Bài 14. Lặng lẽ Sa Pa

Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Lệ Hương | Ngày 08/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Lặng lẽ Sa Pa thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô về dự giờ dạy học bằng giáo án điện tử !
PHÒNG GD-ĐT ĐẠI LỘC
TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ
NGỮ VĂN 9
TUẦN 14
TIẾT 66
GV:Phan Thị Thứ
LẶNG LẼ SAPA
KIỂM TRA BÀI CŨ
Tóm tắt nội dung chính truyện ngắn “Làng” của Kim Lân?
Ông Hai là người rất yêu làng Chợ Dầu của mình.Thời cuộc thay đổi, ông vẫn luôn tha thiết gắn bó với làng quê của mình. Cuộc kháng chiến nổ ra, vì hoàn cảnh gia đình ông buộc phải theo vợ con tản cư lên phố chợ. Ông thường tỏ ra bực bội vì nhớ làng.Nghe tin đồn làng mình theo giặc Pháp, ông Hai vô cùng đau khổ, tủi nhục,chỉ biết tâm sự với thằng con út. Đến lúc được tin nhà mình bị giặc đốt, cũng tức là làng không theo giặc, ông hết sức vui sướng.Chính niềm vui kì lạ đó thể hiện tinh thần yêu nước, lòng trung thành với cách mạng thật cảm động của ông Hai, một người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.

TIẾT 66
LẶNG LẼ SAPA
Nguyễn Thành Long
I/ Giới thiệu tác giả - tác phẩm
1/ Tác giả
- Nguyễn Thành Long (1925- 1991) quê ở Duy Xuyên - Quảng Nam. Viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Là cây bút chyên viết về truyện ngắn, kí.
2/ Tác phẩm
- Viết văn từ năm 1970
- In trong tập “Giữa trong xanh”
II/ Đọc hiểu văn bản
TIẾT 66
LẶNG LẼ SAPA
Nguyễn Thành Long
I/ Giới thiệu tác giả - tác phẩm
II/ Đọc hiểu văn bản
Văn bản trên được viết theo thể loại nào? Phương thức biểu đạt nào?
Truyện ngắn - Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Ai là người kể chuyện ?
Tác giả
Nhưng tác giả có đứng ra xưng tôi để kể không? Nếu không thì tác giả mượn điểm nhìn trần thuật qua nhân vật nào?
Ông họa sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư. Đặc biệt là nhân vật ông họa sĩ vì có nhiều chỗ tác giả trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật này.
Tác dụng của cách kể này?
Chọn điểm nhìn này là một sự sáng tạo riêng của tác giả. Nó có tác dụng một mặt vẫn giữ cho câu chuyệ vẻ đẹp chân thực và khách quan, mặt khác vẫn có điều kiện thuận lợi để làm nổi bật chất trữ tình, đào sâu suy tư của nhân vật, lại phù hợp với chính suy nghĩ của tác giả.
TIẾT 66
LẶNG LẼ SAPA
Nguyễn Thành Long
I/ Giới thiệu tác giả - tác phẩm
II/ Đọc hiểu văn bản
Trong truyện có những nhân vật nào?
- Anh thanh niên
Ông họa sĩ
Bác lái xe
Cô kĩ sư
Vì sao trong truyện tác giả không gọi tên cụ thể một ai?
Vì tác giả muốn bình thường hóa các nhân vật họ đều là vô danh lặng lẽ cống hiến cho Tổ quốc
Truyện được phát triển qua mấy đoạn ? Nêu ý của mỗi đoạn?
TIẾT 66
LẶNG LẼ SAPA
Nguyễn Thành Long
I/ Giới thiệu tác giả - tác phẩm
II/ Đọc hiểu văn bản
*Tóm tắt truyện
3 đoạn:
- Đ1: Giới thiệu về anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe
Đ2: Cuộc trò chuyện gặp gỡ giữa anh thanh niên và những người trong chuyến đi
Đ3: Cuộc chia tay của anh thanh niên và đoàn đi
Truyện được phát triển qua mấy đoạn ? Nêu ý của mỗi đoạn
Câu chuyện xảy ra ở Sa pa, tỉnh Lào Cai vào năm 1970. Trên chuyến xe khách chạy từ thị xã Lào Cai đi Lai Châu, qua nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Sa Pa, có một nhà họa sĩ già và một cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vừa ra trường, lên Lai Châu nhận công tác. Xe chạy qua thị trấn Sa Pa, đến đỉnh Yên Sơn thì dừng lại nghỉ 30 phút. Trong thời gian nghỉ này, do sự giới thiệu của Bác lái xe, đã có một cuộc gặp gỡ giữa 3 người : ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và chàng thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa. Trong cuộc gặp gỡ chốc lát ấy, anh thanh niên đã để lại một ấn tượng sâu sắc ở người họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Hoàn cảnh sống và làm việc của anh ; cách sống, suy nghĩ và tình cảm của anh với mọi người đã làm cho người họa sĩ già cảm nhận được rằng :” Trong cái lặng im của Sa Pa... Có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”

TIẾT 66
LẶNG LẼ SAPA
I/ Giới thiệu tác giả - tác phẩm
II/ Đọc hiểu văn bản
1/ Thiên nhiên ở SaPa
Bắt đầu với những rặng đào
Những đàn bò lang cổ có đeo chuông
- Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục
- Nắng mạ bạc cả con đèo
Thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng
2/Con người ở SaPa
LẶNG LẼ SA PA
I/ Giới thiệu tác giả - tác phẩm:
II/ Đọc – tìm hiểu văn bản :
*/ Hoàn cảnh sống và làm việc :
Sống một mình trên trên đỉnh Yên Sơn cao 2600, quanh năm mây mù bao phủ.
Làm nghề khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
Thời diểm làm việc : 1giờ sáng với rét, mưa tuyết, gió lớn...
Là người cô độc nhất thế gian.



Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống,
điều kiện làm việc và công việc anh làm?








+ Hoàn cảnh sống : đặc biệt ( Sinh hoạt khó khăn,thiếu thốn tình cảm...)
+ Điều kiện làm việc : khắc nghiệt.
+ Tính chất công việc : Gian khổ, tỉ mỉ, chính xác đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao.





BẢN ĐỒ DỰ BÁO THỜI TIẾT
Máy đo mưa của Trạm Khí tượng
( Nguyễn Thành Long)
- Sau đó, do anh có được những suy nghĩ đúng đắn và anh hiểu được về ý nghĩa công việc mình làm. “Khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được. Huống chi công việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy nhưng cất nó đi cháu buồn đến chết mất.
a/ Nhân vật anh thanh niên :
Câu hỏi thảo luận :
Theo em điều gì đã giúp anh thanh niên vượt qua được hoàn cảnh ấy ?
- Trước hết ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là có ích cho mọi người, khi được biết là một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô, mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta, bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên bầu trời Hàm Rồng anh thấy mình thật hạnh phúc.
- Anh không chỉ yêu nghề, có những suy ghĩ đúng đắn, mà còn là một con người rất yêu đời, sống một mình trên đỉnh núi cao giữa núi rừng hoang vắng nhưng anh không hề buồn nản và lười biếng, anh trồng hoa nuôi gà, tìm cây thuốc quý, đọc sách, tự học...
- Anh tổ chức sắp xếp cuộc sống một cách ngăn nắp chủ động...
 Là người có nghị lực phi thường, tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, yêu đời, ý thức và suy nghĩ đúng đắn về công việc, tổ chức sắp xếp công việc ngăn nắp.


TIẾT 66
1/ Thiên nhiên ở SaPa
2/Con người ở SaPa
LẶNG LẼ SA PA
I/ Giới thiệu tác giả - tác phẩm:
II/ Đọc – tìm hiểu chung :
a/ Nhân vật anh thanh niên :
*/ Hoàn cảnh sống và làm việc :
( Nguyễn Thành Long)
*/ Trong quan hệ với mọi người.
Trong quan hệ với mọi người anh thanh niên có những nét tính cách và phẩm chất nào đáng quý ?
- Cởi mở chân thành quý trọng tình cảm, khao khát được gặp gỡ trò chuyện với mọi người, ân cần, chu đáo, cảm động, vui mừngkhi có khách xa đến thăm. Anh còn là người khiêm tốn, thành thực, cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. ( khi ông họa sĩ muốn vẻ chân dung anh, anh nhiệt thành giới thiệu với ông những người khác đáng cảm phục hơn nhiều
- Cởi mở, chân thành, vui tính, chu đáo với mọi người và còn là người khiêm tốn
2/Con người ở SaPa
1/ Thiên nhiên ở SaPa
TIẾT 66
Bài tập củng cố:
Bài tập 1 :
Có thể giới thiệu ngắn về xuất xứ truyện“ Lặng lẽ Sa Pa”như thế này được không?Ý kiến em như thế nào? Nguyễn Thành Long quê ở Quảng Nam, Viết văn từ kháng chiến chống Pháp. Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” được viết nhân một chuyến ông đi Lào Cai 1970, sau truyện được in trong tập “ Giữa trong xanh” (1972)
A/ Đúng B/ Sai

LẶNG LẼ SA PA
Bài tập 2:
? Theo em Anh thanh niên trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" có những đức tính gì đáng quý?
LẶNG LẼ SA PA
Kính chúc quý thầy cô giáo sức khoẻ,
chúc các em học sinh chăm ngoan - học giỏi !
CHÀO TẠM BIỆT !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thị Lệ Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)