Bài 13. Làng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng thu | Ngày 09/05/2019 | 92

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Làng thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Khởi động
1
2
3
4
5
6
TRÒ CHƠI Ô CHỮ
Từ khóa
1.Tạm rời nơi cư trú đến vùng khác…?
2. Sửa lại, nói cho đúng sự thật?
3. Không giữ đúng như lời, thiếu trung thực,
thay lòng đổi dạ?
4. Phong trào dạy chữ quốc ngữ, thanh toán nạn mù chữ
sau cách mạng?

5. Huyện ở phía nam tỉnh Bắc Ninh nay thuộc Hà Nội?

6.Dáng đi cắm cúi, nhanh ,vội?
Làng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, có tên chữ là
Phù Lưu…còn đựợc gọi là làng gì? Hãy tìm ô chữ hàng
dọc có tên gọi trên?
Tiết 61,62 – Văn bản
Ông Hai là một người nông dân rất yêu làng và tự hào về làng Chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải rời làng đi tản cư. Sống trong hoàn cảnh bó buộc ở nơi tản cư, ông Hai luôn bứt rứt nhớ về cái làng Chợ Dầu. Một hôm ra phòng thông tin nghe ngóng tin tức như mọi khi ông bỗng nghe được từ một người đàn bà tản cư tin làng Dầu “Việt gian theo Tây”. Tin dữ đến bất ngờ khiến da mặt ông “tê rân rân”, cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại”, ông “lặng đi tưởng như đến không thở được” rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về. Về nhà, ông nằm vật ra giường mấy ngày không dám đi đâu, hoang mang lo lắng, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi mụ chủ nhà có ý đuổi gia đình ông đi nơi khác, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Không biết tâm sự cùng ai nỗi đau khổ trong lòng, ông trò chuyện với đứa con nhỏ một lòng ủng hộ cụ Hồ. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người, khoe cả tin làng ông bị Tây đốt nhẵn.
- Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn
- Am hiểu, gắn bó với nông thôn và người nông dân
b. Tác phẩm:
- Truyện ngắn "Làng" viết năm 1948 trên chiến khu Việt Bắc
- Truyện khai thác tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kì kháng chiến: tình cảm quê hương, đất nước...
- Thuộc loại có cốt truyện tâm lí, chú trọng tình huống bên trong nội tâm nhân vật, miêu tả các diễn biến tâm lí...
3.Bố cục
- P1 (Từ đầu -> "Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!"): Cuộc sống của ông Hai ở nơi sơ tán
- P2 (Tiếp theo -> "cũng vợi đi được đôi phần"): Tâm trạng ông Hai từ khi nghe tin xấu về làng
- P3 (Còn lại): Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Tâm trạng của ông Hai trong những ngày đầu ở nơi sơ tán.
- Cuộc sống: xa quê, ở nhờ, vất vả kiếm sống
+ Với làng quê:
- Nhớ những ngày làm việc cùng anh em: đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá...
=> Nhớ làng, yêu làng, gắn bó với làng và luôn luôn tự hào, có trách nhiệm với làng của mình
+ Với kháng chiến: "Ông Hai đi nghênh ngang giữa đường...Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!"
 -> Mong nắng cho Tây chết mệt
Nghe lỏm đọc báo thường xuyên ở phòng thông tin để biết tin tức kháng chiến; Đầy lòng tin kháng chiến...









-> Ngôn ngữ quần chúng + độc thoại của nhân vật
* Là người nông dân có tính tình vui vẻ, chất phác, có tấm lòng gắn bó với làng quê kháng chiến
2. Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin xấu về làng.


Nhóm 1: Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc ông Hai đã có thái độ như thế nào?
Tìm chi tiết miêu tả hành động, cử chỉ, ngôn ngữ của nhân vật ông Hai khi về đến nhà?

Nhóm 2: Cuộc trò chuyện của ông Hai và vợ diễn ra như thế nào? Tâm trạng của ông Hai được miêu tả ra sao?



Nhóm 3: Cảm xúc của ông Hai khi trò chuyện với con?







* Tình huống: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ miệng những người tản cư từ dưới xuôi lên
-> Tạo 1 nút thắt, gây ra mâu thuẫn giằng xé tâm trí ông Hai -> thể hiện phẩm chất, tính cách nhân vật thêm chân thực, sâu sắc
* Diễn biến tâm trạng ông Hai:
+ Khi nghe tin:
Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân.
Lặng đi tưởng như đến không thở được.
Rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ.
Giọng lạc hẳn đi: “Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…”
Khi nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc.
Bàng hoàng,
sững sờ, xấu hổ uất ức.
Nhìn đàn con: Nghĩ đến sự hắt hủi, khinh bỉ của mọi người -> ông thương con
Ông rít lên: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này?" -> căm ghét và khinh bỉ
Ông kiểm điểm từng người trong óc...-> ngờ ngợ, suy xét
Những chứng cứ hiển nhiên -> cay đắng chấp nhận sự thật, sự nhục nhã, giày vò tâm trí
Ông nghĩ tới sự tẩy chay của mọi người, tới tương lai

Tin làng theo giặc cứ ám ảnh mãi ông. Vừa bực bội, vừa đau đớn cố kìm nén.
Trằn trọc, thở dài, không ngủ được.
Ông gắt với bà Hai vô cớ
Ông lặng đi, chân tay nhủn ra tưởng không cất lên được.
Trống ngực ông đập thình thịch, ông nín thở lắng nghe bên ngoài.
Nằm im không dám nhúc nhích
Khi trò chuyện với vợ.
? Mấy ngày sau khi nghe tin làng theo giặc, ông Hai có những hành động, lời nói, suy nghĩ nào?
-
-Những ngày sau đó: Không dám ra khỏi nhà, nghe ngóng tình hình, lo lắng nơm nớp...
=> Diễn tả cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật, thấy được nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông cùng với nỗi đau xót, tủi hổ.
- Tình thế: Không biết sống nhờ ở đâu
- Nghĩ: "Hay là quay về làng?"; "Về làm gì cái làng ấy nữa...Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây"
-> Mâu thuẫn nội tâm, tình thế bế tắc tuyệt vọng
-> Tình yêu nước đã rộng hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê.
Về làng
Ở lại nơi tản cư
Quyết định ở lại vì làng theo Tây thì phải thù
Băn khoăn day
dứt lựa chọn 2
con đường:

Phản bội
khángchiến


Phải làm nô
lệ cho Tây


Không ai người
ta chứa

Không ai
buôn bán với
Ai cũng đuổi
như đuổi hủi
Tình yêu nước bao trùm lên tình yêu làng quê.
* Khi trò chuyện với đứa con út.
Ông Hai tâm sự với con
Khẳng định nơi chôn rau cắt rốn của mình: Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
Ủng hộ kháng chiến, ủng hộ cụ Hồ Chí Minh. Cảm xúc: nước mắt giàn ra, chảy ròng ròng .
Tình yêu làng sâu nặng, tấm lòng thuỷ chung, son sắt với kháng chiến, với cách mạng. Tình cảm bền vững, sâu nặng thiêng liêng.
3. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu cải chính
? Tìm chi tiết miêu tả dáng điệu, hành động, lời nói của ông Hai sau khi biết tin làng chợ Dầu theo Tây được cải chính?
? Sự thay đổi tâm trạng khi tin làng theo Tây được cải chính:
- Cái mặt bỗng tươi vui, rạng rỡ
Mồm bỏm bẻm nhai trầu
Mắt hung hung đỏ, hấp háy
Lật đật đi khoe Tây đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn
- Vén quần tận bẹn nói chuyện về làng
-> Tự sự, miêu tả, biểu cảm, giọng điệu vui tươi
-> Tự hào, vui sướng, hạnh phúc vô biên
=> Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến quyện hoà nồng thắm
Diễn biến
tâm trạng tâm trạng
ông Hai
Bàng hoàng, sững sờ.
Sợ hãi, lảng tránh,
nhục nhã, lo sợ,
căm giận .
Tình yêu làng tha thiết , cháy bỏng.
Bế tắc, tuyệt vọng
Đấu tranh nội tâm
gay gắt
Đó là sự giác ngộ CM của người nông dân.
Vui sướng, hạnh phúc.
Tình yêu làng gắn với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.
=> Diễn biến tâm trạng hợp lí, chân thực, cảm động.
=> Ông Hai yêu làng, yêu nước, có tinh thần kháng chiến.
Diễn biến tâm trạng ông Hai
Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư
Khi nghe tin làng theo Tây
Khi nghe tin làng theo Tây được cải chính
Hăng say lao động, yêu quý tự hào về làng
sững sờ, bàng hoàng, đau đớn, uất ức, dằn vặt
tự hào, hạnh phúc
Tình yêu làng, yêu nước thống nhất với tình yêu kháng chiến
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Xây dựng theo cốt truyện tâm lí, tình huống truyện căng thẳng để thử thách nhân vật.
Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế.
Cách trần thuật linh hoạt tự nhiên.
Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ. Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại…
Phản ánh tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của của những người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động qua nhân vật ông Hai.
2. Nội dung
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng thu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)