Bài 14. Bạch cầu- Miễn dịch

Chia sẻ bởi Lê Thị Thảo | Ngày 01/05/2019 | 60

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Bạch cầu- Miễn dịch thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

? Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu?
Kiểm tra bài cũ
Trong thực tế, khi chân giẫm phải gai hoặc khi một bộ phận náo đó của cơ thể bị viêm có thể dẫn tới hiện tượng sưng, đau một vài hôm sau đó thì khỏi. Vậy chân hoặc chỗ bị viêm do đâu mà khỏi? Cơ thể đã tự bảo vệ mình thông qua cơ chế nào? Để tìm hiểu các vấn đề đó, ta sẽ nghiên cứu bài hôm nay.
Tiết 14 - Bài 14
BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH
? Bạch cầu có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
Có mấy loại bạch cầu?
BC ưa kiềm
BC trung tính
BC ưa a xít
BC lim phô
BC mô nô
I - Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu.
- Bạch cầu có nhân, kích thước lớn, đgk 8 – 18 micrômet, số lượng ít hơn rất nhiều so với hồng cầu, không có hình dạng nhất định.
Khi bị kim châm … các vi khuẩn (màu đỏ hình que) xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể sẽ tạo thành ổ viêm sưng lên, nóng đỏ…
Cơ thể phát ra các tín hiệu hoá học (màu xanh) do các tế bào của mô bị thương tiết ra để kích thích phản ứng bảo vệ cơ thể.
? Để bảo vệ cơ thể, các bạch cầu đã có hoạt động đầu tiên nào?
? Em hiểu sự thực bào là gì?
Những loại bạch cầu nào tham gia thực bào?
- Sự thực bào là hiện tượng bạch cầu dùng chân giả bắt nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng.
- Tham gia hoạt động thực bào là bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô (đại thực bào).
- Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào (bạch cầu mônô) thực hiện:
Tiết 14 - Bài 14
BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH
I - Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu.
Bạch cầu dùng chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng.
? Mô tả hoạt động thực bào của bạch cầu?
Mạch máu nở rộng, bạch cầu chui ra khỏi mạch máu tới ổ viêm hình thành chân giả, bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá chúng. Hiện tượng dồn bạch cầu đến vết thương kéo theo việc xuất hiện các hạch ở nách hay bẹn... Tại nơi bị viêm, ban đầu ta thấy đỏ tấy lên, sau đó mủ trắng chảy ra, đó là xác chết của bạch cầu. Nếu các vi khuẩn bị tiêu diệt hết thì vết thương sẽ lành.
- Trong hai loại bạch cầu thì bạch cầu đại thực bào có kích thước lớn hơn bạch cầu trung tính nên có thể nuốt vào trong tế bào cùng một lúc rất nhiều vi khuẩn rồi tiêu hoá chúng.
? Em hiểu thế nào là kháng nguyên? Kháng thể ?
- Kháng nguyên: Là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết các kháng thể. Các phân tử này có trên bề mặt của tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ vi rút hay trong nọc độc của ong hay rắn…
- Kháng thể là những phân tử Prôtêin do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên.
? Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào?
Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá, nghĩa là kháng nguyên nào có kháng thể ấy.
Kháng thể A
Kháng thể B
Kháng nguyên B
Kháng nguyên A
? Hãy tìm và chỉ ra kháng nguyên phù hợp với kháng thể?
Kháng nguyên B
Kháng nguyên A
? Nếu bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô không tiêu diệt được vi khuẩn, sẽ gặp phải hoạt động bảo vệ nào của cơ thể?
Gặp hoạt động bảo vệ của tế bào limphô B
? Tế bào Limphô B đã chống lại các vi khuẩn bằng cách nào?
Khi các vi rút, vi khuẩn thoát khỏi sự thực bào của bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô thì chúng sẽ bị vô hiệu hoá nhờ kháng thể do tế bào Limphô B tiết ra, gây kết dính các kháng nguyên.
- Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào (bạch cầu mônô) thực hiện:
Tiết 14 - Bài 14
BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH
I - Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu.
Bạch cầu dùng chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng.
- Tế bào limphô B tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên.
? Các vi khuẩn, vi rút thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bào limphô B và gây nhiễm cho các tế bào của cơ thể, sẽ gặp phải hoạt động bảo vệ nào của cơ thể?
Gặp phải hoạt động bảo vệ của tế bào limphô T (tế bào T).
? Tế bào T phá huỷ tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh bằng cách nào?
Tế bào Limphô T nhận diện tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virut nhờ các kháng nguyên của vi khuẩn, virut, bộc lộ trên bề mặt tế bào nhiễm theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá giữa kháng thể và kháng nguyên, tế bào T tiết ra các prôtêin đặc hiệu làm thủng màng tế bào nhiễm, tế bào nhiễm bị phá huỷ.
- Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào (bạch cầu mônô) thực hiện:
Tiết 14 - Bài 14
BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH
I - Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu.
Bạch cầu dùng chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng.
- Tế bào limphô B tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên.
- Tế bào limphô T phá huỷ tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng.
? Từ các kiến thức đã nghiên cứu hãy cho bết bạch cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể bằng những cơ chế nào?
Phá huỷ các tế bào đã nhiễm bệnh.
Sự thực bào.
Tiết kháng thể để vô hiệu hoá kháng nguyên
Virut HIV là nguyên nhân gây ra bệnh AIDS. Chúng gây nhiễm trên chính bạch cầu limphô T, gây rối loạn chức năng của tế bào này và dẫn tới hội chứng suy giảm miễn dịch
II - Miễn dịch.
Tiết 14 - Bài 14
BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH
I - Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu.
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó.
? Miễn dịch là gì ?
tự nhiên
một cách ngẫu nhiên
nhân tạo
chủ động
bị động
một cách không
ngẫu nhiên
? Từ bài tập đã hoàn thành, có những loại miễn dịch nào?
? Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?
II - Miễn dịch.
Tiết 14 - Bài 14
BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH
I - Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu.
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó.
+ Miễn dịch tự nhiên có được một cách ngẫu nhiên, bị động, khi cơ thể mới sinh ra hay sau khi cơ thể bị nhiễm bệnh.
+ Miễn dịch nhân tạo có được một cách không ngẫu nhiên, chủ động khi cơ thể chưa bị nhiễm bệnh.
? Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?
? Bản thân em đã được miễn dịch với những loại bệnh nào từ sự mắc bệnh trước đó và những bệnh nào từ sự tiêm phòng?
Trong thực tế để tránh được tác hại của một số bệnh do vi rút, vi khuẩn gây ra cần chú ý tiêm phòng văcxin, đặc biệt là ở lứa tuổi có khả năng mắc bệnh cao.
1/ Sự thực bào là:
a) Các tế bào bạch cầu đánh và tiêu huỷ tế bào vi khuẩn.
b) Các bạch cầu dùng chân giả bắt, nuốt rồi tiêu hoá vi khuẩn.
c) Bạch cầu bao vây làm vi khuẩn chết đói.
d) Cả a và b.
Bài tập
Đánh dấu vào đáp án theo em là đúng nhất
2/ Tế bào limphô T phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh bằng cách.
a) Ngăn cản sự trao đổi chất bị nhiễm của tế bào bị nhiễm.
b) Nuốt và tiêu hoá tế bào bị nhiễm đó.
c) Tiết Prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào bị nhiễm đó.
d) Cả b và c.
3/ Tế bào Limphô B tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên theo cơ chế.
a) Một kháng thể có thể vô hiệu hoá nhiều kháng nguyên.
b) Nhiều kháng thể vô hiệu hoá một kháng nguyên.
c) Kháng thể nào có kháng nguyên ấy. (Cơ chế chìa khoá , ổ khoá).
d) Cả a và b.
Hướng dẫn học
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 47.
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới:
ĐÔNG MÁU - NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)