Bài 14. Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng

Chia sẻ bởi Bùi Văn Lợi | Ngày 02/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

THUYẾT MINH VỀ CHIẾC MÁY VI TÍNH
Giới thiệu
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, đối với người học sinh, ngoài những người bạn thân quen như sách vờ, bút thước... chúng em còn có thêm một người bạn đặc biệt khác: máy vi tính.
Thật thú vị khi quay ngược dòng thời gian, tìm về cội nguồn của những chiếc máy tính, ‘những người bạn’ quen thuộc dành cho chúng ta .
THẾ HỆ THỨ 1
( 1945-1958)
Máy tính mà chúng ta sử dụng hiện nay có nguồn gốc từ thế kỉ 19. Analytical Engine - một cỗ máy với khả năng tính toán đáng ngạc nhiên do giáo sư toán học người Anh tên Charles Babbage sáng chế. Thiết kế này đã đặt nền móng cho máy tính mà hiện nay chúng ta đang dùng.
Bản mẫu chiếc máy Analytical Engine được trưng bày
Trong Bảo tàng Khoa học tại London , Anh
ENIAC ( Electron Numerical
Integrator And Computer)
Là máy tính điện tử số
đầu tiên do giáo sư Mauchly
và học trò của ông Eckert
tại đại học Pennsylvania thiết
kế vào năm 43 và được hoàn
thành vào năm 1946. Đây là
mộtmáy tính khổng lồ với kích
thước dài 20 mét , cao 2,8
mét, rộng vài mét . ENIACbao
gồm : 18.000 đèn điện từ ,
1500 công tắc tự động, cân
nặng là 30 tấn và tiêu thụ
140KW giờ. Nó có 20 thanh ghi
10 bít ( tính toá trên số thập
phân).Có khả năn thực hiện
5000 phép toán cộng trong
một giây.




Chân dung hai nhà sáng chế ra máy tính điện tử số
Jonh Presper Eckert (1919-1995)
John Mauchly ( 1907-1980)
THẾ HỆ THỨ 2
( 1958-1964)
Đại diện tiêu biểu cho máy tính thế hệ 2
PDP -1
IBM 7094
THẾ HỆ THỨ 3 (1964-1974)
Đại diện tiêu biểu cho máy tính thế hệ thứ 3
IBM SYSTEM 360
DEC PDP-8
THẾ HỆ THỨ 4
(1974-HIỆN NAY)
CẤU TẠO CỦA CHIẾC MÁY VI TÍNH
Màn hình máy tính

Loa ngoài
Bàn phím
Con trỏ chuột
CPU
Cấu Tạo
Máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau là CPU và màn hình. CPU là bộ phận quan trọng nhất của máy vi tính, đó là nơi xử lí các thông tin dữ liệu rất tinh vi. CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường là 50 cm * 10 cm * 40 cm. vỏ ngoài được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong là ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn... Mặt trước của máy vi tính là hình chữ nhật kích thước 10 cm * 40 cm. Tại đây có các bộ phận nhỏ để nhận đĩa mềm, kết nối USB và máy, hệ thống nút điều khiển máy... Mặt sau của CPU là ổ cắm dây nối CPU với nguồn điện, màn hình, bàn phím và con trỏ chuột.

Màn hình máy vi tính thường có kích thước và hình dáng tương đương một chiếc ti vi 21 inch. Nhưng ngày nay do sự phát triển của công nghệ, màn hình máy vi tính chỉ mỏng chừng 2 cm đến 3 cm và được làm bằng tinh thể lỏng.
Ngoài hai bộ phận trên còn cần có bàn phím và con trỏ chuột mới có thể hoàn chỉnh một chiếc máy vi tính. Bàn phím có hình chữ nhật, kích thước vào khoảng 16 cm * 25 cm, có các phím chữ nổi lên giúp nhập thông tin vào máy. Con trỏ chuột thon nhỏ, vừa tay nắm, có ba nút để điều khiển các lệnh trên màn hình.


Công Dụng
Việc sử dụng máy tính khá đơn giản. Với người học sinh, công dụng chủ yếu là tạo lập văn bản, sử dụng các phần mềm ứng dụng, khai thác Internet và ... chơi game!
Để sử dụng máy, trước tiên, ta phải cắm phích vào ổ điện, bật máy CPU và bật máy màn hình. Tiếp đó, nếu tạo lập văn bản, ta nhấn hai lần chuột trái vào biểu tượng “W” (microsolf word) trên màn hình rồi sử dụng các phím chữ, đấu... nhập thông tin vào trang trắng trên màn hình. Để sử dụng các chương trình khác, ta cũng mở máy rồi sử dụng bàn phím và con chuột để nhập thông tin và tạo các lệnh.
Nhờ chiếc máy vi tính, người học sinh có thể trao đổi thông tin học tập, tâm tư tình cảm nhanh chóng, tiện dụng, có thể xem và thực hiện các thí nghiệm vật lí, hóa học, có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc học tập... Ngoài ra, ta có thể giải trí bằng cách chơi trò chơi trên máy tính...



TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG MÁY TÍNH QUÁ NHIỀU

- Ngồi lâu bên máy tính đồng nghĩa với việc chỉ có bàn tay, cổ và các ngón tay của chúng ta là hoạt động liên tục trong khi toàn bộ phần thân người lại gần như bất động. Trong khi đó, các bác sĩ đã khẳng định rằng, khi các chuyển động chỉ lặp đi lặp lại ở cổ và ngón tay, nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến dây chằng ở đây làm chúng trở nên yếu, dễ bị tổn thương và nhanh mỏi cơ hơn. 
Ngoài ra, việc ngồi bất động thân dưới trong một khoảng thời gian dài còn làm cơ bắp toàn thân bị nhức mỏi cùng với nguy cơ gai đốt sống lưng rất cao.
- Ngồi lâu bên máy tính là một dạng vận động tốn ít năng lượng nhất nên trong thời gian, chúng ta thường có xu hướng thở nông. Điều này kéo dài liên tục trong một thời gian sẽ làm phổi của chúng mình giảm khả năng hấp thu oxy. Khi nồng độ oxy trong máu thấp thì lượng máu cung cấp cho việc nuôi cơ bắp, hệ thống tiêu hóa, các cơ quan nội tạng và bộ não cũng bị ảnh hưởng khiến cơ thể không hoạt động được tối ưu. 
GIẢI PHÁP
- Ngồi đúng tư thế khi sử dụng máy tính
Tùy theo vóc dáng của người, bạn cần điều chỉnh chiều cao của ghế sao cho phù hợp với tư thế "chuẩn" để tránh các vấn đề liên quan đến mắt và cột sống.
- Giải lao cho đôi mắt
Việc tập trung quá cao độ vào màn hình sẽ làm cho mắt bạn nhanh chóng mờ và dần giảm thị lực. Chính vì vây, bạn cần có thời gian nghĩ ngơi hợp lý cho mắt.
Cụ thể trong khoảng thời gian 30 - 45 phút, bạn nên có những hành động để thư giản mắt như:
- Nhìn thẳng, sau đó nhìn phải, trái, nhìn lên trên, nhìn xuống dưới cũng 10 giây.
- Nhắm mắt và lấy hai tay xoa nhãn cầu (10 giây).
- Nheo mắt lại rồi mở mắt nhanh hơn trong 10 giây.
THANkS YOU
FOR WATCHING
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Văn Lợi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)