm tình cảm và sự tôn trọng bản sắc dân tộc của mỗi con người.
Bây giờ, rất ít ai còn mặc áo dài nam. Rất khó có thể nhìn thấy một cụ già hay môt chàng trai trong trang phục áo nam dài truyền thống. Chỉ ở những miền quê hay những vùng nông thôn ngoài Bắc, trong các dịp lễ lớn mới thấy các cụ gì mặc áo dài đen. Hoặc trong cac dịp hát đối quan họ ở Bắc Ninh thì mới thấy những người đàn ông trong trang phục áo dài.
Áo dài luôn là niềm tự hào của mỗi con người Việt Nam. Mỗi người Việt nào cũng mong muốn áo dài sẽ luôn giữ được vẻ đẹp truyền thống, riêng biệt mà chỉ có áo dài mói co. và cũng có những người luôn mong muốn cách tân áo dài thêm nữa để tạo nên sự mới lạ, khác biệt. Nhưng những người đó nên biết nhân thức những việc mình làm. Mong muốn cách tân áo dài la đúng đắn, nhưng họ nên biết cách tân như thế nào để vẫn giữ được nét đẹp truyền thông mà vẫn mang một cái gì đó mới la. Chứ không nên cách tân áo dài một cách không suy nghĩ, không biết nghĩ đến những vấn đề,ý nghĩa sâu xa mà áo dài sẽ mang lại. Có những nhà thiết kế thiết kế những kiểu áo dài hở ngực,… hay những người lớn tuổi thường nói là ao thiếu vải. Áo dài vốn mang phong cách kín đáo, không hở hang. Nhưng những nhà thiết kế đó lại đi ngược với cái truyền thông áo dài từ xưa đên nay. Họ làm vậy là có nên không? Nếu họ muốn thiết kế ra những chiếc váy dạ hội thì họ cứ việc thiết kế. Nhưng họ đừng biến áo dài trở thành những bộ đồ như vậy. Nếu làm như vậy thì còn gì là sự khác biệt giữa áo dài với các loại áo váy khác. Những người phụ nữ mặc những bộ đồ mà các nhà thiết kế bây giờ cách tân đã không còn thể hiên những phâm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam mà còn làm người khác nhìn thấy thật là lẳng lơ. Vậy việc cách tân cáo dài là viêc nên làm nhưng phải biết cách tân như thế nào để áo dài vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống má vẫn mang những điểm mới mẻ mà các nhà thiết kế muốn mang tới.
Cũng như những cô nàng học sinh thời nay khi mặc áo dài đã đưa luôn cả phong cách hiện đại của họ vào áo dài làm hình ảnh duyên dáng của con gái Việt Nam mất đi.
Áo dài làm tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, không chỉ vẻ đẹp hình thể mà còn thể hiện cả vẻ đẹp sâu trong tâ m hồn của người phụ nữ: chất phác, hiền lành, cần cù, thủy chung, tốt bụng…Mặc dù áo dài đã xuất có từ rất lâu nhưng đến nay, áo dài vẫn là trang phục truyền thống chính của người phụ nữ Việt Nam, vẫn luôn giữ chỗ đưng vững chắc trong lòng bạn bè bốn phương. Áo dài là niềm tự hào của tất cả người dân Việt Nam khi đứng trước bạn bè năm châu. Áo dài là đặc trưng đáng quý, thiêng liêng của dân tộc ta. Là một trong những biểu tượng của đất nước. Nó tạo nên nét đẹp duyên dáng, chân thành mà quý phái của người phụ nữ Việt, nhắc ta nhớ đến bản sắc dân tộc quê hương. Từ “áo dài” không thể dịch sang bất cứ một thứ tiếng nào khác vì không có bất cứ đất nước nào, không ở bất cứ nơi nào ngoài Việt Nam có tà áo dài
Chính nó đã tạo ra sự khác biệt của Việt Nam ta với các quốc gia khác. Không chỉ người Việt Nam thích áo dài, mà ngay cả những người nước ngoài cũng rất thích áo dài. Mỗi du khách khi đến với Việt Nam đều ngưỡng mộ chiếc áo dài và không quên mua về nước một bộ áo dài lam kỉ niệm. Áo dài còn được Unessco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.Với những con người xa quê, áo dài giúp họ nhớ về Việt Nam thanh bình, yên ả, giúp họ nhớ mẹ, nhớ bà, nhớ cô vợ nết na, hiền hậu mà lòng dâng lên tình yêu thiết tha.
Dù thời gian có trôi qua bao lâu thì áo dài vẫn mãi là nét đẹp vĩnh cửu, riêng biệt của người phụ nữ Việt Nam bên chiếc lá quê hương. Áo dài mãi mãi tôn vinh vẻ đẹp nhân hậu, dịu dàng, thủy chung của mỗi người phụ nữ. Nó sẽ luôn tồn tại cùng thời gian, sẽ luôn được mọi người nhớ đến, trân trọng và yêu quý, không ngừng bảo vệ, gìn giữ và phát huy. Nhưng đều quan trong là nó chính là sự kết tinh của nhiều nét đẹp tinh hoa của dân tộc mà người Việt Nam mãi tự hào cùng bạn bè năm châu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thị Tuyết Vân
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)