Bài 14. Bạch cầu- Miễn dịch

Chia sẻ bởi Đinh Văn Hợp | Ngày 01/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Bạch cầu- Miễn dịch thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

BÀI 14 BẠCH CẦU-MIỄN DỊCH
I. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA BẠCH CẦU
II. MIỄN DỊCH
Hoạt động 1: Tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
Khi các vi sinh vật xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể, hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bảo vệ cơ thể là sự thực bào
Tham gia hoạt động thực bào là là bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô
Các em hãy quan sát hình 14-1, đoạn phim về hoạt động thực bào
Trả lời câu hỏi: Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường tham gia thực bào?
Thực bào là hiện tượng các bạch cầu bắt và nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng đi.
Có 2 loại bạch cầu chủ yếu tham gia thực bào là bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô
Các em hãy đọc thông tin trong SGK cho biết
Kháng nguyên là gì? Kháng thể là gì?
- Kháng nguyên là phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết kháng thể. Như nọc độc của ong, rắn, chất có trên bề mặt của vi khuẩn, vi rút.
- Kháng thể: Là những phân tử prôêin do cơ thể tiết ra chống lại kháng nguyên.
Các em hãy quan sát hình sau và cho biết kháng nguyên và kháng thể tương tác theo cơ chế nào?
Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa, nghĩa là kháng nguyên nào là kháng thể ấy.
Các vi rút, vi khuẩn thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào lim phô B
Các em quan sát hình, xem đoạn phim sau và trả lời câu hỏi: Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thể làm mất hoạt tính của kháng nguyên
Các vi khuẩn, vi rút thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bào B và gây nhiễm cho các tế bào cơ thể, sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào lim phô T
Các em quan sát hình, xem đoạn phim sau và trả lời câu hỏi: Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
Tế bào T đã phá hủy các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, vi rút bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng nhờ cơ chế chìa khóa và ổ khóa giữa kháng thể và kháng nguyên, tiết ra các prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào bị nhiễm và tế bào nhiễm bị phá hủy
Hoạt động 2 Tìm hiểu khái niệm miễn dịch

Các em đọc thông tin phần II SGK, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
Thế nào là miễn
tự nhiên, miễn dịch
tự nhiên gồm những loại miễn dịch nào?
MiÔn dÞch tù nhiªn lµ c¬ thÓ kh«ng m¾c mét sè bÖnh nµo ®ã, nguyªn nh©n lµ do trong c¬ thÓ ®· cã kh¸ng thÓ chèng l¹i c¸c kh¸ng nguyªn g©y ra c¸c lo¹i bÖnh ®ã, c¸c kh¸ng thÓ cã s½n ®­îc sinh ra do gen hay do ®· bÞ nhiÔm nh÷ng bÖnh tõ tr­íc, bao gåm miÔn dÞch bÈm sinh vµ miÔn dÞch tËp nhiÔm
Các em xem đoạn phim sau và cho biết:
Thế nào là miễn dịch nhân tạo?
Miễn dịch nhân tạo là cơ thể không mắc một bệnh nào đó do chủ động tiêm vắc xin
Miễn dịch là gì? gồm mấy loại? Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
- Miễn dịch là khả năng của cơ thể không mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó. Miễn dịch bao gồm miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo
- Miễn dịch tự nhiên có được một cách ngẫu nhiên, bị động sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh.
- Miễn dịch nhân tạo có được một cách không ngẫu nhiên, chủ động sau khi cơ thể đã được tiêm phòng.
Các em xem lại các đoạn phim và hoàn thành sơ đồ sau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Văn Hợp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)