Bài 14. Chương trình địa phương (phần Văn)
Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Huy |
Ngày 02/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Chương trình địa phương (phần Văn) thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
8
TRƯỜNG THCS TT BA CHÚC
GIÁO VIÊN : TRẦN THỊ TỐ NGA
NHÀ VĂN
ANH ĐỨC
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
A.Nhà văn Anh Đức – Tác phẩm ‘‘Tôi là Sứ đây’’
1/ Tác giả :
- Nhà văn Anh Đức ( 1932 – 2014 ), tên thật là Bùi Đức Ái, quê ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
- Ông rời gia đình tham gia cách mạng từ khi còn rất trẻ.
- Năm 1953, ông được điều về làm ở báo Cứu quốc Nam Bộ. Sau đó, ông tập kết ra Bắc viết văn với bút danh Bùi Đức Ái và thực sự nổi tiếng với tác phẩm Một truyện chép ở bệnh viện.
- Năm 1962, ông trở lại chiến trường miền Nam và lấy bút danh mới là Anh Đức. Ông viết một loạt tác phẩm kí, nổi bật nhất là kí sự Bức thư Cà Mau và tiểu thuyết Hòn Đất.
- Sau 1975, ông về sống ở thành phố HCM tiếp tục sáng tác và làm Ủy viên Ban thư kí Hội nhà văn TP HCM, Tổng biên tập tạp chí văn, Phó Tổng thư kí Hội Nhà văn VN, Đại biểu Quốc hội.
- Ông mất ngày 21/8/2014.
II/ Tác phẩm :
- Biển động ( 1952 )
- Lão anh hùng dưới hầm bí mật ( 1956 )
- Một chuyện chép ở bệnh viện ( 1958 )
- Biển xa ( 1960 )
- Bức thư Cà Mau ( 1965 )
-Hòn Đất ( 1966 )
- Giấc mơ ông lão vườn chim ( 1970 )
- Đứa con của đất ( 1976 )
- Miền sóng vỗ ( 1985 )
Đề tài chính trong các tác phẩm của ông là chiến tranh. Các sáng tác của ông bằng hình tượng nghệ thuật sinh động đã tái hiện lại một giai đoạn hào hùng trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, với hình ảnh trung tâm là cuộc sống và con người Nam Bộ. Đặc biệt là người phụ nữ anh hùng, trung hậu, bất khuất, thủy chung.
VI/ Tiểu thuyết Hòn Đất :
1/ Xuất xứ :
Tác giả sáng tác tiểu thuyết này trong hai năm 1964, 1965 và được nhận giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu ( 1965 ). Sau này được quay thành phim ( 1983 )
2/ Tóm tắt tác phẩm :
Truyện kể về cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang trong trận càn của quân đội Mĩ – Ngụy vào năm 1961. Trước kẻ thù đông gấp nhiều lần, vũ khí hiện đại, đội du kích gồm 17 người với vũ khí thô sơ phải rút vào Hang Hòn cầm cự chiến đấu. Dù cho kẻ địch tìm mọi cách để tiêu diệt nhưng đội quân du kích vẫn ngoan cường chiến đấu, làm thất bại hoàn toàn âm mưu thâm độc của kẻ thù.
3/ Giá trị nội dung :
- Tác phẩm được coi là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của nền văn học chống Mỹ ở miền Nam, phản ảnh kịp thời hiện thực cách mạng miền Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Tác phẩm miêu tả cuộc chiến đấu gay go, không cân sức giữa đội du kích Hòn Đất và kẻ thù. Nổi bật trong đội du kích có Hai Thép- người chỉ huy sáng suốt, Ngạn- một chiến sĩ dũng cảm, thông minh, Ba Rèn- người nông dân chất phác, Quyên- cô du kích trẻ đẹp .... Nổi bật hơn cả là chị Sứ- một nữ du kích kiên cường, bất khuất. Chị đã hi sinh nhưng tấm gương sáng ngời của chị đã trở thành nguồn động viên, cổ vũ lớn lao cho đội du kích tiếp tục chiến đấu thắng lợi.
DiỄN VIÊN HIỆP ĐỊNH
LIỆT SĨ PHAN THỊ RÀNG
3/ Giá trị nghệ thuật :
- Miêu tả thành công chiều sâu nội tâm nhân vật.
- Khắc họa sinh động hình ảnh nhân vật chị Sứ.
- Giọng văn đậm chất trữ tình, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ.
CỦNG CỐ
Nêu vài nét về tiểu sử nhà văn Anh Đức.
Kể tên một số tác phẩm và giải thưởng của ông.
- Nêu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết Hòn Đất.
DẶN DÒ
- Về sưu tầm thêm tranh ảnh, lập sổ tay về các nhà văn , nhà thơ ở địa phương.
- Tiết sau :
Trả bài Tập làm văn số 3
( Văn thuyết minh )
XIN CHÀO
TẠM BIỆT
TRƯỜNG THCS TT BA CHÚC
GIÁO VIÊN : TRẦN THỊ TỐ NGA
NHÀ VĂN
ANH ĐỨC
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
A.Nhà văn Anh Đức – Tác phẩm ‘‘Tôi là Sứ đây’’
1/ Tác giả :
- Nhà văn Anh Đức ( 1932 – 2014 ), tên thật là Bùi Đức Ái, quê ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
- Ông rời gia đình tham gia cách mạng từ khi còn rất trẻ.
- Năm 1953, ông được điều về làm ở báo Cứu quốc Nam Bộ. Sau đó, ông tập kết ra Bắc viết văn với bút danh Bùi Đức Ái và thực sự nổi tiếng với tác phẩm Một truyện chép ở bệnh viện.
- Năm 1962, ông trở lại chiến trường miền Nam và lấy bút danh mới là Anh Đức. Ông viết một loạt tác phẩm kí, nổi bật nhất là kí sự Bức thư Cà Mau và tiểu thuyết Hòn Đất.
- Sau 1975, ông về sống ở thành phố HCM tiếp tục sáng tác và làm Ủy viên Ban thư kí Hội nhà văn TP HCM, Tổng biên tập tạp chí văn, Phó Tổng thư kí Hội Nhà văn VN, Đại biểu Quốc hội.
- Ông mất ngày 21/8/2014.
II/ Tác phẩm :
- Biển động ( 1952 )
- Lão anh hùng dưới hầm bí mật ( 1956 )
- Một chuyện chép ở bệnh viện ( 1958 )
- Biển xa ( 1960 )
- Bức thư Cà Mau ( 1965 )
-Hòn Đất ( 1966 )
- Giấc mơ ông lão vườn chim ( 1970 )
- Đứa con của đất ( 1976 )
- Miền sóng vỗ ( 1985 )
Đề tài chính trong các tác phẩm của ông là chiến tranh. Các sáng tác của ông bằng hình tượng nghệ thuật sinh động đã tái hiện lại một giai đoạn hào hùng trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, với hình ảnh trung tâm là cuộc sống và con người Nam Bộ. Đặc biệt là người phụ nữ anh hùng, trung hậu, bất khuất, thủy chung.
VI/ Tiểu thuyết Hòn Đất :
1/ Xuất xứ :
Tác giả sáng tác tiểu thuyết này trong hai năm 1964, 1965 và được nhận giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu ( 1965 ). Sau này được quay thành phim ( 1983 )
2/ Tóm tắt tác phẩm :
Truyện kể về cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang trong trận càn của quân đội Mĩ – Ngụy vào năm 1961. Trước kẻ thù đông gấp nhiều lần, vũ khí hiện đại, đội du kích gồm 17 người với vũ khí thô sơ phải rút vào Hang Hòn cầm cự chiến đấu. Dù cho kẻ địch tìm mọi cách để tiêu diệt nhưng đội quân du kích vẫn ngoan cường chiến đấu, làm thất bại hoàn toàn âm mưu thâm độc của kẻ thù.
3/ Giá trị nội dung :
- Tác phẩm được coi là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của nền văn học chống Mỹ ở miền Nam, phản ảnh kịp thời hiện thực cách mạng miền Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Tác phẩm miêu tả cuộc chiến đấu gay go, không cân sức giữa đội du kích Hòn Đất và kẻ thù. Nổi bật trong đội du kích có Hai Thép- người chỉ huy sáng suốt, Ngạn- một chiến sĩ dũng cảm, thông minh, Ba Rèn- người nông dân chất phác, Quyên- cô du kích trẻ đẹp .... Nổi bật hơn cả là chị Sứ- một nữ du kích kiên cường, bất khuất. Chị đã hi sinh nhưng tấm gương sáng ngời của chị đã trở thành nguồn động viên, cổ vũ lớn lao cho đội du kích tiếp tục chiến đấu thắng lợi.
DiỄN VIÊN HIỆP ĐỊNH
LIỆT SĨ PHAN THỊ RÀNG
3/ Giá trị nghệ thuật :
- Miêu tả thành công chiều sâu nội tâm nhân vật.
- Khắc họa sinh động hình ảnh nhân vật chị Sứ.
- Giọng văn đậm chất trữ tình, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ.
CỦNG CỐ
Nêu vài nét về tiểu sử nhà văn Anh Đức.
Kể tên một số tác phẩm và giải thưởng của ông.
- Nêu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết Hòn Đất.
DẶN DÒ
- Về sưu tầm thêm tranh ảnh, lập sổ tay về các nhà văn , nhà thơ ở địa phương.
- Tiết sau :
Trả bài Tập làm văn số 3
( Văn thuyết minh )
XIN CHÀO
TẠM BIỆT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Huy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)