Bài 14. Lặng lẽ Sa Pa

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lệ Hằng | Ngày 08/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Lặng lẽ Sa Pa thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
Bài tập. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
1, Truyện ngắn Làng của Kim Lân viết về đề tài gì?
A. Người trí thức B. Người phụ nữ
C. Người nông dân D. Người lính
2, Trong câu nói của ông Hai “nắng này là bỏ mẹ chúng nó!”, “chúng nó” là ai?
A. Cua, cá B. Giặc Tây C. Trâu, bò D. Lũ trẻ
3, Hai đoạn văn “Dứt lời, ông lão lại đi,… cứ múa cả lên, vui quá!” cho em thấy điều gì đáng quý ở ông Hai?
A. ông thích tỏ ra mình là người quan trọng.
B. ông rất quan tâm đến tình hình thời sự.
C. ông vui sướng khi thấy những thắng lợi thuộc về quân ta.
D. cả B và C đều đúng.

C
B
D
4, Dòng nào nói đúng nhất tâm trạng ông Hai từ khi nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc?
Bị ám ảnh và lo sợ trước bọn giặc Tây và Việt gian bán nước.
Luôn sợ hãi mỗi khi nghe ai đó tụ tập và nói về việc làng mình theo giặc.
Đau xót, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc.
Cả B và C đều đúng.








D
Tuần 14. bài 14. tiết 66, 67
Van b?n : Lặng Lẽ Sa Pa
( Trích )
- Nguyễn Thành Long -
I. ĐỌc – Chú thích
a, Tác giả:
Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam viết văn từ kháng chiến chống Pháp có sở trường về truyện ngắn và ký.
- Tác phẩm chính: Lý Sơn mùa tỏi; Tươi xanh mênh mông và Lặng lẽ Sa Pa.
b, Tác phẩm:

Nguyễn Thành Long (1925 - 1991)
Hoàn cảnh sáng tác mùa hè năm 1970 trong chuyến đi Lào Cai của tác giả.
- Đoạn trích “Lặng lẽ Sa-pa” được rút từ tập Giữa trong xanh, in năm 1972.

C, Giải thích từ khó
- Thể loại: Truyện ngắn
- Bố cục: 3 phần
+ Đoạn 1: Từ đầu  kìa anh kia: Giới thiệu về cuộc gặp gỡ tình cờ.
+ Đoạn 2: Tiếp “Những lời giới thiệu ấy  một vật gì như thế”: Diễn biến cuộc gặp gỡ.
+ Đoạn 3: phần còn lại: Cuộc chia tay cảm động.
Cốt truyện đơn giản tình huống độc đáo. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên và đoàn khách.
Nhân vật: anh thanh niên, ông hoạ sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư và các nhân vật gián tiếp khác.
Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả + biểu cảm và lập luận => tạo ra hứng thú cho người đọc.




Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm, đúng giờ “ốp” thì dù mưa tuyết, giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm công việc đã quy định).

Nhưng cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người (thèm người) - một hoàn cảnh thật đặc biệt.

II. Đọc - Hiểu văn bản
a) Nhân vật anh thanh niên

Bài tập
1, Tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” được viết theo thể loại nào?
Hồi kí B. Tiểu thuyết C. Truyện ngắn D. Tuỳ bút

2, Truyện được kể qua cái nhìn của ai?
Tác giả B. Anh thanh niên C. Ông hoạ sĩ D. Cô gái

3, Nhân vật chính của truyện là ai?
A. Ông hoạ sĩ B. Anh thanh niên C. Sô kĩ sư nông nghiệp D. Bác lái xe
C
C
B
4, Nội dung của câu văn sau là gì?
Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
Giới thiệu hoàn cảnh sống của anh thanh niên.
Giới thiệu công việc của anh thanh niên.
Giới thiệu cách sống của anh thanh niên.
Giới thiệu đặc điểm khí hậu, thời tiết của Sa pa.
5, Thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên là gì?
Công việc vất vả, nặng nhọc.
Sự cô đơn, vắng vẻ.
Thời tiết khắc nghiệt.
Cuộc sống thiếu thốn.


B
B
- Anh đã có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “… khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.
- Anh tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động: nào trồng hoa, nào nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.
- Những nét tính cách và phẩm chất: sự cởi mở, chân thành, rất đáng quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người (tình thân của anh với bác lái xe, thái độ ân cần, chu đáo, sự cảm động, vui mừng của anh khi có khách xa đến thăm bất ngờ…). Anh là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé.
- Nhờ cháu góp phát hiện kịp thời một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rồng… từ hôm ấy cháu thấy mình “thật hạnh phúc”.
 Anh thanh niên đó là người quan tâm đến mọi người, yêu cuộc sống và tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống trong công việc lao động, là người rất khiêm tốn.
b) nhân vật ông hoạ sĩ
c) Nhân vật khác
* Nhân vật cô kĩ sư:
=> Ông hoạ sĩ là người tinh tế, trí tưởng tượng phong phú, đầy cảm xúc. Ông là người tha thiết với vẻ đẹp của Sa Pa, của đất nước.
=> Đời sống đã cung cấp sẵn mẫu hình nghệ thuật – đi vào đời sống với tấm lòng tin yêu sẽ giúp người nghệ sĩ có cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.
* Nhân vật bác lái xe:
- Cô thấy bàng hoàng, cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm của anh thanh niên.
=> Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác.
Bác lái xe như chiếc cầu nối, qua lời giới thiệu của bác người đọc được kích thích sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên “một người cô độc nhất thế gian”, rằng đó là anh chàng “thèm” người.
* Những nhân vật xuất hiện gián tiếp:
- Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa
- Anh cán bộ nghiên cứu khoa học về sét: lặng lẽ, miệt mài vì lợi ích của đất nước, cuộc sống con người -> góp phần tạo thành một thế giới những con người có cuộc sống thầm lặng, lẽ sống cao đẹp.
* Chất trữ tình làm nên sức hấp dẫn cho câu chuyện
 Thông qua những suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ, hình ảnh anh thanh niên hiện ra rõ nét hơn, chủ đề của tác phẩm được gợi mở khơi gợi ra được nhiều ý nghĩa.
+ Phong cảnh thiên nhiên đẹp
+ Vẻ đẹp của cuộc sống giữa thiên nhiên lặng lẽ.
+ Những suy nghĩ về con người, cuộc sống.
Sa-pa trong mây
* Ghi nh?:
+ Nghệ thuật: - Cốt truyện giản dị nhưng có ý nghĩa sâu sắc.
Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn.
Miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn.
Kết hợp tự sự miêu tả nội tâm và biểu cảm.
+ Nội dung: - tác phẩm khắc hoạ thành công hình ảnh những người lao
động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí
tượng ở một mình trên đỉnh núi cao.
- Qua đó, truỵên khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

Bài tập: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
1, Nhận định nào nói đúng nhất những khía cạnh biểu hiện chất trữ tình trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”?
A. Những phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng được miêu tả qua cái nhìn của anh thanh niên.
B. Vẻ đẹp của cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của nhân vật anh thanh niên.
C. Những suy nghĩ về con người và cuộc sống, về nghệ thuật của các nhân vật.
D. Cả A, B, C đều đúng.
D
2, Cốt truyện của truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là gì?
Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.
Cuộc nói chuyện đầy thú vị giữa người lính xe lên Sa Pa với cô kĩ sư và ông hoạ sĩ già.
Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa tự kể về cuộc đời mình.
Cuộc gặp giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa nhưng trước đó chưa hề biết nhau.
C
3, Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lệ Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)