Bài 14. Lặng lẽ Sa Pa

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Thành | Ngày 08/05/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Lặng lẽ Sa Pa thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Tập thể lớp 9A chào mừng các thày, cô giáo
về dự giờ, thăm lớp
Năm học 2008 - 2009
kính chào toàn thể quý thầy cô
về dự giờ, thăm lớp !
lớp 9d1
lặng lẽ sapa
Tiết 66-Văn bản:
Nguyễn Thành Long.
I.Tác giả- tác phẩm:
1.Tác giả:
Nguyễn Thành Long: 1925-1991.
-Quê: Quảng Nam
-Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và bút kí. Ông thành công hơn cả là những truyện ngắn, bút kí viết về công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc những năm 60-70 thế kỉ XX.
-Nguyễn Thành Long là cây truyện ngắn với một phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ, ánh lên vẻ đẹp con người và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
I.Tác giả- tác phẩm:
1.Tác giả:
-1925-1991
-Quê: Quảng Nam
-Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và bút kí.
-Phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, giàu chất thơ, ánh lên vẻ đẹp con người.
2.Tác phẩm:
-Lặng lẽ Sapa là kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai 1970.
-Rút từ tập Giữa trong xanh in năm 1972
I.Tác giả- tác phẩm:
1.Tác giả:
2.Tác phẩm:
3.Đọc, chú thích:
a)Đọc-kể:
* Cốt truyện đơn giản: Kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư, bác lái xe và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn- Sapa trong chuyến đi nghỉ trước khi về hưu của người hoạ sĩ.
*Ngôi kể: Ngôi thứ 3 (Người kể hiểu hết mọi việc và nhân vật, thường đưa ra những lời nhận xét về nhân vật). Nhưng điểm nhìn trần thuật đặt vào ông hoạ sĩ già (xưng Tôi), có đoạn nhỏ chuyển điểm nhìn sang cô
kĩ sư.
?Giữ cho câu chuyện vẻ đẹp chân thực, khách quan. Đồng thời tạo điều kiện làm nổi bật chất trữ tình, đào sâu suy tư của nhân vật.
I.Tác giả- tác phẩm:
1.Tác giả:
2.Tác phẩm:
3.Đọc, chú thích:
a)Đọc-kể:
b)Giải thích từ khó:
II.PHÂN tích văn bản:
1.Kết cấu- bố cục:
-Kiểu loại:
Truyện ngắn.
-Phương thức biểu đạt:
Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
-Bố cục:
3 đoạn
*Đoạn 1: Từ đầu ->kìa anh ta kia: Bác lái xe giới thiệu với hoạ sĩ già và cô kĩ sư một
trong những người cô độc nhất thế gian.

*Đoạn 2: Tiếp theo ->trong túi xách của
cô không có vật gì như thế: Cuộc gặp gỡ và
trò chuyện giữa anh thanh niên, ông hoạ
sĩ và cô kĩ sư.

*Đoạn 3: Còn lại: Cuộc chia tay của 3 người.

I.Tác giả- tác phẩm:
II.Phân tích văn bản:
1.Kết cấu- bố cục:
2.Phân tích:
a)Tình huống truyện:
-Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư và anh thanh niên.
->Khắc hoạ hình tương nhân vật trung tâm và làm nổi bật chủ đề tư tưởng của truyện: Công việc đem lại ý nghĩa trong cuộc sống và niềm vui cho con người, dù trong hoàn cảnh đơn độc.
-Các nhân vật trong truyện: Bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, anh
thanh niên (và một số nhân vật khác qua lời kể của anh thanh niên).
-Các nhân vật nhằm khắc hoạ và làm nổi bật nhân vật trung tâm là anh thanh niên. Anh thanh niên hiện lên qua nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác càng đáng mến, đáng yêu.
-Các nhân vật không có tên: Đó là những con người vô danh đang lặng lẽ say mê cống hiến.
I.Tác giả- tác phẩm:
II.Phân tích văn bản:
1.Kết cấu- bố cục:
2.Phân tích:
a)Tình huống truyện:
b)Nhân vật anh thanh niên:

-Không xuất hiện từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong chốc lát , đủ để các nhân vật khác ghi nhận một ấn tượng, một kí hoạ chân dung về anh.
-Một thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng, sống một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm mây mù lạnh lẽo và cỏ cây.
-Thèm người đến nỗi dùng gỗ ngáng đường ngăn ôtô lại để gặp gỡ, trò chuyện.
-Tự kiếm tam thất làm thuốc khi nghe tin vợ bác lái xe ốm
->Bộc lộ tấm lòng yêu quý con người của anh.
=>Miêu tả nhân vật theo cách vừa gián tiếp (qua lời kể của bác lái xe và ông hoạ sĩ); vừa trực tiếp (qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật).
(Đo đạc để dự báo thời tiết và những chấn động địa chất).
-Nghề nghiệp: làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
Bản đồ vïng thêi tiÕt.
-Công việc cụ thể:
+Ngày đêm 4 lần , đều đặn và chính xác, dù mưa nắng, gió bão.đều phải đo gió, bão, tính mây mưa, nắng, đo chấn động mặt đất. báo về trung tâm để dự báo thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất của nhân dân.
+Công việc không nặng nề nhưng đòi hỏi chính xác, tỉ mỉ và trách nhiệm cao.
Yên Sơn 2600m
-Phải sống một mình trên đỉnh Yên Sơn 2600m
->Trở thành "người cô độc nhất thế gian".
-
-Anh ý thức được công việc mình làm, có ích và cần thiết cho đất nước, nhân dân. Thấy cuộc sống và công việc của mình thật ý nghĩa, hạnh phúc.
-Quan niệm: Con người khi làm việc, với công việc là hai, là đôi gắn bó. Công việc của anh liên quan với nhiều người:
+Hàng ngày anh vẫn nói chuyện điện thoại với trung tâm 4 lần.
+Cho rằng có người còn cô độc hơn mình: anh bạn khí tượng trên đỉnh Hoàng Liên Sơn 3142m.
+Ngoài công việc còn có nguồn vui khác: Đọc sách, nuôi gà, chăm hoa, tự học.
Anh thanh niên sống một mình trên đỉnh núi cao nhưng anh không cảm thấy cô đơn vì anh yêu công việc và tìm thấy nguồn vui trong công việc, trong cuộc sống. Anh ý thức được sự cần thiết về công việc của mình với nhân dân, đất nước.
*****
Hướng dẫn về nhà:


*Học bài, tóm tắt văn bản
*Soạn tiếp bài
*Xem trước phần luyện tập sgk, trang 190.
Bài học kết thúc, xin chào các thầy cô giáo và toàn thể các em !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)