Bài 14. Định luật về công

Chia sẻ bởi Nguyễn Trân Châu | Ngày 29/04/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Định luật về công thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

1
Bài 14
Định luật về công
2
mục tiêu
Học xong bài này học sinh cần:
- Hiểu được định luật về công và vận dụng được định luật vào việc giải quyết bài toán cơ bản liên quan.
Biết lắp ráp dụng cụ thí nghiệm và biết tiến hành thí nghiệm thu thập thông tin, sử lý thông tin.
Rèn kĩ năng thực nghiệm.

3
Kiểm tra bài cũ

1 - Viết công thức tính công của lực và chỉ rõ tên, đơn vị của các đại lượng trong công thức.



2 - Kể tên một vài máy cơ đơn giản mà em biết
Đáp án:
1. A = F.S trong đó A (J) là công của lực F . F (N) lực tác dụng làm vật chuyển động quãng đường S . S (m) là quãng đường dịch chuyển của điểm đặt của lực F .
2. Đòn bẩy, ròng rọc, mặt phẳng nghiêng..v..v.
4
ở bài trước chúng ta đã biết công cơ học A = F.S .
Trong đó:
- F là độ lớn của lực tác dụng.
- S là quãng đường dịch chuyển điểm đặt của lực F.
Mặt khác ở lớp 6 chúng ta cũng đã biết các máy cơ đơn giản cho ta lợi về lực. Vậy các máy cơ đơn giản có cho ta lợi về công không?

5
Hãy thiết kế một phương án thí nghiệm kiểm tra những điều chúng ta vừa dự đoán!
6
Thí nghiệm
Dụng cụ thí nghiệm được bố trí như hình vẽ
7
8
Thí nghiệm
Hãy quan sát hình vẽ và cho biết:
- Tên và vai trò của các dụng cụ thí nghiệm thành phần?
- Cách lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm?

9
Thí nghiệm

Dụng cụ thí nghiệm gồm:
Lực kế lò xo (đo độ lớn của lực).
Vật nặng có trọng lực P cần được đưa lên cao.
Máy cơ đơn giản (Ròng rọc động) dùng đưa vật lên cao.
Thước dài, giá đỡ và dây treo.
10
Thí nghiệm
Tìm hiểu thông tin SGK từ đó cho biết cách tiến hành thí nghiệm?
11
phiếu học tập số 1
Hãy lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, ghi kết quả đo được vào bảng sau:
12
phiếu học tập số 2
Từ bảng kết quả thí nghiệm hãy hoàn thành các nhiệm vụ sau:
C1: So sánh độ lớn của hai lực F1 và F2.
C2: So sánh hai quãng đường đi được của lực S1, S2.
C3: So sánh công của hai lực A1, A2.
C4: Hoàn thành câu sau: Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về................... thì lại thiệt hai lần về.................... nghĩa là không được lợi gì về.................
13
II. Định luật về công
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
14
III. Vận dụng
Vận dụng định luật bảo toàn công hoàn thành các câu C5 và C6
15
C5:
Cho: P = 500N, Fms = 0,
h1 = h2 = 1m, S1 = 4m, S2 = 2m.
a) F1nhá h¬n hay lín h¬n F2 bao nhiªu lÇn?
B) Tr­êng hîp nµo tèn c«ng h¬n?
C) TÝnh A.
Giải
Fms = 0, h1 = h2 =1m, S1= 2S2 nên theo định luật bảo toàn công ta có:
F2 = 2F1
b) Từ A = F.S ? A1 = F1.S1 và
A2 = F2.S2 = 2F1.S1/2 = F1.S1
Vậy A1 = A2.
c) Theo đluật bảo toàn công ta có:
A1= A2 = A = P.h = 500J
16
C6
Cho:
P = 420N, S = 8m, Fms = 0.
Fk = ?; h = ?
A = ?
Giải:
Theo định luật bảo toàn công ta có:
h = S/2 = 4m
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trân Châu
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)