Bài 13. Máu và môi trường trong cơ thể

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Minh Trung | Ngày 01/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Máu và môi trường trong cơ thể thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Chương III: TUẦN HOÀN
Bài 13 - MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ
I - Máu.
1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu.
- Lấy một ống nghiệm đựng 50 ml máu, cho vào ống nghiệm một ít oxalat natri làm ion Ca++ kết tủa, khiến máu không đông được.
- Để lắng tự nhiên sau 3- 4 giờ.
3 - 4h
Ôxalát Nátri Na2C2O4
? Quan sát trên hình vẽ hình 13-1 em có nhận xét gì về đặc điểm của máu trong ống nghiệm sau khi để lắng
tự nhiên 3- 4 giờ?
- Máu trong ống nghiệm chia thành hai phần rõ rệt:
+ Phần trên: Lỏng, trong suốt, vàng nhạt, chiếm 55% thể tích.
+ Phần dưới: Đặc quánh, đỏ thẫm chiếm 45% thể tích.
55%
45%
? Phần trên và dưới của ống nghiệm phân biệt nhau ở điểm nào?
- Phần trên: Không chứa tế bào  Gọi là huyết tương.
- Phần dưới: Gồm các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu).
? Chọn từ thích hợp dưới đây điền vào chỗ trống:
Huyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
- Máu gồm:…………………. và các tế bào máu.
- Các tế bào máu gồm:……………, bạch cầu và. ……………
Huyết tương
Hồng cầu
tiểu cầu
? Qua bài tập và thí nghiệm đã nêu, em hãy rút ra kết luận về thành phần cấu tạo của máu?
I - Máu.
1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu.
- Máu gồm:
+ Huyết tương: Chiếm 55% thể tích máu.
+ Các tế bào máu: Chiếm 45% thể tích máu gồm: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
? Hồng cầu phân biệt với bạch cầu và tiểu cầu ở những đặc điểm nào?
Hồng cầu
Bạch cầu
Tiểu cầu
- Hồng cầu: Là tế bào có kích thước rất nhỏ, màu hồng, dạng hình đĩa lõm hai mặt và không có nhân.
- Bạch cầu: Là tế bào có kích thước lớn hơn hồng cầu, trong suốt và không có hình dạng nhất định, vận chuyển bằng chân giả, có nhân.
- Tiểu cầu: Chỉ là những mảnh nhỏ của tế bào chất của tế bào mẹ tiểu cầu.
? Có mấy loại bạch cầu? Đó là những loại nào?
Đặc điểm của bạch cầu?
BC ưa kiềm
BC trung tính
BC ưa a xít
BC lim phô
BC mô nô
- Đặc điểm: Trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân.
2. Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu.
I - Máu.
1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu.
? Em có nhận xét gì về thành phần chất có trong huyết tương?
* Huyết tương bao gồm:
- Nước: 90%
- Các chất khác:10%, trong đó.
+ Dinh dưỡng: Protein, gluxit, lipit, vitamin..
+ Chất cần thiết: hoocmôn, kháng thể..
+ Muối khoáng
+ Chất thải của tế bào: urê, axit uric...
Huyết tương là thành phần lỏng có trong máu (90% nước,
10% là các chất khác)
Huyết tương chiếm 55% thể tích máu. Trong huyết tương có 90% nước, 7% prôtêin, 1% muối khoáng, (nhiều nhất là NaCL), 0,12% đường, một ít chất béo, các chất thải, chất tiết do các tế bào sinh ra.
Thể tích nước trong cơ thể có khác nhau nhưng lượng nước trong máu bao giờ cũng giữ một tỉ lệ nhất định.
? Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng, khi mồ hôi ra nhiều...) máu có lưu thông trong mạch được nữa không? Vì sao?
Không, do mất nước, máu đặc lại, chỉ còn các tế bào máu nên sự vận chuyển máu gặp khó khăn.
? Vậy với thành phần chất trong huyết tương, có gợi ý gì về chức năng của nó?
Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch. Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải.
→ Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch. Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải.
? Thành phần chủ yếu có trong hồng cầu là thành phần nào? Chúng có đặc tính gì?
? Vì sao máu từ tế bào trở vể phổi có màu đỏ thẫm? Ngược lại, máu từ phổi trở về tim có màu đỏ tươi?
? Vậy hồng cầu thực hiện chức năng gì?
? Theo em đặc điểm nào của hồng cầu giúp hồng cầu thực hiện tốt chức năng trên?
- Là Hêmôglobin (Hb) do Prôtein kết hợp với chất sắc tố đỏ có chứa sắt.
- Hb rất dễ kết hợp với ôxi và cacbonic tạo thành hợp chất không bền
HbO2
HbCO2
- Máu từ phổi trở về tim đến tế bào mang nhiều ôxi (Hb kết hợp) làm cho máu có màu đỏ tươi.
- Máu từ các tế bào về tim lên phổi, do Hb kết hợp với khí cacbonic làm máu có màu đỏ thẫm.
- Hồng cầu vận chuyển O2 và CO2.
2. Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu.
I - Máu.
1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu.
Huyết tương là thành phần lỏng có trong máu (90% nước,
10% là các chất khác)
→ Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch. Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải.
- Hồng cầu vận chuyển O2 và CO2.
? Theo em đặc điểm nào của hồng cầu giúp hồng cầu thực hiện tốt chức năng trên?
Hồng cầu không có nhân, lõm hai mặt làm tăng diện tích tiếp xúc của hồng cầu nên sẽ tăng khả năng kết hợp của hồng cầu với ôxi.
Hơn nữa hồng cầu có kích thước nhỏ và có số lượng rất nhiều, khả năng kết hợp của Hb với ôxi là sự kết hợp lỏng lẻo nên khi tới tế bào dễ dàng nhường ôxi cho tế bào.
II - Môi trường trong cơ thể.
I - Máu.
Chương III: TUẦN HOÀN
Bài 13 - MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ
Tất cả các mô và tế bào trong cơ thể phải luôn luôn được cung cấp các chất dinh dưỡng, ôxi, và thải ra ngoài khí CO2. Các chất độc và các chất tiết do hoạt động tế bào sinh ra, đều ở trạng thái hoà tan và thấm qua màng tế bào. Như vậy, bất cứ một tế bào nào cũng phải sống trong một môi trường lỏng, đó là môi trường trong cơ thể.
Khi máu chảy tới mao mạch huyết tương thấm qua thành mao mạch chảy vào khe hở của các tế bào tạo thành nước mô
Nước mô sau khi trao đổi chất với tế bào thấm qua thành mạch bạch huyết tạo thành bạch huyết ,bạch huyết lưu thông trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hoà vào máu
Mao mạch máu
Mao mạch bạch huyết
Nước mô
Tế bào
co2
o2
Dinh
Dưỡng
Chất
thải
co2
Chất
thải
o2
Dinh
Dưỡng
? Máu, nước mô và bạch huyết quan hệ với nhau và với tế bào
như thế nào?
Vậy: máu, nước mô và bạch huyết là môi trường lỏng bao quanh tất cả các tế bào của cơ thể. Bất cứ tế bào nào muốn hoạt động được đều phải tồn tại trong môi trường đó. Đó chính là môi trường trong cơ thể.
II - Môi trường trong cơ thể.
I - Máu.
Chương III: TUẦN HOÀN
Bài 13 - MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ
? Vậy môi trường trong cơ thể bao gồm những yếu tố nào?
- Môi trường trong cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết.
Thảo luận:
1) Các tế bào cơ, não ... của cơ thể người có thể thực hiện sự trao đổi chất trực tiếp với môi trường ngoài được không?
2) Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua những yếu tố nào?
Do các tế bào này nằm sâu ở các phần trong cơ thể không liên hệ được trực tiếp với môi trường ngoài nên không thể thực hiện được sự trao đổi chất với môi trường ngoài.
Gián tiếp thông qua môi trường trong mà môi trường trong thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như hệ tiêu hoá, da, bài tiết, hô hấp...
? Vậy môi trường trong cơ thể có vai trò gì?
- Môi trường trong của cơ thể giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.
II - Môi trường trong cơ thể.
I - Máu.
Chương III: TUẦN HOÀN
Bài 13 - MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ
Nhờ môi trường trong cơ thể mà tế bào và môi trường ngoài được liên hệ thường xuyên với nhau trong quá trình trao đổi các chất dinh dưỡng, ôxi, CO2, và các chất thải.
Nhờ các thành phần ở trong môi trường gần như không thay đổi nên đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường. Mỗi sự thay đổi các yếu tố của môi trường trong sẽ gây ra những rối loạn trong cơ thể.
? Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của hồng cầu và huyết tương?
? Có thể thấy môi trường trong cơ thể ở trong những cơ quan nào, bộ phận nào của cơ thể?
? Môi trường trong cơ thể bao gồm những thành phần nào? Chúng quan hệ với nhau như thế nào?
- Máu gồm huyết tương chiếm 55% thể tích máu, các tế bào máu chiếm 45% thể tích máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
- Chức năng của huyết tương: Duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ lưu thông và vận chuyển các chất như dinh dưỡng, các chất cần thiết và các chất thải.
- Hồng cầu có chức năng vận chuyển khí ôxi và khí cacbonic.
Có trong tất cả các cơ quan và bộ phận của cơ thể vì nó luôn bao quanh, lưu chuyển quanh mọi tế bào.
- Môi trường trong cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết.
- Quan hệ của chúng được biểu thị:
+ Từ mao mạch máu nước mô được hình thành. Các chất dinh dưỡng và ôxi từ nước mô được đưa vào tế bào để tế bào hoạt động. Tế bào thải các chất thải và khí cacbonic qua nước mô đưa trở lại mao mạch máu đến các cơ quan thải để thải ra ngoài.
+ Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo thành bạch huyết.
+ Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ vào tĩnh mạch máu và hoà vào sự tuần hoàn máu.
Hướng dẫn học

- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 44
- Làm bài tập 3 trang 44.
- Đọc mục “Em có biết” trang 44.
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Minh Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)