Bài 14. Bạch cầu- Miễn dịch

Chia sẻ bởi VƯƠNG HUỆ PHƯƠNG | Ngày 06/05/2019 | 262

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Bạch cầu- Miễn dịch thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Giáo viên thực hiện
Vương Huệ Phương
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO
ĐẾN DỰ TIẾT HỌC HÔM NAY
Huyết tương
Các tế bào máu
BC Ưa kiềm
BC trung tính
BC ưa a xít
BC lim phô
BC mô nô
Bạch cầu
Bài cũ: - Hãy nêu thành phần cấu tạo của máu?
- Chức năng của huyết tương và hồng cầu?
Hồng cầu
Tiểu cầu
- Khi em bị vết thương ở tay, tay sưng tấy và đau vài hôm rồi khỏi, trong nách có hạch. Hoặc nếu chân dẫm phải gai, chân có thể sưng đau một thời gian rồi cũng khỏi. Vậy do đâu mà tay, chân khỏi đau? Hạch trong nách là gì? Đó là nội dung mà bài hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu.
Hiện tượng thực tế
BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH
TIẾT 14 BÀI 14
I- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA BẠCH CẦU

A. Mạch máu nở rộng, bạch cầu chui ra khỏi mạch máu tới ổ viêm; B. Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng.
I. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA BẠCH CẦU :
1/ Hoạt động thực bào
Sự thực bào:
Là hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt, nuốt các vi khuẩn và tiêu hóa chúng.
* Những loại Bạch cầu tham gia thực bào: bạch cầu trung tính và đại thực bào (p.triển từ bạch cầu mônô)
I. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA BẠCH CẦU :
1/- Hoạt động thực bào
I- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA BẠCH CẦU
Em cho biết hoạt động tiếp theo của bạch cầu là gì nếu vi khuẩn, vi rút thoát khỏi sự thực bào?
I. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA BẠCH CẦU :
1/Hoạt động thực bào
Hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi:
Kháng nguyên là gì? Kháng thể là gì?
2/ Hoạt động tiết kháng thể:
+ Kháng nguyên là phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết kháng thể.
+ Kháng thể là những phân tử prôtêin do cơ thể tiết ra chống lại kháng nguyên.
I. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA BẠCH CẦU :
1/Hoạt động thực bào
2/Hoạt động tiết kháng thể:
Sự tương tác giữa kháng nguyên, kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa, nghĩa là kháng nguyên nào thì kháng thể ấy.
- Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào?
I. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA BẠCH CẦU :
1/Hoạt động thực bào
2/ Hoạt động tiết kháng thể:
- Teá baøo limphoâ B: tieát ra khaùng theå gaây keát dính caùc khaùng nguyeân, laøm voâ hieäu hoùa hoaït ñoäng caùc khaùng nguyeân.

DƯỚI NƯỚC
Tế bào lympho B
Tế bào limphô B: tiết ra kháng thể gây kết dính các kháng nguyên, làm vô hiệu hóa hoạt động các kháng nguyên.
BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH
TIẾT 14
BÀI 14
I- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA BẠCH CẦU
Nếu vi khuẩn, vi rút lại thoát khỏi tế bào B thì hoạt động tiếp theo của bạch cầu là gì?
I. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA BẠCH CẦU :
1/- Hoạt động thực bào
2/- Hoạt động tiết kháng thể:
3/- Hoạt động phá hủy tế bào nhiễm bệnh:
- Tế bào T đã hoạt động như thế nào để bảo vệ cơ thể?
+ Nhận diện và tiếp xúc với tế bào cơ thể bị nhiễm vi rút, vi khuẩn
- Vì sao tế bào T nhận diện đúng và tiếp xúc được với tế bào bị nhiễm?
+ Nhờ cơ chế chìa khóa và ổ khóa giữa kháng thể và kháng nguyên
- Tế bào T phá hủy các tế bào nhiễm của các cơ thể bằng cách nào?
+ Tế bào T sẽ tiết ra Protêin đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm và tế bào nhiễm bị phá hủy.
Tế bào lympho T
3/ Hoạt động phá hủy tế bào nhiễm bệnh:
Các tế bào limphô T: nhận diện và tiếp xúc với các tế bào cơ thể đã bị nhiễm vi rút, vi khuẩn, tiết ra protêin đặc hiệu làm tan màng và phá hủy các tế bào nhiễm.
Tóm lại Bạch cầu bảo vệ cơ thể theo những cơ chế nào?
Bạch cầu
(bảo vệ cơ thể)
1. Thực bào: hình thành chân giả bắt
và nuốt vi khuẩn (bạch cầu trung tính;
bạch cầu mônô)
2. Tạo kháng thể vô hiệu hoá kháng
nguyên (Nhờ tế bào lim phô B)
3. Phá huỷ tế bào nhiễm bệnh
(Nhờ tế bào lim phô T)
+ Giải thích hiện tượng mụn ở tay sưng tấy rồi khỏi?
+ Hiện tượng nổi hạch khi bị viêm?
I. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA BẠCH CẦU :
II. MIỄN DỊCH :
Ví dụ: Dịch đau mắt đỏ có một số người mắc bệnh, nhiều người không mắc bệnh. Những người không mắc bệnh đó có khả năng miễn dịch với bệnh này.
Miễn dịch là gì?
Lợn tai xanh
Lở mồm long móng
Toi gà
 Miễn dịch bẩm sinh
Con người không bao giờ bị mắc những căn bệnh nào?
 Miễn dịch tập nhiễm
Bệnh sởi
Bệnh thủy đậu
Khi đã bị mắc 1 số bệnh như sởi, thủy đậu thì sau đó có bị mắc lại nữa không?
Miễn dịch
?
?
?
?
Khái niệm? Cho ví dụ?
Khái niệm?
Khái niệm? Cho ví dụ
Khái niệm? Cho ví dụ?
Hoạt động nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập

II. Miễn dịch
Miễn dịch
Miễn dịch tự nhiên
Miễn dịch nhân tạo
Miễn dịch bẩm sinh
Miễn dịch tập nhiễm
Tạo khả năng miễn
dịch bằng cách
tiêm văcxin
Là khả năng cơ
thể không bị mắc
một bệnh nào đó.
Là khả năng không mắc
lại bệnh sau khi đã
bị mắc bệnh đó 1 lần
Khả năng tự
chống lại bệnh
của cơ thể.
Hoàn thành bảng sau về sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?
Sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo
Ở địa phương em thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?
Các loại bệnh mà trẻ em được tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng mở rộng: Sởi, lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt (uống)….
- Hiện nay đã có vacxin phòng bệnh tả, quai bị, rubela, thủy đậu, viêm màng não mủ, viêm não nhật bản, viêm màng não mô cầu, cúm A/H1N1, dại…
Vacxin là loại thuốc phòng bệnh được điều chế từ các loại virut, độc tố của vi khuẩn gây bệnh đã bị làm yếu đi....
- Vậy theo em có nên tiêm phòng vacxin vào cơ thể không? Tại sao?
Khi tiêm hoặc uống vacxin  hình thành phản ứng miễn dịch  giúp cơ thể phản ứng kịp thời khi bị vi sinh vật xâm nhập, để bảo vệ cơ thể
Bài tập: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
1. Hãy chọn 2 loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào
A. Bạch cầu trung tính và bạch cầu ưa axit.
B. Bạch cầu ưa axit và bạch cầu ưa kiềm
C. Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô.
D. Bạch cầu limphoõ và bạch cầu trung tính
2. Hoạt động nào là hoạt động của Limphô B
A. Tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên.
B. Thực bào bảo vệ cơ thể
C. Tự tiết chất bảo vệ cơ thể.
3. Tế bào limphô T phá huỷ tế bào cơ thể bị nhiễm bằng cách nào
A. Tiết enzim phá hủy màng
B. Dùng phân tử Prôtêin đặc hiệu
C. Dùng chân giả tiêu diệt
Hoạt động luyện tập:
Đáp án: 1 b, 2a, 3d
Chọn các đặc điểm ở cột A nối với cột B cho phù hợp ( VD: 1d…)
EM CÓ BIẾT
HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH

Vi rút HIV là nguyên nhân gây ra bệnh AIDS. Chúng gây nhiễm trên chính Bạch cầu lim phô T gây rối loạn chức năng của tế bào này và dẫn tới hội chứng suy giảm miễn dịch (cơ thể mất khả năng chống lại các vi rút, vi khuẩn và chết bởi các bệnh do vi rút, vi khuẩn khác gây ra như: lao, sởi, viêm nhiễm.
Ung thư máu
( Ung thư bạch cầu, máu trắng, bạch cầu ác tính)
Ung thư máu là do lượng bạch cầu sản sinh quá nhiều và quá nhanh trong một thời gian ngắn. Bạch cầu vốn được sinh ra để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân từ bên ngoài. Tuy nhiên khi lượng bạch cầu không bình thường sản sinh quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng bạch cầu ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần và người bệnh có dấu hiệu thiếu máu. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Đây là căn bệnh ung thư ác tính không hình thành nên khối u.

Hiện nay người ta thường tiêm cho trẻ em những loại văcxin nào?
* Chương trình tiêm chủng mở rộng của Quốc gia: Áp dụng cho trẻ em từ 0-9 tháng tuổi, được tiêm vắc xin miễn phí các bệnh: viêm gan B, lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, sởi... Mục tiêu sẽ phòng ngừa được các bệnh truyền nhiễm đó trong tương lai.
* Cơ sở khoa học của tiêm vắc xin là:
- Đưa các vi khuẩn, virút đã được làm yếu vào cơ thể để hình thành phản ứng miễn dịch, giúp cơ thể phản ứng kịp thời khi vi sinh vật đó xâm nhập, để bảo vệ cơ thể.
- Yêu cầu các bậc cha mẹ cho con đi tiêm phòng và đảm bảo số lần tiêm nhắc lại.
- Người lớn trước khi tiêm phòng cần xét nghiệm mầm bệnh, nếu đã có bệnh thì không tiêm phòng được.

* Đối với bài học ở tiết học này:
Học bài và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 47
Đọc mục:"Em có biết"
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị bài mới: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
+ Cơ chế đông máu
+ Ý nghĩa của quá trình đông máu
+ Các nhóm máu ở người
+ Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu
+ Giải thích vì sau nói nhóm máu AB là chuyên nhận, nhóm máu O là chuyên cho.
HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
Thực bào
Thực
bào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: VƯƠNG HUỆ PHƯƠNG
Dung lượng: | Lượt tài: 7
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)