Bài 13. Máu và môi trường trong cơ thể

Chia sẻ bởi Trần Văn Thịnh | Ngày 01/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Máu và môi trường trong cơ thể thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Phòng GD và ĐT Lý Nhân
Trường THCS Chân Lý
GV: Trần Văn Thịnh
Nghiên cứu thông tin SGK (phần I.1), quan sát hình 13-1, cho biết để tìm hiểu thành phần của máu người ta làm như thế nào?
Cho biết thành phần cấu tạo của máu?
Máu gồm có huyết tương và tế bào máu.
- Huyết tương: lỏng trong suốt màu vàng chiếm 55% thể tích.
- Tế bào máu: đặc đỏ thẫm gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu chiếm 45% thể tích.
Các tế bào máu
Hồng cầu
Ly tâm
Huyết tương
Các tế bào
- Thành phần chất trong huyết tương (bảng 13) có gợi ý gì về chức năng của nó?
- Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi bị tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều …), máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không? Vì sao?
Bảng 13. Thành phần chất chủ yếu của huyết tương
Cho biết thành phần và chức năng của huyết tương?
- Huyết tương gồm nước, các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác, và các chất thải.
Chức năng: duy trì máu ở trạng thái lỏng, tham gia vận chuyển các chất trong cơ thể.
Dựa vào bảng trên, hãy thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
? Em hãy cho biết thành phần chủ yếu có trong hồng cầu? Chúng có đặc tính gì?
Thành phần chủ yếu của hồng cầu là Hêmôglobin (Hb)
Hb có đặc tính khi kết hợp với O2 có màu đỏ tươi, khi kết hợp với CO2 có màu đỏ thẫm
? Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?
- Máu từ phổi trở về tim đến tế bào mang nhiều ôxi (Hb kết hợp) làm cho máu có màu đỏ tươi.
- Máu từ các tế bào về tim lên phổi, do Hb kết hợp với khí cacbonic làm máu có màu đỏ thẫm.
Em hãy cho biết chức năng của hồng cầu?
Hb (huyết sắc tố - Hemoglobin) có khả năng kết hợp với O2 và CO2 để vận chuyển: O2 từ phổi về tim tới các tế bào; CO2 từ các tế bào về tim đến phổi.
Mao mạch máu
Mao mạch bạch huyết
NƯỚC MÔ
(huyết tương, bạch cầu và tiểu cầu
Tế bào
CO2 và các chất thải
Môi trường trong gồm những thành phần nào?
O2 và các chất dinh dưỡng
Môi trường trong cơ thể gồm: Máu, nước mô và bạch huyết
Hình 13-2. Quan hệ của máu, nước mô và bạch huyết
- Các tế bào cơ, não. c?a co th? ngu?i có thể trực tiếp trao đổi các chất với môi trường bên ngoài đu?c không?
- Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường bên ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào?
- O2 và chất dinh dưỡng lấy vào từ cơ quan hô hấp và tiêu hóa theo máu ? nước mô ? tế bào.
- CO2 và chất thải từ tế bào ? nước mô ? máu đến hệ bài tiết, hệ hô hấp để thải ra ngoài.
Vai trò của môi trường trong là gì?
- Môi trường trong giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài.
NƯỚC MÔ
(huyết tương, bạch cầu và tiểu cầu
Mao mạch máu
Mao mạch bạch huyết
TẾ BÀO
O2 và các chất dinh dưỡng
CO2 và các chất thải
Máu gồm các thành phần cấu tạo nào?
a. Tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
b. Nguyên sinh chất, huyết tương.
c. Protein, Lipít, muối khoáng.
d. Các tế bào máu, huyết tương.
Môi trường trong gồm:
a. máu, huyết tương.
b. bạch huyết, máu.
c. máu, nước mô, bạch huyết.
d. các tế bào máu, chất dinh dưỡng.
Vai trò của môi trường trong cơ thể là
a. bao quanh tế bào để bảo vệ tế bào.
b. giúp tế bào trao đổi chất với bên ngoài.
c. tạo môi trường lỏng để vận chuyển các chất.
d. giúp tế bào thải chất thừa trong quá trình sống.
4. Nhờ đâu mà hồng cầu vận chuyển được O2 và CO2 ?
a. Nhờ hồng cầu có chứa Hêmôglôbin là chất có khả năng kết hợp với O2 và CO2 thành hợp chất không bền.
b. Nhờ hồng cầu có kích thước nhỏ .
c. Nhờ hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt .
d. Nhờ hồng cầu là tế bào không nhân, ít tiêu dùng O2 và ít thải CO2.

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
- Đối với tiết học này
+ Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 44
+ Làm bài tập 3 trang 44.
+ Đọc mục “Em có biết” trang 44.
- Đối với tiết học sau
+ Đọc trước và chuẩn bị bài mới: BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH.
+ Tìm hiểu các hàng rào phòng thủ của bạch cầu và các loại miễn dịch.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Thịnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)