Bài 14. Lặng lẽ Sa Pa

Chia sẻ bởi Ma Thị hồng Quynh | Ngày 09/05/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Lặng lẽ Sa Pa thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 65: Lặng lẽ Sa Pa

(Nguyễn Thành Long)
1. Tác giả:
- Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và bút kí.
- Phong cách viết văn: Không gân guốc, gai góc mà thường pha chất kí mang vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo, giầu chất thơ.
- Nguyễn Thành Long (1925- 1991). Quê ở Quảng Nam- Đà Nẵng.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Viết 1970 nhân chuyến đi Lào Cai vào mùa hè, in trong tập" Giữa trong xanh"- 1972.
- Thể loại: Truyện ngắn giầu chất thơ.
- Tóm t?t:

- Tóm tắt truyên ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”

Trên chuyến xe khách từ Lào Cai đi Lai Châu, bác lái xe trò chuyện với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư mới ra trường. Chiếc xe dừng lại lấy nước và nghỉ ngơi, bác lái xe giới thiệu với cô kĩ sư và ông hoạ sĩ về một người “Cô độc nhất thế gian”, đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Xúc động trước vẻ đẹp tâm hồn của anh, ông hoạ sĩ đã phác hoạ bức chân dung anh thanh niên. Sau cuộc trò chuyện âý, cô kĩ sư càng thấy vững tin hơn vào quyết định lên nhận công tác ở miền núi của mình. Họ chia tay trong niềm xao xuyến, bâng khuâng với lời hẹn của ông hoạ sĩ nhất định sẽ trở lại Sa Pa .
II- Tỡm hi?u chi ti?t:
1. Cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa:
Tìm và chỉ ra những câu văn miêu tả cảnh sắc ở Sa Pa?
Tiết 65: Lặng lẽ Sa Pa

(Nguyễn Thành Long)
I- Tìm hiểu chung:
1. Cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa:
Nắng bây giờ bắt đầu nhen tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc..cây tử kinh.màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.
Nhận xét về từ ngữ và nghệ thuật mà tác giả sử dụng?
Từ ngữ gợi hình , hình ảnh so sánh, nhân hoá độc đáo.
Đến với Sa Pa, ta đến với những con đường đi trong mây uốn lượn giữa núi non hùng vĩ .
Nhà văn còn dắt ta đi sâu vào thảo nguyên thung lũng Tà Phình, với đàn bò lang đeo chuông ở các đồng cỏ thung lũng bên đường
Nếu vào mùa xuân,đi giữa những rặng đào, rặng đào dệt lên tấm khăn hồng tình tứ choàng lên núi tạo nên thung lũng của tình yêu đôi lứa. Tâm hồn ta trẻ lại, thanh xuân đến vô cùng trước những cánh đào trong sương ấy.
Đi trong bức tranh của “Lặng lẽ Sa Pa” ta còn gặp mây mù giăng giăng trên đỉnh núi chon von của Yên Sơn cao 2600m
Người đọc ngạc nhiên đến thích thú, mây hắt từng chiếc quạt trắng từ các thung lũng... Mây bị nắng xua cuộn tròn lại thành cục lăn trên các vòm lá ướt sương
Nắng bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây…
Nắng mạ bạc cả con đèo …
… đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn.
-> Cảnh sắc có đưuờng nét sống động, màu sắc hài hoà, tuươi sáng.
- Sa Pa đẹp nhưu một bức tranh với vẻ đẹp trong trẻo, sáng sủa, đầy chất thơ.
Qua đó cảnh vật Sa Pa hiện lên nhuư thế nào?
Theo lời của tác giả " Tác phẩm này là một bức chân dung", theo em đó là bức chân dung của ai? Hiện ra qua cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật nào?
2. Cuộc sống của con người.
a. Nhân vật anh thanh niên:
* Giới thiệu gián tiếp qua lời Bác lái xe:
2. Cuộc sống của con người.
a. Nhân vật anh thanh niên:
* Giới thiệu gián tiếp qua lời Bác lái xe:
Tuổi: 27.
Quê: Lào Cai.
- Nghề nghiệp: Công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m.
- Một người cô độc nhất thế gian, thèm người.
- Giới thiệu gián tiếp.
Hoàn cảnh sống, lao động gian khổ - một hoàn cảnh đặc biệt: Phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ.
Xin chân thành cảm Ơn
các em học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ma Thị hồng Quynh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)