Bài 14. Bạch cầu- Miễn dịch
Chia sẻ bởi Đặng Thu Phương |
Ngày 01/05/2019 |
27
Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Bạch cầu- Miễn dịch thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
Tiết 14- bài 14
BẠCH CẦU – MIỄN DỊCH
Có mấy loại tế bào bạch cầu trong cơ thể người? Đó là những loại nào?
Có 5 loại tế bào bạch cầu
I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
Nghiên cứu thông tin mục I SGK, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường thực hiện hoạt động thực bào?
Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
Tế bào T độc đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào?
1. Sự thực bào là hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt mồi và nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng đi. Có 2 loại bạch cầu chủ yếu tham gia thực bào là bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô (hay đại thực bào).
2. Tế bào B chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết ra kháng thể gây kết dính, làm vô hiệu hóa kháng nguyên.
3. Tế bào T phá hủy các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nhận diện và tiếp xúc (nhờ cơ chế chìa khóa và ổ khóa), tiết ra các protein đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm và tế bào nhiễm bị phá hủy.
Bạch cầu đã tạo ra những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
Tạo kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên (limpho B)
Phá hủy tế bào nhiễm bệnh (limpho T)
Thực bào: hình thành chân giả và nuốt vi khuẩn (bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô)
Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:
AIDS
Tại sao đại dịch AIDS là thảm họa
của loài người?
Vì virut HIV tấn công vào các tế bào limphô T
làm suy giảm hệ thống miễn dịch.
===> mắc các bệnh nguy hiểm và chết.
I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
II. Miễn dịch
- Miễn dịch là gì?
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không mắc một số bệnh truyền nhiễm nào đó.
- Có những loại miễn dịch nào? Sự khác nhau giữa các loại miễn dịch đó là gì?
- Có 2 loại miễn dịch:
+ Miễn dịch tự nhiên: khả năng tự chống lại bệnh của cơ thể từ khi mới sinh ra hay sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh.
+ Miễn dịch nhân tạo: tạo miễn dịch cho cơ thể bằng cách tiêm vacxin.
So sánh hoạt động của tế bào B và tế bào T.
CỦNG CỐ
- Giống: tuân theo cơ chế chìa khóa- ổ khóa.
- Khác: tế bào B ngăn ngừa các yếu tố gây nhiễm (chưa xâm nhập vào tế bào), tế bào T phá hủy tế bào đã bị nhiễm bệnh.
Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
Đọc mục “Em có biết”.
Chuẩn bị Bài 15, tìm hiểu về cơ chế đông máu và nguyên tắc truyền máu.
Dặn dò
BẠCH CẦU – MIỄN DỊCH
Có mấy loại tế bào bạch cầu trong cơ thể người? Đó là những loại nào?
Có 5 loại tế bào bạch cầu
I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
Nghiên cứu thông tin mục I SGK, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường thực hiện hoạt động thực bào?
Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
Tế bào T độc đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào?
1. Sự thực bào là hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt mồi và nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng đi. Có 2 loại bạch cầu chủ yếu tham gia thực bào là bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô (hay đại thực bào).
2. Tế bào B chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết ra kháng thể gây kết dính, làm vô hiệu hóa kháng nguyên.
3. Tế bào T phá hủy các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nhận diện và tiếp xúc (nhờ cơ chế chìa khóa và ổ khóa), tiết ra các protein đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm và tế bào nhiễm bị phá hủy.
Bạch cầu đã tạo ra những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
Tạo kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên (limpho B)
Phá hủy tế bào nhiễm bệnh (limpho T)
Thực bào: hình thành chân giả và nuốt vi khuẩn (bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô)
Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:
AIDS
Tại sao đại dịch AIDS là thảm họa
của loài người?
Vì virut HIV tấn công vào các tế bào limphô T
làm suy giảm hệ thống miễn dịch.
===> mắc các bệnh nguy hiểm và chết.
I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
II. Miễn dịch
- Miễn dịch là gì?
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không mắc một số bệnh truyền nhiễm nào đó.
- Có những loại miễn dịch nào? Sự khác nhau giữa các loại miễn dịch đó là gì?
- Có 2 loại miễn dịch:
+ Miễn dịch tự nhiên: khả năng tự chống lại bệnh của cơ thể từ khi mới sinh ra hay sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh.
+ Miễn dịch nhân tạo: tạo miễn dịch cho cơ thể bằng cách tiêm vacxin.
So sánh hoạt động của tế bào B và tế bào T.
CỦNG CỐ
- Giống: tuân theo cơ chế chìa khóa- ổ khóa.
- Khác: tế bào B ngăn ngừa các yếu tố gây nhiễm (chưa xâm nhập vào tế bào), tế bào T phá hủy tế bào đã bị nhiễm bệnh.
Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
Đọc mục “Em có biết”.
Chuẩn bị Bài 15, tìm hiểu về cơ chế đông máu và nguyên tắc truyền máu.
Dặn dò
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Thu Phương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)