Bài 14. Bạch cầu- Miễn dịch

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoa | Ngày 01/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Bạch cầu- Miễn dịch thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng thầy cô về dự giờ thăm lớp
Kiểm tra bài cũ:
Nêu thành phần cấu tạo của máu?
Chức năng của huyết tương và hồng cầu?
- Kháng nguyên là phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết kháng thể.
- Kháng thể: Là những phân tử prôtêin do cơ thể tiết ra chống lại kháng nguyên.
Kháng nguyên là gì?
Kháng thể là gì?
Các em hãy quan sát hình sau và cho biết kháng nguyên và kháng thể tương tác theo cơ chế nào?
Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa, nghĩa là kháng nguyên nào là kháng thể ấy.
I.Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu :
Khi các vi sinh vật xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể, hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bảo vệ cơ thể là sự thực bào
Tín hiệu hóa học
Mạch máu nở rộng, bạch cầu chui ra khỏi mạch máu tới ổ viêm.
B. Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng
Thực bào là hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng
Có 2 loại bạch cầu chủ yếu tham gia thực bào là bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô
Các virút, vi khuẩn thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào lim phô B
Tế bào limpo B chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết ra các kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên
Các vi khuẩn, vi rút thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bào B và gây nhiễm cho các tế bào cơ thể, sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào lim phô T
Tế bào limpo T đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào?
Tế bào T đã phá hủy các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, vi rút bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng nhờ cơ chế chìa khóa và ổ khóa giữa kháng thể và kháng nguyên, tiết ra các prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm và tế bào nhiễm bị phá hủy
Bµi tËp: Chän c©u tr¶ lêi ®óng:
B¹ch cÇu ®· t¹o nªn nh÷ng hµng rµo phßng thñ b¶o vÖ c¬ thÓ lµ:
a. Sự thực bào do bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô thực hiện.
c. Phá hủy các tế bào bị nhiễm bệnh do tế bào T thực hiện.
b. Tiết kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên do tế bào B thực hiện.
d. Tiêm thuốc kháng sinh.
Bệnh lở mồ long móng ở trâu bò
II. Miễn dịch:
Đọc thông tin SGK thảo luận nhóm:
Sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?
Miễn dịch tự nhiên có được một cách ngẫu nhiên, bị động từ khi cơ thể mới sinh ra hay sau khi cơ thể bị nhiễm bệnh.
Miễn dịch nhân tạo có được không ngẫu nhiên, chủ động, khi cơ thể chưa bị nhiễm bệnh.
- Vacxin là loại thuốc phòng bệnh( thường được điều chế từ các loại vi sinh vật gây bệnh bị làm yÕu đi kh«ng cßn kh¶ n¨ng g©y bÖnh). Khi tiêm hoặc uống vacxin vào cơ thể sẽ có tác dụng hình thành phản ứng miễn dịch, giúp cơ thể phản ứng kịp thời khi bị vi sinh vật xâm nhập để bảo vệ cơ thể
Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?
- Các loại bệnh mà trẻ em được tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng mở rộng:Sởi, lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt (uống)
--Hiện nay đã có vacxin phòng bệnh tả, quai bị, rubela,thủy đậu, viêm màng não mủ, viêm não nhật bản, viêm màng não mô cầu, cúm A/H1N1, dại…
Câu hỏi 1: Có 7 chữ: Một trong hai hoạt động của bạch cầu để
bảo vệ cơ thể?
1
Câu hỏi 2: Có 9 chữ: Một thành phần của môi trường trong cơ
thể được vận chuyển trong các mạch khác với mạch máu?
2
Câu hỏi 3: Có 6 chữ: Chất dịch chứa kháng nguyên đã được
làm yếu tiêm vào cơ thể để phòng bệnh?
3
Câu hỏi 4: Có 11 chữ: Chất có khả năng kích thích cơ thể tạo ra
kháng thể ?
4
Câu hỏi 5: Có 8 chữ: khả năng không nhiễm bệnh của cơ thể?
5
Câu hỏi 6: Có 7 chữ: loại tế bào máu có màu đỏ?
6
7
Câu hỏi 7: Có 5 chữ: Một dạng sinh vật có kích thước nhỏ hơn
vi khuẩn?
Dặn dò:
Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
Đọc trước bài 15.
Chúc thầy cô mạnh khỏe
Chúc các em học tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)