Bài 13. Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

Chia sẻ bởi Phạm Thị Dịu | Ngày 08/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Ngữ văn 9: học kì i-năm học 2009-2010

Quan sát các đoạn văn và trả lời câu hỏi bên dưới:
Bà tôi có học hành gì đâu, một chữ cắn đôi không biết. Bà lặng lẽ, cứ tưởng bà không biết gì. Bà thuộc như cháo hàng trăm nghìn câu ca. bà nói những câu sao mà đúng thế.
Bà bảo u tôi: Dạy con từ thuở còn thơ
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.
Người ta như cây. Uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gãy.
2. Nhìn lũ con tủi thân , nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng này tuổi đầu.... Ông lão nắm chặt hai bàn tay mà rít lên:
Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
? Tìm câu văn có chứa yếu tố nghị luận và độc thoại nội tâm.
Đề số 1:Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
a. Mở bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện làm bạn buồn.
Nêu khái quát tâm trạng của mình.
b. Thân bài:
Diễn biến của sự việc:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến việc làm sai trái của em.
+Mức độ có lỗi với bạn: Trầm trọng, hay chưa ở mức đó.
+Có ai chứng kiến hay chỉ mình em biết ?.
Tâm trạng của em:
+Tại sao em phải suy nghĩ, dằn vặt ? Do em tự vấn lương tâm hay do ai nhắc nhở.
+ Em có những suy nghĩ cụ thể như thế nào ? Lời hứa với bản thân ra sao ?
c. Kết bài:
Suy nghĩ của mình về sự việc đã xảy ra với bạn.
Đề số 2:Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.
a. Mở bài:
Giới thiệu khái quát buổi sinh hoạt lớp( Thời gian ,địa điểm, người điều khiển, không khí chung của buổi sinh hoạt).
b. Thân bài:
- Là một buổi sinh hoạt định kì hay đột xuất.
- Có nhiều nội dung hay chỉ có một nội dung phê bình, góp ý cho bạn Nam.
- Thái độ của các bạn đối với bạn Nam ra sao?.
Nội dung ý kiến của em:
+ Phân tích nguyên nhân khiến các bạn có thể hiểu nhầm bạn Nam: Khách quan, chủ quan, cá tính của bạn nam, quan hệ của bạn Nam.
+ Những lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định bạn Nam là một người tốt.
c. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về sự hiểu lầm đáng tiếc đối với bạn Nam và bài học chung trong quan hệ bạn bè.
Đề số 3:Dựa vào phần đầu tác phẩm Chuyện người con gái nam Xương(từ đầu đến “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!”), hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận
Mở bài:
Giới thiệu họ tên , lai lịch của Trương Sinh (Đóng vai tôi- người kể chuyện- cùng quê với Vũ Nương, quá trình lấy vợ).
b. Thân bài:
- Tập trung phân tích sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật Trương Sinh
( Hoá thân vào nhân vật để kể lại câu chuyện)
+ Vẻ đẹp của vợ.
+cảnh vợ chồng khuyên nhủ nhau trong khi xa cách.
+ Nguyên nhân gây oan nghiệt.
+ Trương Sinh bày tỏ niềm ân hận (Dùng đối thoại ,độc thoại,độc thoại nội tâm)
Các nhân vật khác và các sự việc còn lại chỉ có vai trò như một cái cớ để nhân vật “tôi” giãi bày tâm trạng của mình.
c. Kết bài: Trương Sinh nêu cảm nghĩ.
Yêu cầu giờ luyện nói:
* Với người nói:
Đảm bảo kĩ năng nói:
+ Tự nhiên.
+Rõ ràng, mạch lạc.
Tư thế:
+Ngay ngắn, nghiêm túc, đàng hoàng, tự tin.
+ Hướng mắt vào người nghe, thu hút người nghe vào nội dung nói của mình.
* Với người nghe:
Chú ý lắng nghe, trật tự, nghiêm túc, tập trung chuẩn bị nhận xét.
? Theo em để trình bày một vấn đề trước tập thể chúng ta cần rèn luyện kĩ năng gì.
Nói lưu loát mạch lạc, có mở đầu, có kết thúc, nói đúng vào chủ đề cần trình bày, tập trung vào bài nói của mình.
? Khi trình bày cần tránh những điều gì.
Tránh nói ấp úng, nói ngọng, nói rườm rà, nói không đúng chủ đề................
Hướng dẫn về nhà:
Hoàn thiện các đề bài thành bài văn hoàn chỉnh.
Soạn bài: Lặng lẽ Sa Pa
chúc các em chăm ngoan học giỏi, giao tiếp tốt.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Dịu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)