Bài 14. Chương trình địa phương (phần Văn)
Chia sẻ bởi Phan Tấn Quan |
Ngày 02/05/2019 |
23
Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Chương trình địa phương (phần Văn) thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
NGỮ VĂN 8
TRƯỜNG THCS BÌNH MỸ
GIÁO VIÊN : PHAN TẤN QUAN
CHƯƠNG TRÌNH
ĐỊA PHƯƠNG
THUYẾT MINH
VỀ BÚNG BÌNH THIÊN
MỞ BÀI
Búng Bình Thiên là tên một hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây Nam Bộ, là hồ chứa nước thiên nhiên rộng lớn, cung cấp nước ngọt sinh hoạt cho cả vùng và cũng là một thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp, quanh năm mênh mông nước biếc, lộng bóng trời mây.
THÂN BÀI
Về vị trí địa lí, Búng Bình Thiên nằm cặp với sông Bình Di ( một nhánh của sông Hậu ) nằm giữa ba xã Khánh Bình, Khánh An và Nhơn Hội của huyện An Phú, tỉnh An Giang. Theo tiếng địa phương, Búng có nghĩa là hồ, Bình là phẳng lặng, êm ả, Thiên có nghĩa là trời. Búng Bình Thiên có nghĩa là hồ nước yên bình do trời ban.
Truyền thuyết kể rằng vào cuối thế kỷ 18 , một viên tướng của nhà Tây Sơn là Võ Văn Vương kéo quân về An Giang hiện nay để làm căn cứ. Lúc này trời khô hạn, ông đã dâng lễ vật cúng trời đất để tìm nước cho binh sĩ. Khi ông rút gươm đâm xuống đất trũng thì có một dòng nước ngọt trào lên tràn ngập thành hồ nước trong vắt. Từ đó, hồ nước được người dân đặt tên là Búng Bình Thiên hay còn gọi là Hồ Nước Trời.
Búng Bình Thiên gồm hai hồ : Búng Bình Thiên lớn và Búng Bình Thiên nhỏ, Trong đó, Búng Bình Thiên lớn có diện tích mặt nước trung bình là 193 ha, độ sâu trung bình là 6 m; Búng Bình Thiên nhỏ có diện tích mặt nước trung bình là 10 ha, độ sâu trung bình là 5 m. Đến nay, nước hồ luôn trong xanh trong khi các kênh rạch ở gần đó nước lại đục ngầu phù sa và nước ở hồ cứ dâng lên rồi hạ xuống chứ không chảy, nước hồ không bao giờ cạn dù cho nắng hạn đến đâu.
Bên cạnh đó, Búng Bình Thiên còn là cái ổ sinh sản cá tôm tự nhiên rất phong phú của vùng sông Hậu, là điểm du lịch lý thú vì cảnh quan hãy còn khá nguyên sơ. Đến đây vào mùa nước nổi, du khách có dịp du thuyền ngắm cảnh thiên nhiên hữu tình và thưởng thức những món ăn dân dã Nam Bộ như lẩu mắm, bún nước lèo, chuột đồng nướng lu, cá lóc nướng trui, cá linh kho, cá linh chiên bột, tép xào bông điên điển ...
Ngoài ra, đến Búng Bình Thiên, du khách có dịp tham quan làng của người Chăm với nhiều nét sinh hoạt văn hóa rất riêng và đặc sắc như những ngôi nhà sàn cao nằm sát nhau, thánh đường Mas Jid Khoy Ri Yah rộng lớn, những cô gái Chăm xinh đẹp ngồi quay tơ trong trang phục truyền thống, trẻ em vui đùa trên đường làng … và một thế giới ẩm thực khác lạ với những chiếc bánh “ha nàm căn” làm từ bột mì, hột vịt và đường thốt nốt hay món “tung lò mò” ( lạp xưởng bò ) với hương vị độc đáo.
Tháng 9 hàng năm, huyện An Phú tổ chức các hoạt động lễ hội ở Búng Bình Thiên. Ban ngày du khách được tham dự trò chơi dân gian như đua xuồng, thi bơi, bắt ếch … Ban đêm, du khách được thưởng thức sân khấu nổi hoành tráng ngay trên mặt hồ : những cô gái múa hát trên nước, những nghệ sĩ dân gian di chuyển trên xuồng ba lá, hát những bài hát ca ngợi quê hương đất nước.
Đến Búng Bình Thiên, du khách cứ đi theo hướng từ trung tâm thị xã Châu Đốc, qua cầu Cồn Tiên, theo tỉnh lộ 956 qua thị trấn An Phú, đi tiếp về cửa khẩu Khánh Bình, đến km 23+100 gặp ngã tư Quốc Thái, quẹo trái đi khoảng 2,5 km là tới.
Theo kế hoạch trong tương lai, Búng Bình Thiên sẽ trở thành khu du lịch bảo tồn văn hóa, nghỉ ngơi và giải trí nằm trong tuyến du lịch thuộc khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên kết hợp với các điểm du lịch hành hương là Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu và các núi thuộc vùng Bảy Núi.
KẾT BÀI
Mời bạn hãy một lần đến với Búng Bình Thiên, một cảnh quan tươi đẹp, một trong những hồ nước ngọt có hiện tượng thiên nhiên kì thú trên thế giới. An Phú quê tôi xin sẵn sàng chào đón các bạn !
DẶN DÒ
Về nhà xem trước bài Hội thoại
Xem và trả lời các câu hỏi SGK/93
TRƯỜNG THCS BÌNH MỸ
GIÁO VIÊN : PHAN TẤN QUAN
CHƯƠNG TRÌNH
ĐỊA PHƯƠNG
THUYẾT MINH
VỀ BÚNG BÌNH THIÊN
MỞ BÀI
Búng Bình Thiên là tên một hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây Nam Bộ, là hồ chứa nước thiên nhiên rộng lớn, cung cấp nước ngọt sinh hoạt cho cả vùng và cũng là một thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp, quanh năm mênh mông nước biếc, lộng bóng trời mây.
THÂN BÀI
Về vị trí địa lí, Búng Bình Thiên nằm cặp với sông Bình Di ( một nhánh của sông Hậu ) nằm giữa ba xã Khánh Bình, Khánh An và Nhơn Hội của huyện An Phú, tỉnh An Giang. Theo tiếng địa phương, Búng có nghĩa là hồ, Bình là phẳng lặng, êm ả, Thiên có nghĩa là trời. Búng Bình Thiên có nghĩa là hồ nước yên bình do trời ban.
Truyền thuyết kể rằng vào cuối thế kỷ 18 , một viên tướng của nhà Tây Sơn là Võ Văn Vương kéo quân về An Giang hiện nay để làm căn cứ. Lúc này trời khô hạn, ông đã dâng lễ vật cúng trời đất để tìm nước cho binh sĩ. Khi ông rút gươm đâm xuống đất trũng thì có một dòng nước ngọt trào lên tràn ngập thành hồ nước trong vắt. Từ đó, hồ nước được người dân đặt tên là Búng Bình Thiên hay còn gọi là Hồ Nước Trời.
Búng Bình Thiên gồm hai hồ : Búng Bình Thiên lớn và Búng Bình Thiên nhỏ, Trong đó, Búng Bình Thiên lớn có diện tích mặt nước trung bình là 193 ha, độ sâu trung bình là 6 m; Búng Bình Thiên nhỏ có diện tích mặt nước trung bình là 10 ha, độ sâu trung bình là 5 m. Đến nay, nước hồ luôn trong xanh trong khi các kênh rạch ở gần đó nước lại đục ngầu phù sa và nước ở hồ cứ dâng lên rồi hạ xuống chứ không chảy, nước hồ không bao giờ cạn dù cho nắng hạn đến đâu.
Bên cạnh đó, Búng Bình Thiên còn là cái ổ sinh sản cá tôm tự nhiên rất phong phú của vùng sông Hậu, là điểm du lịch lý thú vì cảnh quan hãy còn khá nguyên sơ. Đến đây vào mùa nước nổi, du khách có dịp du thuyền ngắm cảnh thiên nhiên hữu tình và thưởng thức những món ăn dân dã Nam Bộ như lẩu mắm, bún nước lèo, chuột đồng nướng lu, cá lóc nướng trui, cá linh kho, cá linh chiên bột, tép xào bông điên điển ...
Ngoài ra, đến Búng Bình Thiên, du khách có dịp tham quan làng của người Chăm với nhiều nét sinh hoạt văn hóa rất riêng và đặc sắc như những ngôi nhà sàn cao nằm sát nhau, thánh đường Mas Jid Khoy Ri Yah rộng lớn, những cô gái Chăm xinh đẹp ngồi quay tơ trong trang phục truyền thống, trẻ em vui đùa trên đường làng … và một thế giới ẩm thực khác lạ với những chiếc bánh “ha nàm căn” làm từ bột mì, hột vịt và đường thốt nốt hay món “tung lò mò” ( lạp xưởng bò ) với hương vị độc đáo.
Tháng 9 hàng năm, huyện An Phú tổ chức các hoạt động lễ hội ở Búng Bình Thiên. Ban ngày du khách được tham dự trò chơi dân gian như đua xuồng, thi bơi, bắt ếch … Ban đêm, du khách được thưởng thức sân khấu nổi hoành tráng ngay trên mặt hồ : những cô gái múa hát trên nước, những nghệ sĩ dân gian di chuyển trên xuồng ba lá, hát những bài hát ca ngợi quê hương đất nước.
Đến Búng Bình Thiên, du khách cứ đi theo hướng từ trung tâm thị xã Châu Đốc, qua cầu Cồn Tiên, theo tỉnh lộ 956 qua thị trấn An Phú, đi tiếp về cửa khẩu Khánh Bình, đến km 23+100 gặp ngã tư Quốc Thái, quẹo trái đi khoảng 2,5 km là tới.
Theo kế hoạch trong tương lai, Búng Bình Thiên sẽ trở thành khu du lịch bảo tồn văn hóa, nghỉ ngơi và giải trí nằm trong tuyến du lịch thuộc khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên kết hợp với các điểm du lịch hành hương là Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu và các núi thuộc vùng Bảy Núi.
KẾT BÀI
Mời bạn hãy một lần đến với Búng Bình Thiên, một cảnh quan tươi đẹp, một trong những hồ nước ngọt có hiện tượng thiên nhiên kì thú trên thế giới. An Phú quê tôi xin sẵn sàng chào đón các bạn !
DẶN DÒ
Về nhà xem trước bài Hội thoại
Xem và trả lời các câu hỏi SGK/93
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Tấn Quan
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)