Bài 14. Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng

Chia sẻ bởi Chế Thị Kim Thủy | Ngày 02/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

THUYẾT MINH VỀ ÁO DÀI VIỆT NAM
Tà áo em.. bay bay… trong gió nhẹ nhàng….
Dù ở đâu… Pa-ri, Luân Đôn hay những miền xa
Chiếc áo dài là một biểu tượng minh chứng cho bao biến cố lịch sử và thời gian mà đất nước Việt Nam và người Việt ta đã trải qua với không ít sự khó khăn và chịu đựng qua việc đồng hóa
+ Đàn ông : để tóc dài, thắt bím đuôi sam…
+ Đàn bà : cắt tóc ngắn, mặc quần…
Nhưng cố nhân ta vẫn đẹp biết bao trong chiếc áo dài thướt tha và uyển chuyển, thế thì chiếc áo dài khi xưa khác với bây giờ như thế nào ?
Chiếc áo dài đầu thế kỷ XX và hiện tại
1. Nguồn gốc
a/ Áo giao lãnh

- Chiếc áo giao lãnh tương tự như áo tứ thân nhưng hai thân trước được xẻ dọc, giao nhau không buộc lại.
- Áo phủ ngòai yếm lót, váy tơ đen và thắt lưng màu buông thả.

Một số hình ảnh về áo giao lãnh
b/ Áo tứ thân
- Mặc cùng váy xắn quai còng. Màu nâu non, nâu già hoặc váy vải thô nhuộm bùn.
- Các bà các cô vấn tóc trong khăn nhung, vấn trần có một lọn để tóc đuôi gà làm duyên.
- đội nón thượng quai thao, tay đeo vòng, chân mang giày dừa, dép cong…
Trang phục áo dài tứ thân của phụ nữ chịu ảnh hưởng bởi quan niệm thẩm mỹ và tâm lý xã hội của chế độ phong kiến đương thời. Áo tứ thân được may rộng, màu sắc đơn giản, ít họa tiết trang trí. Hình ảnh thiếu nữ mặc áo dài tứ thân ( còn gọi áo Tề Thôn, áo Xống Tràng, áo Giao Lãnh) cùng dải lụa màu với xà tích bạc thắt ngang lưng, phía trước mặc yếm lụa trắng ngà, tóc vấn đuôi gà, cổ đeo kiềng, chân mang đuôi guốc gỗ cong cong, đầu đội vành nón quai thao che nghiêng... trông rất hiền hậu, mộc mạc và duyên dáng. Hình ảnh này đã đi vào thơ ca và trở thành biểu tượng cao đẹp của người con gái Việt Nam thời xưa. Áo dài tứ thân được sử dụng khá nhiều ở nông thôn miền Bắc cho dến những năm đầu thập niên 1930.
Một số hình ảnh về áo tứ thân
c/ Áo ngũ thân

Áo dài ngũ thân thế kỷ 17 -19
Áo dài ngũ thân có 4 mảnh ghép thành hai thân áo phía trước và sau và một mảnh là tà áo phụ nằm dọc theo nửa thân áo trước từ cổ áo xuống gấu áo. Năm tà áo cũng là năm biểu tượng của ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ở miền bắc, do thời tiết lạnh vào mùa đông nên người phụ nữ mặc áo cùng lúc từ ba đến bảy áo.
- Áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầu cũng là quốc phục của phái nam
- Áo ngũ thân không những tôn vinh giá trị cao quý của người nữ trong gia đình cũng như xã hội, mà còn gói ghém nhân sinh quan của dân tộc.
Một số hình ảnh về áo dài ngũ thân
d/ Áo lemur
- Ra đời vào năm 1930.
- Kiểu dáng theo lối phương Tây nối vai ráp tay phồng, cổ lá sen,…
- Chiếc áo không được mềm mại như trước nhưng mang một phong cách Tây phương. Tuy nhiên không được nhiều người ưa chuộng.
Sơ lược về chiếc áo dài tân thời ngày nay
d/ Áo dài tân thời
- Ra đời vào những năm thập niên 60.
- Được may bằng tơ lụa nội hóa trông rất dịu dàng, khả ái.
- Thân áo may bằng hàng dày, phía ngực tay ráp bằng hàng ren hoặc hàng mỏng.
- Thân áo khác với khác màu với hay tay, có khi là hai màu tương phản đen trắng hoặc cũng có khi là đậm nhạt.
- Có khi phải dùng đến hai ba lớp.
Hình ảnh về chiếc áo dài tân thời
2. Công dụng

Chiếc áo dài giúp các cô tiếp viên hàng không đến để gõ sứ nước bạn. Quảng bá về nét đẹp của đất nước Việt Nam chúng ta.

Chiếc áo dài nêu lên được vẻ đẹp và nét đẹp truyền thống của người Việt Nam, đất nước Việt Nam


Áo dài luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các họa sĩ, các nhà văn, nhà thơ
- Chiếc áo dài tóat lên sự đằm thắm, dịu dàng của các cô nữ sinh
- còn là quốc phục của đất nước Việt.
- Các giáo viên nữ như nhẹ nhàng trong gió cùng chiếc áo dài thướt tha tung bay
Quan sát, nhận xét
3. Cách bảo quản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Chế Thị Kim Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)