Bài 14. Lặng lẽ Sa Pa

Chia sẻ bởi Phùng Thi Phương Vinh | Ngày 08/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Lặng lẽ Sa Pa thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:




Chào mừng các thầy cô giáo và các em


Bài dạy dự thi của cô giáo : Phùng thị phương vinh
Đơn vị: trường THCS AN DƯƠNG


Tiết 67 :Lặng lẽ Sa Pa
Nguyễn thành long

II . Đọc -hiểu văn bản:
1 . Nhân vật anh thanh niên:
b.Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên:
*Trong công việc:
+ Công việc: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

- Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. cái này là máy nhật quang kí,...đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy mà định nắng... nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió..Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác"
_Nửa đêm đang nằm trong chăn,nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ...gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới....nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung"

"Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất... Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc"

+ Trong cuộc sống:
"Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất thấy người con trai đang hái hoa..Hoa dơn, hoa thược dược vàng, tím ,đỏ.."
- "Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sách vở, biểu đồ, ....Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con , một chiếc bàn học, một giá sách"
- "Và cô thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà"
Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể.

+ Trong quan hệ với mọi người:
- Anh biếu bác lái xe củ tam thất, tặng hoa cô gái, biếu khách làn trứng gà,kể chuyện công việc,...
- Chi tiết: Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu!Để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng để bác vẽ hơn.
- Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu cho bác ông kĩ sư ở vườn rau...hay là đồng chí nghiên cứu khoa học...



2 . Các nhân vật khác :
a .Nhân vật ông hoạ sĩ:

Đoạn văn: "Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. ông thấy ngòi bút của ông bất lực trên từng chặng đường đi nhỏ của ông, nhưng nó như là một quả tim nữa của ông, hay chính là quả tim cũ được "đề cao" lên , do đó mà ông khao khát, ông thêm yêu cuộc sống. Thế nhưng đối với chính nhà hoạ sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó khăn, nặng nhọc, gian nan. Làm một bức chân dung phác hoạ như ông làm đây, hay rồi vẽ dầu, làm thế nào làm hiện lên được mẫu người ấy? Cho người xem hiểu được anh ta mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được tấm lòng của người hoạ sĩ vào giữa bức tranh đó?Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách"
Đoạn văn thể hiện nội dung gì?
Nói lên tình yêu đối với công việc của ông hoạ sĩ già.
B. Sự chiêm nghiệm trăn trở của ông hoạ sĩ già về nghề nghiệp.
C. Sự bất lực của ông hoạ sĩ trước những khó khăn về nghề nghiệp.
D. Niềm vui sướng của ông hoạ sĩ khi gặp được anh thanh niên.
B
b .Nhân vật cô gái :
Cô đã hiểu thêm về cuộc sống . Hiểu và tin vào con đường mà cô đã chọn .
c. Các nhân vật khác :
Bác lái xe
Ông kĩ sư vườn rau
Người cán bộ nghiên cứu sét
=> Họ đều là những con người có chung một thái độ sống lao động và làm việc ,cống hiến hết mình cho tổ quốc một cách vô tư , âm thầm mà lặng lẽ
Câu hỏi thảo luận nhóm
Câu 1: Vì sao tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật của mình mà chỉ gọi họ theo giới tính, tuổi tác (anh thanh niên) hoặc nghề nghiệp (họa sĩ già, cô kĩ s­ nông nghiệp)?
Nhận định nào nói đúng nhất những khía cạnh biểu hiện chất trữ tình trong truyện "lặng lẽ Sa Pa ?
A .Những phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng được miêu tả qua cái nhìn của người hoạ sĩ
B .Cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người .
C .Từ những nét đẹp giản dị rất đáng mến của người thanh niên ,từ những câu chuyện anh kể .
D . Từ những tình cảm , cảm xúc mới nảy nở của ông hoạ sĩ cô kĩ sư đối vói anh thanh niên .
E .Tất cả các phương án trên .
III .Tổng kết - ghi nhớ
1 . Nghệ thuật :
Truyện đã xây dựng được một tình huống truyện hợp lí , cách kể chuyện tự nhiên có sự kết hợp giữa tự sự trữ tình với bình luận .
2 . Nội dung :
Truyện ngắn lặng lẽ Sa Pa đã khắc hoạ thành công hình ảnh những con người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao . Qua đó truyện khẳng định vẻ đẹp của những con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng




IV . Luyện tập :
Tại sao tác giả không đặt tên truyện là "Im lặng Sa Pa" mà lại đặt tên truyện là " Lặng lẽ Sa Pa"


Hướng dẫn về nhà : Học và soạn bài "Chiếc lược ngà"
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phùng Thi Phương Vinh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)