Bài 13. Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay

Chia sẻ bởi Lê Minh Thành | Ngày 16/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

?Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam?  TL:Ba tổ chức cộng sản ra đời năm 1929 là một xu thế tất yếu đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng Việt Nam và khi chủ nghĩa Mác-Lê nin kết hợp được với phong trào công nhân, phong trào yêu nước tất yếu dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
?Đảng cộng sản Đông Dương đã có chủ trương và khẩu hiệu gì để đẩy mạnh phong trào cách mạng tiến tới ? * Chủ trương: + Trước hết phải giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách Pháp-Nhật. + Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) bao gồm các tổ chức quần chúng,lấy tên là Hội Cứu quốc. * Khẩu hiệu: Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu”Đánh đổ địa chủ,chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng các khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của Đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo,giảm tô,giảm tức,cha lại ruộng công”,tiến tới thực hiện “Người cày có ruộng”
?Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám.
*Ý nghĩa lịch sử: a- Đối với trong nước: - Là một biến cố vĩ đại, đã phá tan xiềng xích nô lệ hơn 80 năm của Pháp - Nhật và lật nhào ngai vàng phong kiến tồn tại hàng ngàn năm. .
- Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập. Đưa nhân dân từ thân phận nô lệ lên làm chủ nước nhà - Mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc (Kỷ nguyên độc lập tự do) b- Đối với quốc tế: - Là thắng lợi đầu tiên của 1 dân tộc nhược tiểu tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân. - Là nguồn cổ vũ đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. * Nguyên nhân thành công:
- Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam - Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng cộng sản Đông Dương và của lành tụ Hồ Chí minh (là nhân tố quyết định thắng lợi) - Có hoàn cảnh quốc tế thuận lợi. ?Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc” ?
TL: Ngay sau khi thành lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước muôn vàn khó khăn, tưởng chừng không thể vượt qua, đó là:
a. Thù trong giặc ngoài:
- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng và bọn tay sai ồ ạt kéo vào nước ta, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, thành lập chính quyền tay sai.
-Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh cũng kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta. - Các lực lượng phản cách mạng ngóc đầu dậy chống phá cách mạng.
b. Nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn, lạc hậu còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề. hậu quả nạn đói cuối 1944 – đầu 1945 chưa được khắc phục, lụt lội hạn hán diễn ra, sản xuất đình đốn, nạn đói đe dọa đời sống nhân dân.
c. Tài chính: Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng, nhà nước chưa kiểm soát được ngân hàng Đông Dương.
d. Văn hóa, giáo dục: Hơn 90 % dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan
?Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6/ 3/ 1946 và Tạm ước ngày 14/ 9/ 1946 nhằm mục đích gì?  Trả lời:   Chính phủ ta kí Hiệp định sơ bộ với Pháp ngày 6-3-1946 nhằm mục đích: Nhanh chóng đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến chống Pháp sau này.  Kí tạm ước ngày 14-9-1946 nhằm kéo dài thêm thời gian hòa hoãn để xây dựng và củng cố lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mà ta biết chắc là không thể tránh khỏi.  Như vậy, việc Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9- 1946 đều có chung một mục đích là có thời gian hòa bình để xây dựng và củng cố lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
?Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19 - 12 - 1946 ?
TL:- Sau Hiệp định sơ bộ(6 -3 – 1946) và Tạm ước(14-9 – 1946), ta đã thực hiện nghiêm chỉnh, nhưng với âm mưu xâm lược lâu dài đất nước ta, Pháp đã
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Minh Thành
Dung lượng: 64,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)