Bài 14. Bạch cầu- Miễn dịch

Chia sẻ bởi Trần Ming Hồng | Ngày 01/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Bạch cầu- Miễn dịch thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

TẬP THỂ LỚP 8/3
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ
MÔN : SINH HỌC 8
Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Ngọc Tho
Câu hỏi 1: Điền các từ thích hợp vào chỗ trống
Máu gồm có __________ 55% và _____________ 45%
Các tế bào máu gồm: hồng cầu; _________ và________
huyết tương
các tế bào máu
bạch cầu
tiểu cầu
Câu hỏi 2: Quan sát sơ đồ:
Hãy cho biết:
* Môi trường trong gồm các thành phần nào?
Môi trường trong gồm các thành phần: máu - nước mô - bạch huyết.

* Vai trò của môi trường trong cơ thể?
Môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.
TIẾT 14: BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH
I/ Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu :
II/ Miễn dịch :
Thế nào là miễn dịch?
Các hình thức miễn dịch.
I/ Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu:
Hoạt động 1: Thực bào
Các em hãy quan sát hình vẽ và cho biết:
1/ Hiện tượng gì xảy ra với cơ thể.
2/ Mô tả hoạt động của Bạch cầu.
3/ Những loại Bạch cầu nào tham gia hoạt động thực bào.
4/ Thế nào là thực bào?.
Bạch cầu trung tính và đại thực bào hình thành chân giả để bắt, nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng.
TIẾT 14: BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH
Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:
+ Thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá.
I/ Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu:
+ KHÁNG NGUYÊN là những phân tử ngoại lai có trên bề mặt vi khuẩn, vỏ vi rút có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể.

+ KHÁNG THỂ là những phân tử Prôtêin do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên.
Nghiên cứu thông tin và cho biết: thế nào là kháng nguyên? Thế nào là kháng thể?
Tương tác giữa kháng nguyên - kháng thể.
- Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào?
+ Cơ chế chìa khóa và ổ khóa.
Nghĩa là : kháng nguyên nào thì kháng thể ấy.

-Khi các vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào lim phô B (tế bào B)
Các tế bào B bảo vệ cơ thể như thế nào ?
Tế bào B tiết ra kháng thể. Các kháng thể sẽ gây kết dính các kháng nguyên, làm vô hiệu hóa các kháng nguyên.
Hoạt động 2: Các tế bào B bảo vệ cơ thể.
TIẾT 14: BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH
Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:
+ Thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá.
I/ Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu :
+ Tế bào limphô B: Tiết kháng thể vô hiệu hoá vi khuẩn.
Hoạt động 3: Các tế bào T phá hủy các tế bào bị nhiễm bệnh.
Các vi khuẩn, virut thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bào B và gây nhiễm cho các tế bào cơ thể sẽ gặp phải hoạt động bảo vệ của tế bào T.
Tế bào T đã hoạt động như thế nào để bảo vệ cơ thể?
- Tế bào T đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào?
THẢO LUẬN (3 PHÚT)
- Tế bào T đã hoạt động như thế nào để bảo vệ cơ thể?
+ Nhận diện và tiếp xúc với tế bào cơ thể bị nhiễm vi rút, vi khuẩn.
- Vì sao tế bào T nhận diện đúng và tiếp xúc được với tế bào bị nhiễm?
+ Nhờ cơ chế chìa khóa và ổ khóa giữa kháng thể và kháng nguyên.
- Tế bào T đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào?
+ Tế bào T sẽ tiết ra Prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm và tế bào nhiễm bị phá hủy.
Các tế bào T nhận diện và tiếp xúc với các tế bào cơ thể đã bị nhiễm vi khuẩn, virut, tiết ra Prôtêin đặc hiệu để phá hủy các tế bào nhiễm.
TIẾT 14: BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH
I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu :
Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:
+ Thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá.
+ Tế bào limphô B: Tiết kháng thể vô hiệu hoá vi khuẩn.
+ Tế bào limphô T: Phá huỷ tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách tiết ra prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm và tế bào nhiễm bị phá hủy.
II/ Miễn dịch:
1/ Thế nào là miễn dịch:
Hãy kể những bệnh mà con người không bị mắc phải?
Con người có bị lở mồm long móng như trâu bò không?
Sau khi đã bị sởi 1 lần con người có bị bệnh sởi nữa không?
Sau khi đã được tiêm phòng bại liệt con người có bị bại liệt không?
Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó.
2/ Các hình thức miễn dịch:
a) Miễn dịch tự nhiên:
- Con người không bị mắc 1 một số bệnh của động vật như: toi gà, lở mồm long móng của trâu bò gọi là hình thức miễn dịch gì?
+ Miễn dịch bẩm sinh.
Hãy kể tên những bệnh con người chỉ bị mắc 1 lần trong đời.
+ Miễn dịch tập nhiễm.
- Khi con người đã 1 lần bị bệnh sởi, thủy đậu, quai bị thì sẽ miễn dịch với bệnh đó, gọi là hình thức miễn dịch gì?
Miễn dịch tự nhiên là khả năng tự chống bệnh của cơ thể, gồm có:
+ Miễn dịch bẩm sinh: có được từ khi cơ thể mới sinh ra.
+ Miễn dịch tập nhiễm: có được sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh.
II/ Miễn dịch:
1/ Thế nào là miễn dịch:
- Kể tên các loại bệnh được tiêm phòng cho trẻ em?
+ Lao; Sởi; ho gà; bạch hầu; uốn ván; bại liệt.
- Sau khi được tiêm phòng cơ thể có bị các bệnh đó nữa không?
- Khả năng miễn dịch sau khi được tiêm phòng vacxin của 1 bệnh nào đó gọi là hình thức miễn dịch gì?
- Sau khi được chích ngừa vacxin của 1 bệnh nào đó, cơ thể có khả năng miễn dịch đối với bệnh đó. Gọi là miễn dịch nhân tạo.
b) Miễn dịch nhân tạo:
Có được do con người chủ động tiêm vacxin khi cơ thể chưa mắc bệnh.
II/ Miễn dịch:
1/ Thế nào là miễn dịch?
2/ Các hình thức miễn dịch:
a) Miễn dịch tự nhiên: là khả năng tự chống bệnh của cơ thể.
+ Miễn dịch bẩm sinh
+ Miễn dịch tập nhiễm
EM CÓ BIẾT
HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH

Vi rút HIV là nguyên nhân gây ra bệnh AIDS. Chúng gây nhiễm trên chính Bạch cầu lim phô T gây rối loạn chức năng của tế bào này và dẫn tới hội chứng suy giảm miễn dịch (cơ thể mất khả năng chống lại các vi khuẩn, virut. và thường chết bởi các bệnh cơ hội do các vi khuẩn, virut khác gây ra như : bệnh lao, bệnh sởi,...)
TIẾT 14: BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH
I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu :
Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:
+ Thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá.
+ Tế bào limphô B: Tiết kháng thể vô hiệu hoá vi khuẩn.
+ Tế bào limphô T: Phá huỷ tế bào đã bị nhiễm
b) Miễn dịch nhân tạo: Có được do con người chủ động tiêm vacxin khi cơ thể chưa mắc bệnh.
II/ Miễn dịch:
2/ Các hình thức miễn dịch:
a) Miễn dịch tự nhiên: là khả năng tự chống bệnh của cơ thể.
1/ Theá naøo laø mieãn dòch? Mieãn dòch laø khaû naêng cô theå khoâng maéc moät beänh naøo ñoù.
CỦNG CỐ
1/ Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng những hàng rào phòng thủ nào?
+ Thực bào: bạch cầu trung tính và đại thực bào hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá.
+ Tế bào limphô B: Tiết kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên .
+ Tế bào limphô T : Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm.
2/ Điền vào chỗ trống:
- _________ là khả năng cơ thể ___________ một số bệnh nào đó.
Miễn dịch
không bị mắc
3/ Phân biệt sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo:
- Miễn dịch tự nhiên có được một cách ngẫu nhiên, bị động từ khi cơ thể mới sinh ra hay sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh.
- Miễn dịch nhân tạo có được một cách không ngẫu nhiên, chủ động khi cơ thể chưa bị nhiễm bệnh.
VỀ NHÀ
Học bài 14.
Chuẩn bị bài 15 "ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU".
+ Thế nào là sự đông máu?
+ Cơ chế của sự đông máu.
+ Ý nghĩa của sự đông máu.
+ Các nhóm máu ở người. Đánh dấu chiều mũi tên để phản ánh mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu trong sơ đồ trang 49 SGK.
+ Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu.
THÂN ÁI CHÀO QUÝ THẦY CÔ
VÀ CÁC EM
TIẾT HỌC ĐÃ KẾT THÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ming Hồng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)