Bài 13. Làng

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Nam | Ngày 08/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Làng thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

1, Cuộc sống của ông Hai và gia đình nơi sơ tán.



Cuộc sống nơi sơ tán tạm bợ, khó khăn, nề nếp <-
Cuộc sống của ông Hai ở nơi sơ tán có gì khác thường?
Xa quê, phải ở nhờ người khác.
Mọi người dân nơi đây => đều phải lo toan kiếm sống. (vợ và con gái đều chạy chợ, ông và 2 đứa con nhỏ tìm đất trồng trọt)
Nhận xét của em về cuộc sống này?
- Là cuộc sống tạm bợ, khó khăn, nhưng nề nếp.
Ngoài mối quan tâm đến công việc làm ăn của gia đình ông Hai còn có mối quan tâm nào khác?
- Làng quê của ông.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp của đất nước.
Mối quan tâm của ông Hai về làng được thể hiện trong đoạn văn nào?

Nằm vắt tay lên trán ... ông lại nghĩ về cái làng của ông, nghĩ đến những ngày làm việc với anh em ... Chao ôi! Nhớ làng, nhớ làng quá.
Nhớ làng, ông Hai nhớ những gì ở làng?
- Nhớ những ngày cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. Nhớ cái chói gác ở đầu làng, nhớ những đường hầm bí mật.
* Khi nhớ về làng, nhớ những kỉ niệm của những ngày sống ở làng ... ông cảm thấy vui
Nhớ làng.
quá ... mình như trẻ ra ...
Vì sao khi nghĩ về làng của mình ông Hai cảm thấy vui quá?
- Vì làng của ông là làng tích cực tham gia kháng chiến...
Từ đó em nhận thấy tình cảm của ông Hai Thu đối với làng như thế nào?
Gắn bó, tự hào, có trách nhiệm với làng quê nơi mình ở.

Đọc đoạn: "Ông Hai đi lại nghênh ngang giữa đường .... -> Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá".
Đoạn văn thể hiện tình cảm nào của ông Hai với làng?
- Sự quan tâm của ông Hai đến cuộc kháng chiến của dân tộc.
Cách quan tâm đến cuộc kháng chiến của ông Hai có gì đặc biệt?
Làng ông tích cực kháng chiến.
Mong nắng cho Tây chết mệt (Nắng này thì bỏ mẹ chúmg nó).
Nghe lỏm, đọc báo thường xuyên ở phòng thông tin để biết tin tức kháng chiến.
Đầy lòng tin vào kháng chiến (đấy cứ kêu chúng nó còn trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa? Chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy hôm nay năm khẩu, ngày mai dăm khẩu ... tích tiểu thành đại, làm gì mà tằng Tây không bước sớm).
Không giấu được cảm xúc vui mừng ta lập được chiến công ( Ruột gan cứ múa cả lên).
Nhận xét của em như thế nào về ngôn ngữ của đoạn văn vừa phân tích?
- Ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ quần chúng.
- Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật.
Từ chi tiết ấy, nghệ thuật ấy, em nhận thấy tình cảm của ông Hai đối với kháng chiến như thế nào?
Tha thiết, nồng nhiệt.
Từ đó đặc điểm nào ở nhân vật ông Hai được bộc lộ ở nơi cư trú?
- Vui vẻ, chất phác, có tấm lòng gắn bó sâu nặng với làng quê, với kháng chiến.
Đọc thầm đoạn văn 2. (Từ ông lão nào nếu bước ra khỏi phòng -> vơi đi được đôi phần).
Đoạn truyện kể về vấn đề nào?

2, Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin xấu về làng.
Ông Hai có cảm giác gì khi nghe tin làng ông theo giặc?
Cổ ông nghẹn lại, da mặt rân rấn lặng đi tưởng như không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ.
Các chi tiết ấy cho thấy tâm trạng của ông Hai lúc này như thế nào ? Đoạn văn nào thể hiện tâm trạng ấy?
Xấu hổ, uất ức.

Cảm nghĩ cực nhục: "Chao ôi, cực nhục chưa, cả làng Việt gian ! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa, ai người ta buôn bán vơi. Suốt cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta căm thù cái giống Việt gian bán nước..."
Vì sao ông Hai lại cảm thấy cực nhục đến như vậy?
Đó là biểu hiện của lòng yêu nước cao độ.
Vì yêu nước, ông Hai căm ghét tột cùng những kẻ bán nước.
Nhận xét của em về ngôn ngữ nhân vật trong đoạn trích này?
- Ngôn ngữ độc thoại được sử dụng giúp nhận vật tự bộc lộ tiếng nói nột tâm của mình.
Diễn biến tâm trạng của ông Hai trong những ngày tiếp theo như thế nào?
Ba, bốn ngày không bước chân ra ngoài, chỉ quanh quẩn trong nhà nghe ngóng tình hình.
Nghe tiếng nói xa ông đã chột dạ, nghe tiếng Tây, tiếng xe cam nhông, ông đã chột dạ, nín thin thít. "Thôi lại chuyện ấy rồi".
Ông sợ nhất là mụ chủ nhà biết điều này làm cho vợ chồng ông khổ ngấm, khổ ngầm.
Lo sợ bị mụ chủ đuổi, gia đình ông ra khỏi nhà, thật tuyệt đường sinh sống.
Làng suy nghĩ "Làng yêu thật nhưng theo Tây thì phải thù".
Trong lúc đau khổ, cay đắng tuyệt vọng ông đã tâm sự với ai? để làm gì?
- Tâm sự với thằng con út
Làng ta ở làng chợ Dầu.
ủng hộ cụ Hồ Chí Minh.
- Không tâm sự, giãi bày với ai. Tâm sự cùng con để bày tỏ tấm lòng son của mình với quê hương đất nước.
Cảm xúc của ông Hai khi trò chuyện cùng con?
- Cay đắng, tủi nhục.
- "Nước mắt giàn ra, chảy ròng ròng hai bên má".
Qua hành động, việc làm, suy nghĩ như vậy cho thấy ông Hai là người như thế nào?
- Yêu quê hương, đất nước tha thiết, ngay thẳng, trọng danh dự, yêu ghét rõ ràng đó là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước của ông Hai.
Yêu nước sâu sắc <=
Đọc đoạn còn lại.


Ông Hai nghe tin làng không theo giặc từ đâu?
Lời ông chủ tịch cho biết làng chợ Dầu không theo giặc.
Nghe tin ấy ông có tâm trạng như thế nào?
- Nhẹ nhõm, vui sướng.
3, Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng được cải chính.
Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng vui tươi rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung đỏ luôn hấy háy... Chạy sang nhà hàng xóm khoe :Tây đốt nhà ông.
Tại sao ông lại khoe Tây đốt nhà ông?
Cái đó là bằng chứng gia đình ông, làng ông không theo giặc, gia đình ông là gia đình kháng chiến.
Cử chỉ, tâm trạng của ông Hai lúc này như thế nào? Từ cử chỉ đó cho thấy ông Hai là
người như thế nào?
Lật đật đi sang nhà hàng xóm khoe về cái làng của ông. Ông hả hê vui sướng cực điểm.
Qua đó ta thấy ông Hai là người trọng danh dự yêu làng, yêu nước hơn tất cả.


Nghệ thuật đặc sắc của truyện ?
- Sử dụng tình huống độc đáo.
Nhẹ nhõm, vui sướng, hả hê.
III- Tổng kết.
1, Nghệ thuật.
Nghệ thật miêu tả tâm lí và khắc hoạ tình cảm, tâm trạng nhận vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
Nội dung của truyện?
Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người dân phải dời làng quê đi tản cư, được tể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng.
Cảm nghĩ của em về nhân vật ông Hai?
2, Nội dung.





IV- Luyện tập.
4, Củng cố - dặn dò.
Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng được cải chính.
Tóm tắt lại truyện.
Soạn: Lặng lẽ SaPa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)