Bài 14. Dấu ngoặc kép

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Tùng | Ngày 03/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Dấu ngoặc kép thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Kính chào các thầy cô giáo cùng các em học sinh lớp 8B
Trường: Trung học cơ sở Liên Bảo
Giáo viên:Nguyễn Thị Dung
DẤU NGOẶC KÉP
Tiết 53
Kiểm tra bài cũ
Đặt dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn trích sau và giải thích lí do?
Ngô Tất Tố 1893 - 1954 một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn Việt Nam trước cách mạng. Các tác phẩm chính của ông tiểu thuyết "Tắt đèn" 1939 , "Lều chõng" 1940 và các phóng sự "Tập án cái đình" 1939 , "Việc làng" 1940 .
)
:
(
)
(
)
(
)
(
)
(
"
"
"
"
"
"
"
"


Dấu ngoặc kép
Bài 14 - Tiết 53
I.Công dụng
1. Ví dụ: SGK/ 141, 142 :
a, Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hoá vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa. Tôi nói "nghe đâu" vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ với em tôi xoay ra sống bằng cách đó.
(Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)
b, Thánh Găng-đi có một phương châm : "Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó , nhưng tạo được tình thương , lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn ".
( Theo Lâm Ngữ Đường , Tinh hoa xử thế )
c, Nhìn từ xa , cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng , nhưng thực ra " dải lụa" ấy nặng tới 17 nghìn tấn!
( Thúy Lan, Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử)
d, Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ " văn minh" , "khai hóa" của thực dân cũng không làm ra được tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.
( Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
e, Hàng loạt vở kịch như "Tay người đàn bà" , "Giác ngộ", "Bên kia sông Đuống",...ra đời.
(Ngữ văn 7, tập hai )
"
"
"
dải lụa
khai hóa
"
"
"
"
"
"
văn minh
"
*Ghi nhớ/142
Tiết 53 : Dấu ngoặc kép
Dấu ngoặc kép dùng để:
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có
hàm ý mỉa mai;
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san . được dẫn.
Tiết 53 : Dấu ngoặc kép
Bài tập nhanh
Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau:

a, Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: "A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?"
( Nam Cao - Lão Hạc)

b, Kết cục , anh chàng "hầu cận ông lí" yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
(Ngô Tất Tố - Tắt đèn)

c, Tớ đang có một "âm mưu" này, Trang ạ. Rất thú vị nhé!
(Theo Trần Hoài Dương- Món quà sinh nhật)

d) Truyện ngắn "Lão Hạc" là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao viết về người nông dân Việt Nam trước cách mạng.
(SGK Ngữ văn 8 - Tập I)


I.Công dụng
1. Ví dụ: SGK/ 141, 142 :
a, Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hoá vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa. Tôi nói "nghe đâu" vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ với em tôi xoay ra sống bằng cách đó.
(Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)
b, Thánh Găng-đi có một phương châm : "Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó , nhưng tạo được tình thương , lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn ".
( Theo Lâm Ngữ Đường , Tinh hoa xử thế )
c, Nhìn từ xa , cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng , nhưng thực ra " dải lụa" ấy nặng tới 17 nghìn tấn!
( Thúy Lan, Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử)
d, Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ " văn minh" , "khai hóa" của thực dân cũng không làm ra được tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.
( Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
e, Hàng loạt vở kịch như "Tay người đàn bà" , "Giác ngộ", "Bên kia sông Đuống",...ra đời.
(Ngữ văn 7, tập hai )
"
"
"
dải lụa
khai hóa
"
"
"
"
"
"
văn minh
"
Tiết 53 : Dấu ngoặc kép
Bài tập
Các cách đánh dấu dưới đây có đúng không? Vì sao?
"Sống chết mặc bay" là tác phẩm hiện thực xuất sắc.
Sống chết mặc bay là tác phẩm hiện thực xuất sắc.
Sống chết mặc bay là tác phẩm hiện thực xuất sắc.
D. Sống chết mặc bay là tác phẩm hiện thực xuất sắc.
Tiết 53 : Dấu ngoặc kép
Lưu ý:
- Khi đọc văn bản , cần hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép để có cách ngắt hơi đúng chỗ, đọc đúng ngữ điệu.
- Khi viết văn bản , cần hiểu rõ mục đích sử dụng dấu ngoặc kép để viết đúng ngữ pháp, đúng văn cảnh và dụng ý thể hiện.
Tiết53 :Dấu ngoặc kép
I. Công dụng
II.Luyện tập
Bài 2/ trang 143: Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết) trong những đoạn sau và giải thích lí do?
Tiết53 :Dấu ngoặc kép
II.Luyện tập
Bài 3/143-SGK: Vì sao hai câu sau đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng các dấu câu khác nhau?
a. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do , đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành."
b. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói Người chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
D�ng d�u hai ch�m v� d�u ngo�c k�p ��nh d�u l�i d�n tr�c ti�p, v� d�n nguy�n v�n l�i Chđ t�ch H� Ch� Minh.
Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như ở trên vì câu nói không được dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp )
Tiết53 :Dấu ngoặc kép

Bài tập 4/144-SGK: Viết một đoạn văn thuyết minh
Nhóm 1
Viết một đoạn văn thuyết minh ngắn (từ 3-5 dòng) trình bày về tác hại của khói thuốc lá đối với sức khoẻ con người; trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép?
*Gợi ý: - Trình bày tác hại của khói thuốc lá cho chính sức khoẻ người hút và sức khoẻ người xung quanh.
- Có thể nêu khẩu hiệu cảnh báo người hút thuốc lá.
Nhóm 2
Viết một đoạn văn thuyết minh ngắn (từ 3-5 dòng) giới thiệu về tác giả Nam Cao; trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép?
*Gợi ý:
Giới thiệu tên, năm sinh, quê quán; tài năng; các tác phẩm chính.
*Yêu cầu chung: - Về nội dung: đúng nội dung thuyết minh
- Về hình thức: + Một đoạn văn
+ Sử dụng đúng 3 loại dấu câu
Câu chuyện vui về dấu câu
Một người đặt một vòng hoa viếng bạn với dòng chữ "Kính viếng hương hồn ông X". Nhưng về nhà nghĩ lại thấy cộc lốc quá liền ghi vào mảnh giấy nhỏ thêm mấy chữ: "Linh hồn ông sẽ được lên thiên đàng". Và định bảo con mang đưa cho hàng làm vòng hoa. Cân nhắc mãi sợ ghi quá dài không đủ chỗ trên băng vải đen ở vòng hoa, ông liền ghi thêm "nếu còn chỗ" để nhà hàng tuỳ cơ ứng biến và bảo con mang đến cho hàng làm vòng hoa. Cuối cùng ông nhận được một vòng hoa ghi như sau: "Kính viếng hương hồn ông X. Linh hồn ông sẽ được lên thiên đàng nếu còn chỗ".
Hướng dẫn về nhà
Học thuộc nội dung ghi nhớ.
Làm các bài tập còn lại trong sách giáo khoa.
Đọc và nghiên cứu trước bài : Ôn luyện về dấu câu.
Tiết học đã kết thúc chúc quý thầy cô và các em mạnh khỏe.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Tùng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)