Bài 14. Chương trình địa phương (phần Văn)

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Luận | Ngày 03/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Chương trình địa phương (phần Văn) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Tiết 52: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(PHẦN VĂN)
Thiết kế: NGUYỄN NGỌC LUẬN
Gv: Trường THCS Long Kiến CM - AG
Kiểm tra bài cũ
Để làm tốt bài văn thuyết minh ta cần phải làm gì? Hãy nêu bố cục của bài văn thuyết minh.
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI CHƯƠNG TRÌNH
VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG
Chúng ta cùng thưởng thức bài hát “Chuyến xe về núi” của nhạc sĩ Trương Quang Tuấn – Lời thơ Hồ Thanh Điền
Tiết 52: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN VĂN
I – Các nhà văn, nhà thơ An Giang:
Nguyễn Quang Sáng
Mai Văn Tạo
Viễn Phương
Phạm Thanh Liêm
Anh Đức
II -Các tác phẩm viết về An Giang
Nguyễn Văn Hầu
Trịnh Bửu Hoài
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Tên thật: Nguyễn Quang Sáng
Bút danh: Nguyễn Sáng
Sinh 12- 01-1932
Quê gốc xã Mỹ Luông, Chợ Mới, AG . Hiện là tổng thư kí Hội Nhà văn Tp HCM, UV BCH Hội nhà văn Việt Nam
Tác phẩm chính:
- Truyện ngắn: Người quê hương; Chiếc lược ngà; Bông cẩm thạch
- Tiểu thuyết: Đất lửa; Mùa gió chướng; Dòng sông thơ ấu..
- kịch bản phim: Cánh đồng hoang; Dòng sông hát; Giữa dòng; Thời thơ ấu; Mùa gió chướng…
Nhà văn MAI VĂN TẠO
Tên thật: Nguyễn Thanh Tân
Bút danh: Mai Văn Tạo
Sinh 1924 tại Vĩnh Tế, Châu Đốc, AG. Ủy viên BCH Hội Nhà văn TP HCM
Tác phẩm chính:
- Ký: Lại về quê lụa Tân Châu; Nơi hội tụ những dòng sông; Nhìn qua biên giới; Chết trong cảnh đói..
- Thơ: Bến Châu Giang
- Truyện: Huyền thoại Thất Sơn; Miền quê của ngoại..
Nhà thơ ViỄN PHƯƠNG
Tên thật: Phan Thanh Viễn
Bút danh: Viễn Phương
Sinh ngày 01/05/1928 tại Long Sơn, Tân Châu, AG, mất ngày 21 / 12 / 2005. Từng là chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM
Tác phẩm chính
- Các tập thơ: Trường ca chiến thắng hòa bình( 1963); Nhớ lời di chúc ( 1969), Như mây mùa xuân; Mắt sáng học trò ..
- Truyện: Lòng mẹ ( 1982); Phù sa quê mẹ ( 1991)
Nguyễn Văn Hầu
Tên thật: Nguyễn Văn Hầu
Hiệu là Bút Trạch, sinh năm 1922 tại An Giang, là người am tường chứ Hán, chữ Pháp, rất sành cổ nhạc và y thuật Đông Phương.
Sở trường viết báo, viết sách, diễn thuyết, dạy văn học sử tại Trung và Đại học.
Tác phẩm: Đức Cố Quản; Chí sĩ Nguyễn Quang Diệu; Thoại Ngọc Hầu; Nửa tháng trong miền Thất Sơn; Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa…
Nhà sưu khảo Phạm Thanh Liêm
Tên Thật: Phạm Thanh Liêm
Bút danh: Liêm Châu
Sinh ngày 19-08-1924 tại Châu Phú, Châu Đốc, AG, hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm in đậm màu sắc vùng biên thùy Thất Sơn
Tác phẩm chính: Gió bụi; Biên thùy truyện ký; Kỳ tích núi Sam; Thất Sơn truyền kỳ; Mười đình núi thiêng…
Nhà văn Anh Đức
Tên Thật: Bùi Đức Ái
Bút danh: Anh Đức
Sinh 1925 tại Bình Hòa, Châu Thành, AG, từng là tổng thư ký Hội Nhà văn khóa 6
Tác phẩm chính: Một chuyện ghi chép ở bệnh viện(1958);Hòn Đất (1965); Giấc mơ của ông lão vườn chim (1970); Đứa con của đất (1976)..
Anh Đức được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật
Trịnh Bửu Hoài
Sinh năm 1952 tại xã Mỹ Đức, Châu Phú, An Giang
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Chủ tịch Hội văn nghệ tỉnh An Giang nhiệm kỳ IV (1999-2004)
Có nhiều thơ đăng trên các báo trung ương và địa phương
Tác phẩm: Thơ tình (thơ Nxb Khai Phá 1954); Người hành hương tình yêu (thơ, Nxb Khai phá 1974); 48 giờ vòng quanh Núi Sam (du ký, VNCĐ 1985)
Giải thưởng: Người xa người, (truyện dài)được tặng thưởng 20 năm giải phóng của Hội Văn nghệ An Giang
II – Các tác phẩm viết về An Giang
A – Văn xuôi:



B – Thơ:
LONG ĐiỀN (Phạm Hữu Quang)
NGÔI SAO HẮC HẢI ( Viễn Phương)
CHIỀU BẢY NÚI ( Giang Nam)
Tản văn ( Mai Văn Tạo)
( SGK Ngữ văn 7 tập 1 Tr 89,90)
Nửa tháng trong miền Thất Sơn
( Nguyễn Văn Hầu)
NỬA THÁNG TRONG MiỀN THẤT SƠN
( Nguyễn Văn Hầu)
Chiếc Nguyễn Trung hôm đó đông nghẹt hành khách, chúng tôi ngồi nhom lại một
một góc để dễ chuyện trò.
Nước xuôi tàu mạnh, lướt vùn vụt trên sông, bỏ lại đàng sau những đợt sóng trập
trùng trắng dã, đập tung vào hai bên bờ. Nhìn về phía trước, nhà cửa san sát, mọc chen chúc giữa vườn tược cây cối xanh um. Ánh thái dương dâng lên lừng lững nhuộm đỏ những mái trường, mái đình ở đầu doi thêm rực rỡ bên cạnh những hàng sao mượt lá. Khung cảnh trông càng ngoạn mục. Anh Khanh buột miệng:
Ở đây là đâu mà đẹp quá nhỉ?
Lại quên mất rồi! Chợ Mới chứ còn đâu nữa!
Ử, đã biết là Chợ Mới, nhưng sông nầy là gì và làng mạc hai bên bờ gọi là gì vậy?
Hữu ngạn xã Kiến An; tả ngạn xã Long Điền; còn sông nầy gọi là sông Ông Chưởng. Cù lao Ông Chưởng đang hiện rõ trước mặt chúng ta kìa.
Anh Khanh ngạc nhiên:
Đây là Ông Chưởng thế? Thế câu ca dao:
Ba phen quạ nói với diều
Cù Lao Ông Chưởng còn nhiều cá tôm.
là chỉ về chốn này sao?
- Giỏi lắm. Xa quê mà không quên gốc, đáng khuyên cho anh một điểm son. Đây chính thật là Cù Lao Ông Chưởng trong ca dao đó.
NỬA THÁNG TRONG MiỀN THẤT SƠN
( Nguyễn Văn Hầu)
- Nhưng cá tôm không thấy?
Thấy lắm chớ, chỉ tại anh không ra chợ. Bây giờ người ở đông đúc, ghe tàu qua lại phá nhiều làm cá tôm cũng ít hơn ngày trước đôi phần, tuy vậy vào tháng 9 tháng 10 âm lịch, chúng lên đồng tràn xuống thiếu gì, và giá bán cũng rẻ mạt.
Kìa, anh hãy trông vào bờ, một miệng chài đang kéo lên, cá nhảy tung trắng xóa.
( Nguyễn Văn Hầu, Nửa tháng trong miền Thất Sơn – Nxb Trẻ)
Đoạn văn tả lại cuộc hành trình của tác giả, sự cảm nhận một nét độc đáo của một địa danh ở An Giang, đó là địa danh nào? Sự độc đáo của địa danh đó được nói đến trong đoạn văn trên là gì?
LONG ĐiỀN
( Phạm Hữu Quang)
Tên gọi tự bao giờ thân thiết
Tôi về đây thăm đất Long Điền
Gặp cờ Đảng bay trên cột thép
Một góc trời sắc nắng hồng lên
Gặp mẹ kể về những người bất khuất
Dưới lửa đèn soi bước đấu tranh
Nơi chi bộ đầu tiên về họp
Trời mây cao màu lá thêm xanh
Và chị kể cảnh đời sau trước
Bàn tay chai vạch đất van trời
Đến bây giờ cầm gieo hạt thóc
Hiểu mùa màng bao thuở sinh sôi
LONG ĐiỀN
Còn em khéo mượn lời câu hát
Đất cù lao nhiều lắm cá tôm
Mời tôi ghé thăm nhà giây lát
Qua lối vườn chín trái xoài thơm

Long Điền ơi bao điều sẽ nhớ
Theo dọc dài một nhánh sông đi
Cơn sóng nhỏ, từng cơn sóng nhỏ
Gởi vào tôi tiếng nhạc, thầm thì..
Bài thơ đã cho ta những dấu ấn sâu sắc về Long Điền. Em hãy nêu dấu ấn đó là gì?
NGÔI SAO HẮC HẢI
( Viễn Phương)
Người sinh ra trên sông nước Cửu Long Giang
Ôi đảo nhỏ tứ bề sóng vỗ
Dừa xõa tóc mênh mông thương nhớ
Từ thuở Người đi hun đúc biển trời

Thuở ấu thơ chưa nghe tiếng khóc của đời
Con đã tắm trên dòng sông Người đã tắm
Con đâu hiểu ngoài đảo xa, xa lắm
Sóng đại dương vỗ trắng xương người
Và ngục hình dòng máu đỏ rơi rơi

Con đâu biết mấy mươi năm ròng rã
Mái tóc xanh đã bạc giữa lao tù
Chiều nổi gió Cửu Long Giang trắng xóa
Sóng bạc đầu thương nhớ Bác Tôn ơi!

Thuở cờ đỏ tung bay miền Hắc Hải
Giữa biển đen rực đỏ một vầng hồng
Giang cánh rộng Bác thành chim báo bão
Sáng đỏ trời, giọt nước Cửu Long
NGÔI SAO HẮC HẢI
Ngày hôm ấy biển xanh ngời lửa thép
Bão cuồng rung, con mắt xoáy tim người
Trong sấm nổ Bác thành tia chớp
Ngàn năm còn sáng rực biển khơi

Tim chói lọi mặt trời Tháng Tám
Bác trở về áo vải ấm non sông
Thân tù tội xiềng rông vừa rủ xuống
Hồn bay cao trong bảy sắc cầu vồng

Và từ đấy Bác Tôn là đất nước
Dâng quê hương mỗi hơi thở, mỗi hồng cầu
Là ánh lửa trong lòng sâu địa đạo
Là tiếng chim rừng véo von non cao

Hôm nay người thanh thản ra đi
Khi đã hiến dâng trọn đời mình cho tổ quốc
Bác Hồ đó dang tay ôm lấy Bác
Đêm rưng rưng nghe sóng vỗ sông Hồng

NGÔI SAO HẮC HẢI
Con nhớ Bác Tôn từ phương Nam rất xa
Ôi! Rực rỡ vì sao Hắc Hải
Bác đứng đó giữa trời chiếu mãi
Làm trăng cho đêm, làm nắng cho ngày

Con nghe dòng nước Cửu Long trôi
Sóng nhẹ đu đưa ve vuốt bãi bồi
Gió hát cùng mây, mây nhủ nước
Thành lời ru dìu dịu xa xôi…

“ Người sinh ra trên sông Cửu Long
Người về trên bến sông Hồng nghỉ ngơi
Xin người yên giấc, Người ơi!
Đời người là một cõi trời ngát hương”
TP Hồ Chí Minh 30-3-1980
- Nêu nội dung chính của bài thơ trên.
- Cảm xúc sâu sắc của em trong bài
thơ đó là những câu thơ nào?
CHIỀU BẢY NÚI
(Giang Nam)
Chiều Bảy Núi màu xanh mênh mông
Chúng tôi đi nghe bước chân mình vang trong im lặng
Núi Tượng hình voi, sẵn sàng lao vào trận
Núi như Dài thành lũy cha ông xưa
Người về Nam thương ngọn Nam Qui
Núi Két nhắc một mùa bắp rẫy
Với kẻ thù núi Cấm là cạm bẫy
Và Cô Tô ngỡ trên biển dưới thuyền
Chúng tôi đi nòng súng nghiêng nghiêng
Nhìn bóng núi biết đâu là Tổ Quốc
Xóm nhỏ ven đường hàng cây thốt lốt
Tự bao đời biên giới vẫn bình yên
CHIỀU BẢY NÚI

Hai đất nước nỗi đau nào riêng
Xiềng xích trăm năm, máu và nước mắt
Núi bên đó núi bên này tựa nhau mà đánh
Có những kẻ hòng quên hạt muối cắn đôi
Ba Chúc vào mùa trong căm giận không nguôi
Chúng tôi đi trên những con đường đỏ máu
Người còn sống ra đồng cấy lúa
Khẩu súng đầu bờ, răng cắn chặt môi
Người còn sống với núi Tượng, núi Dài
Đêm không ngủ canh từng tấc đất
Nghe lén lút những bước chân tội ác
Bên kia rào gai, nơi đang chết nghĩa tình
CHIỀU BẢY NÚI
Chiều Bảy Núi, núi và đồng rất xanh
Chúng tôi đi, hiểu vì sao mình cầm súng
Hiểu Tổ Quốc bắt đầu từ núi Dài, núi Tượng
Núi Két ai nhìn cũng nhớ một quê hương

Chiều Bảy Núi biên giới “ không bình yên”
Người lên tuyến trong khói mù đại bác
Lòng rất bình yên…biết trước mặt mình là giặc
Chim bắt cô bay trên chốt gọi mùa
Tháng 7/1978
Bài thơ đã nêu lên những cảm xúc gì của tác giả về Bảy Núi?
Các em hãy nhắc lại các tác giả, tác phẩm mà các
em vừa tìm hiểu trong tiết học này?
Tác giả: Nguyễn Quang Sáng, Mai Văn Tạo,
Viễn Phương, Anh Đức, Liêm Châu, Nguyễn Văn Hầu
Tác phẩm: - Thơ: Long Điền; Ngôi sao Hắc Hải,
Chiều Bảy Núi
- Văn xuôi: Tản văn ( Mai Văn Tạo);
Nửa tháng trong miền Thất Sơn ( Nguyễn Văn Hầu)
Chuẩn bị bài mới
Đọc kĩ các đoạn văn trong sách giáo khoa trang 141,142
Tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép trong các đoạn dùng để làm gì?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Luận
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)