Bài 14. Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng
Chia sẻ bởi Lisa Nguyen |
Ngày 02/05/2019 |
25
Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Tổ 3
THUYẾT MINH VỀ
cái phích nước
MỤC LỤC
1. Giới thiệu
2. Nguồn gốc
3. Cấu tạo
4. Nguyên lí giữ nhiệt
5. Cách chọn
6. Cách sử dụng
7. Cách bảo quản
8. Ưu điểm
Phích nước
1.Giới thiệu
Phích nước (hay còn gọi là bình thủy) là một dụng cụ gia đình dùng để đựng nước sôi hoặc nước ấm.
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 đến 40cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.
2. Nguồn gốc
Phích nước được phát minh bởi nhà vật lí học Sir James Dewar vào năm 1892 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton. Vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận nên bảo quản và làm vệ sinh khó khăn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giữa nhiệt độ bên trong bình và môi trường bên ngoài. Từ đó, ông Dewar chế tạo thành loại bình có khả năng cách ly nhiệt, dùng cho giữ nước nóng và có hình dáng như phích nước hiện nay. Ngoài ra, chiếc phích nước còn xuất hiện đầu tiên ở Đức vào năm 1904.
Sir James Dewar
3.Cấu tạo
Phích nước được cấu tạo từ 2 phần: ruột và vỏ.
Phần vỏ hình trụ, chiều cao tùy hình dạng và kích thước của phích. Vỏ có thể làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại và đi với đó là các loại nắp (phích nhựa dùng nút nhựa có ren, phích kim loại dùng nút gỗ). Nắp phích dùng để ngăn cản hiện tượng truyền nhiệt của phích bằng đối lưu và giúp nước không tràn ra khỏi phích. Phần đầu phích còn có quai cầm và được trang trí hoa văn cùng tên thương hiệu. Phần đáy có độ hở để thoát hơi.
Vỏ phích
Ruột phích
Nút phích
Phần ruột phích thực chất là một bình 2 vỏ, được nối với nhau ở miệng, làm bằng thủy tinh tráng bạc để bức xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích. Giữa 2 lớp thủy tinh là chân không giúp nhiệt không truyền được ra bên ngoài. Đáy ruột phích có 1 núm nhỏ là nơi hút khí giữa 2 lớp ruột phích nhằm ngăn chặn sự truyền nhiệt giữa nước trong phích và môi trường bên ngoài.
4. Nguyên lí giữ nhiệt
Khi rót nước sôi vào phích, do kết cấu của phích nước làm cho nhiệt lượng nóng không thể theo phương thức thường mà truyền ra ngoài.
5.Cách chọn phích nước
Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. Áp miệng phích vào tai nghe có tiếng o o là tốt bởi vì không khí sẽ không thể bức xạ nhiệt ra ngoài môi trường được Tháo đáy phích xem núm thuỷ ngân có còn nguyên vẹn hay không.
6. Cách sử dụng
Phích nước khi sử dụng mở nắp rót nước vào và đậy nắp lại.Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn, không nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa nước sôi và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4 lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước. Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn
Mới mua về thì không nên rót nước sôi vào ngay sẽ làm vỡ phích,chỉ nên rót nước có nhiệt độ từ 50-60℃.
Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
7. Cách bảo quản
Cần tráng rửa sạch phích trước lần sử dụng đầu tiên. Khi mua phích mới về nên rót nước ấm vào phích trước khoảng 30 phút sau đó mới đổ nước sôi để tránh vỡ phích.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là, nếu ruột phích bị nứt vỡ thì nước có thể tiếp xúc với lớp bạc, ảnh hưởng tới độ tinh khiết và không tốt với sức khỏe. Ruột phích bị nứt vỡ thường gây hiện tượng nóng vỏ phích, nước nguội rất nhanh, có thể thấy những vảy ánh bạc trong nước từ phích đổ ra, và có thể thấy vết nứt vỡ trong lòng phích. Trong trường hợp này, cần thay ngay ruột phích.
Khi dùng, nên tránh các khu vực có nhiều trẻ em. Nếu buộc phải sử dụng ở khu vực đó, nên để phích trong các giá hoặc nơi cao để tránh tai nạn.
Trong trường hợp nguồn nước trong vùng bị nhiễm các chất như Ca, Mg,... sẽ xuất hiện các kết tủa đóng cặn dưới đáy phích, khi đó có thể dùng giấm, chanh để loại bỏ chúng.
8. Ưu điểm
Phích nước có thể giữ nhiệt trong vòng 6 tiếng từ 100 độ còn giữ được 70 độ.
Giá rất hợp lí với người tiêu dùng.
Rất tiện lợi trong việc pha trà, sữa, cà phê…tiết kiệm thời gian. Ví dụ như pha trà mời khách; pha sữa cho em bé hoặc người thân bị bệnh; pha cà phê…
Phần thuyết trình của tổ 3
Đã kết thúc
THUYẾT MINH VỀ
cái phích nước
MỤC LỤC
1. Giới thiệu
2. Nguồn gốc
3. Cấu tạo
4. Nguyên lí giữ nhiệt
5. Cách chọn
6. Cách sử dụng
7. Cách bảo quản
8. Ưu điểm
Phích nước
1.Giới thiệu
Phích nước (hay còn gọi là bình thủy) là một dụng cụ gia đình dùng để đựng nước sôi hoặc nước ấm.
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 đến 40cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.
2. Nguồn gốc
Phích nước được phát minh bởi nhà vật lí học Sir James Dewar vào năm 1892 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton. Vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận nên bảo quản và làm vệ sinh khó khăn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giữa nhiệt độ bên trong bình và môi trường bên ngoài. Từ đó, ông Dewar chế tạo thành loại bình có khả năng cách ly nhiệt, dùng cho giữ nước nóng và có hình dáng như phích nước hiện nay. Ngoài ra, chiếc phích nước còn xuất hiện đầu tiên ở Đức vào năm 1904.
Sir James Dewar
3.Cấu tạo
Phích nước được cấu tạo từ 2 phần: ruột và vỏ.
Phần vỏ hình trụ, chiều cao tùy hình dạng và kích thước của phích. Vỏ có thể làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại và đi với đó là các loại nắp (phích nhựa dùng nút nhựa có ren, phích kim loại dùng nút gỗ). Nắp phích dùng để ngăn cản hiện tượng truyền nhiệt của phích bằng đối lưu và giúp nước không tràn ra khỏi phích. Phần đầu phích còn có quai cầm và được trang trí hoa văn cùng tên thương hiệu. Phần đáy có độ hở để thoát hơi.
Vỏ phích
Ruột phích
Nút phích
Phần ruột phích thực chất là một bình 2 vỏ, được nối với nhau ở miệng, làm bằng thủy tinh tráng bạc để bức xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích. Giữa 2 lớp thủy tinh là chân không giúp nhiệt không truyền được ra bên ngoài. Đáy ruột phích có 1 núm nhỏ là nơi hút khí giữa 2 lớp ruột phích nhằm ngăn chặn sự truyền nhiệt giữa nước trong phích và môi trường bên ngoài.
4. Nguyên lí giữ nhiệt
Khi rót nước sôi vào phích, do kết cấu của phích nước làm cho nhiệt lượng nóng không thể theo phương thức thường mà truyền ra ngoài.
5.Cách chọn phích nước
Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. Áp miệng phích vào tai nghe có tiếng o o là tốt bởi vì không khí sẽ không thể bức xạ nhiệt ra ngoài môi trường được Tháo đáy phích xem núm thuỷ ngân có còn nguyên vẹn hay không.
6. Cách sử dụng
Phích nước khi sử dụng mở nắp rót nước vào và đậy nắp lại.Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn, không nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa nước sôi và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4 lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước. Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn
Mới mua về thì không nên rót nước sôi vào ngay sẽ làm vỡ phích,chỉ nên rót nước có nhiệt độ từ 50-60℃.
Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
7. Cách bảo quản
Cần tráng rửa sạch phích trước lần sử dụng đầu tiên. Khi mua phích mới về nên rót nước ấm vào phích trước khoảng 30 phút sau đó mới đổ nước sôi để tránh vỡ phích.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là, nếu ruột phích bị nứt vỡ thì nước có thể tiếp xúc với lớp bạc, ảnh hưởng tới độ tinh khiết và không tốt với sức khỏe. Ruột phích bị nứt vỡ thường gây hiện tượng nóng vỏ phích, nước nguội rất nhanh, có thể thấy những vảy ánh bạc trong nước từ phích đổ ra, và có thể thấy vết nứt vỡ trong lòng phích. Trong trường hợp này, cần thay ngay ruột phích.
Khi dùng, nên tránh các khu vực có nhiều trẻ em. Nếu buộc phải sử dụng ở khu vực đó, nên để phích trong các giá hoặc nơi cao để tránh tai nạn.
Trong trường hợp nguồn nước trong vùng bị nhiễm các chất như Ca, Mg,... sẽ xuất hiện các kết tủa đóng cặn dưới đáy phích, khi đó có thể dùng giấm, chanh để loại bỏ chúng.
8. Ưu điểm
Phích nước có thể giữ nhiệt trong vòng 6 tiếng từ 100 độ còn giữ được 70 độ.
Giá rất hợp lí với người tiêu dùng.
Rất tiện lợi trong việc pha trà, sữa, cà phê…tiết kiệm thời gian. Ví dụ như pha trà mời khách; pha sữa cho em bé hoặc người thân bị bệnh; pha cà phê…
Phần thuyết trình của tổ 3
Đã kết thúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lisa Nguyen
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)