Bài 14. Lặng lẽ Sa Pa

Chia sẻ bởi Trần Cao Duyên | Ngày 08/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Lặng lẽ Sa Pa thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Lặng lẽ Sa Pa
Nguyễn Thành Long
Chân dung nhà văn Nguyễn Thành Long




I. Tác giả và Tác phẩm
1. Tác giả: Nguyễn Thành Long
Năm sinh: 1925
Năm mất: 1991
Nơi sinh: Duy Xuyên – Quảng Nam
Bút danh: Nguyễn Thành Long - Phan Minh Thảo - Lưu Quỳnh
Thể loại: Ký – Truyện ngắn
2. Tác phẩm
Truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972
3.Những tác phẩm chính:
Bát cơm cụ Hồ (Tập bút ký , 1952)
Gió bấc gió nồm (Tập bút ký, 1956)
Hướng điền (Tập truyện ngắn, 1957)
Chuyện nhà chuyện xưởng (Tập truyện ngắn, 1962)
Trong gió bão (Truyện, 1963)
Giữa trong xanh (Tập truyện ngắn, 1972)
Nửa đêm về sáng (Tập truyện ngắn, 1978)
Lý Sơn, mùa tỏi ( Tập truyện ngắn, 1981)
4.Giải thưởng văn chương
Giải thưởng PHẠM VĂN ĐỒNG do Chi hội Văn nghệ Liên khu V trao tặng năm 1953 cho tập Bút ký “Bát cơm cụ Hồ”.
5.Sa Pa trên bản đồ miền Bắc
(Theo Sách giáo khoa địa lý lớp 5)
7.Một vài cảnh đẹp ở Sa Pa
Núi đồi Sa Pa trong sương sớm




Phiên chợ vùng cao Sa Pa
Trên đường đi chợ phiên
Hoa xuân trên rừng núi Sa Pa
Ruộng bậc thang ở Sa Pa





Bản người Mông ở Sa Pa





Một nét sinh hoạt của đồng bào người Mông ở Sa Pa




II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc – kể: Đọc chậm rãi, diễn cảm kết hợp kể từng đoạn ngắn.
2. Ngôi kể - điểm nhìn trần thuật khá linh hoat.
3. Cảnh thiên nhiên, mạch câu chuyện hiện lên qua cái nhìn và tâm trạng của những nhân vật khác nhau.
(Thực hiện đọc và kể)
5. Nhân vật , chủ đề và cách miêu tả của tác giả
Nhân vật: Anh thanh niên, ông họa sĩ, cô gái và bác lái xe.
Chủ đề: Sa Pa – những con người lặng thầm cống hiến.
6. Nhân vật anh thanh niên
Hoàn cảnh sống và làm việc thật đặc biệt.
Người “cô độc” nhất thế gian.
Ý thức về công việc cần thiết cho đất nước.
Anh không hề thấy mình cô độc.
Niềm vui của một người biết sống:
Đọc sách
Trồng hoa
Nuôi gà
Sự cởi mở, chân tình, khiêm tốn và hiếu khách.
Hình ảnh một con người sống cho lý tưởng.
7. Những nhân vật khác
Người họa sĩ: Suy nghĩ sâu sắc về nghệ thuật: Vẽ anh thanh niên.
Cô gái: Hiểu thêm vẻ đẹp cuộc đời, tình người rộng lớn, trái tim hiến dâng.
+Làm “mềm” câu chuyện.
+Có dáng dấp một câu chuyện tình yêu.
Bác lái xe: Làm cho mạch chuyện tự nhiên, kích thích sự “hiếu kỳ” của nhân vật khác.
8. Những nhân vật vắng mặt:
Người kỹ sư vẽ bản đồ sét.
Người kỹ sư nông nghiệp
+ Tô đậm thêm cho chủ đề “Lặng lẽ Sa Pa”: Những con người lặng lẽ cống hiến tuổi xuân cho Tổ quốc.

III. Tổng kết:
Truyện giàu chất thơ, bàng bạc chất lãng mạn.
Những nhân vật trong truyện đều không tên: Đó là những anh hùng vô danh.
Vẻ đẹp của các nhân vật lớn lao mà bình dị.
Xây dựng tình huống khá tự nhiên, nhẹ nhàng, hợp lý.
Kết hợp tốt giữa tự sự và trữ tình.

IV. Luyện tập
Phát biểu cảm nhận của em về những hình ảnh mà em cho là ấn tượng nhất.
Nếu viết tiếp truyện này em sẽ viết như thế nào?

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Cao Duyên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)