Bài 13. Làng

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn An | Ngày 08/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Làng thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Các vị đại biểu
Thầy giáo, cô giáo
Các em học sinh.


Tên thật: Nguyễn Văn Tài. (1920 - 2007)
Quê ở Làng Phù Lưu - xã Tân Hồng - Từ Sơn - Bắc Ninh.
Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1941
Ông là nhà văn có sở trường về truyện ngắn. Ông rất gắn bó, am hiểu về nông thôn và cuộc sống của những người nông dân. Ông là nhà văn của nông thôn.
Tác phẩm chính:
- "Làng"
- "Vợ nhặt"
- " Con chó xấu xí"
- "Nên vợ nên chồng"


Làng
(Kim Lân)
I. Đọc - chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả
b. Tác phẩm: "Làng" được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trong Tạp chí Văn nghệ năm 1948

c. Tóm tắt tác phẩm:
Ông Hai l� một ngườii dân l�ng Chợ Dầu (tên chữ l� l�ng Phù Lưu), Bắc Ninh. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông v� gia đình phải đi tản cư mặc dù ông rất muốn ở lại l�ng chiến dấu giữ làng. ở nơi tản cư ông luôn nhớ và khoe về cái làng của mình. Một hôm ông trên đường từ chòi thông tin về gặp đám người tản cư ở dưới Gia Lâm lên, ông nghe tin dữ làng Chợ Dầu theo tây. Ông vô cùng bàng hoàng, đau khổ, tủi nhục, lo sợ. Cả nhà ông cũng cảm thấy nhục nhã. Rồi một hôm ông chủ tịch làng lên cải chính không phải làng Chợ Dầu theo tây mà là làng kháng chiến. Ông Hai vô cùng sung sướng và khoe với mọi người về việc tây nó đốt nhà ông cháy rụi.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tình huống truyện
- Ông Hai tình cờ nghe tin làng ông theo giặc từ chính những người tản cư lên.
→ T×nh huèng gay cÊn gãp phÇn béc lé s©u s¾c t×nh c¶m yªu lµng yªu n­íc cña «ng Hai vµ lµm râ chñ ®Ò t¸c phÈm : ca ngîi t×nh yªu lµng, yªu n­íc ch©n thµnh, gi¶n dÞ cña ng­êi n«ng d©n ViÖt Nam trong cuéc kh¸ng chiÕn chèng Ph¸p
Tiết 62: Làng
(Kim Lân)
I. Đọc - chú thích
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tình huống truyện
2. Tình yêu làng của ông Hai
a. Tính hay "khoe" và tự hào về làng
Ông hai khoe phòng thông tin tuyên truyền, chòi phát thanh, nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh, đường trong làng nát toàn đá xanh, cái sinh phần của viên tổng đốc người làng còn hơn cái lăng cụ Thiếu Hà Đông. Ông khoe những ngày khởi nghĩa, những buổi tập quân sự, những hố, những ụ, những giao thông hào, đường xóm, giếng xóm, cả những ngày xiêu dạt và những "chuyện đẩu chuyện đâu".
Sau cách mạng tháng tám ông Hai không khoe cái lăng nữa mà thay vào đó là phong trào cách mạng, phong trào kháng chiến của làng ông.
ở nơi tản cư ông luôn nghĩ và nhớ về làng.
Ông luôn nghĩ về cái làng của mình nhớ những ngày làm việc với anh em. Mọi nỗi nhớ làng đều là nhớ những hoạt động kháng chiến: Hát hỏng bông phèng, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá ... "Chao ôi! ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá".
ông Hai yêu làng tha thiết, gắn bó máu thịt với làng, nỗi nhớ làng luôn cháy bỏng và thường trực trong tâm trí ông. Ông yêu đến vị kỉ và tôn thờ.
b. Thử thách yêu làng
Diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai
- Cổ lão nghẹn đắng, da mặt tê rân rân lặng đi tưởng như không thở được. Một lúc lâu... giọng lạc đi...
? + sững sờ ngạc nhiên cao độ ? hốt hoảng nghẹn giọng, lạc giọng, khó thể ? không tin ? nghe bằng chứng ông phải tin.
+ Lảng sang chuyện khác ? cười nhạt ? rời quán trong sự bẽ bàng xấu hổ tủi nhục, trong sự trốn tránh
+ Những câu chửi mỉa mai, căm ghét của mấy người tản cư làm ông ê chề như họ đang mắng chửi chính mình.
b.1 Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo tây.
Sững sờ, bẽ bàng, xấu hổ
Về tới nhà:
- Nhìn con ? đau khổ xấu hổ nhục nhã ? "nước mắt giàn ra" căm giận làng khinh bỉ nguyền rủa làng.
- Lại nghi ngờ tin dữ, toàn những người quyết tâm sống mái với giặc.
- Nghĩ đến chứng cứ ông cay đắng chấp nhận sự thật nhục nhã. Ông nghĩ đến sự tẩy chay, khinh bỉ ghê tởm của mọi người, nhất là mụ chủ nhà xấu tính, lắm điều.
- Dằn vặt, đau xót, tủi nhục thất vọng tột cùng.
Khi trò chuyện với vợ:
- Trò chuyện với vợ, ông gắt bà vô cớ, vừa bực bội vừa đau đớn vừa lo lắng sợ hãi, sợ mụ chủ biết, cố kìm nén.
- Gắt vợ, trằn trọc thở dài, chân tay nhủn ra, nín thở, lắng nghe, nằm im không nhúc nhích.
- Bực bội đau đớn, lo lắng, sợ hãi.
b.2 Những ngày sau đó
- Ông không dám ra khỏi nhà chỉ ru rú trong nhà nghe ngóng tình hình bên ngoài : một đám đông túm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng nói cười ông cũng chột dạ, lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng người ta đang chú ý đến chuyện ấy
? Tin dữ trở thành nỗi day dứt ám ảnh.
- Mụ chủ nhà tỏ ý đuổi ? vợ chồng bế tắc tuyệt vọng : đem nhau đi đâu bây giờ? ? có ý định quay về làng.
- Nội tâm đấu tranh quyết liệt : về làng là theo giặc, bỏ kháng chiến bỏ Cụ Hồ ? Theo làng hay theo kháng chiến, cách mạng.
- "ý nghĩ" làng thì yêu thật nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù.
- Ông tâm sự với thằng con út
Câu hỏi thảo luận:
Tại sao trong lúc đau khổ nhất ông lại tâm sự với thằng con út?
- Tình yêu làng tha thiết, sâu nặng
- Thuỷ chung với kháng chiến, với cụ Hồ
- Ông muốn truyền cho con tình yêu làng, yêu nước
Để minh chứng cho tấm lòng của ông với làng, với kháng chiến
Ông Hai không chỉ yêu làng, gắn bó máu thịt với làng mà ở ông tình yêu làng đã gắn liền với tình yêu kháng chiến, đất nước.
b.3 Khi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo tây mà là làng kháng chiến
Ông Hai đi đến xẩm tối mới về, cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung đỏ hấp háy.
Ông chia quà cho các con ông.
Lật đật chạy sang khoe với mọi người về việc tây nó đốt nhà ông chạy rụi.
Ông Hai vô cùng sung sướng và hạnh phúc.
Câu hỏi thảo luận:
Có ý kiến cho rằng việc ông Hai sung sướng và hạnh phúc khi nghe tin nhà ông bị tây đốt cháy rụi là một nghịch lý nhưng lại hết sức thống nhất đối với con người ông Hai, em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
- Đó là minh chứng cho việc làng ông không theo tây.
- Điều đó chứng tỏ con người ông Hai coi trọng danh dự hơn cả tài sản của mình.
- Thể hiện sự chuyển biến trong nhận thức của người nông dân: Nước còn thì nhà còn.
- Ông muốn chia sẻ nỗi mất mát cùng với dân làng và cuộc kháng chiến.
Ông Hai là người nông dân mộc mạc, chất phác, đôn hậu, có tình yêu làng gắn liền với tình yêu kháng chiến.
3. Nghệ thuật
- Truyện xây dựng theo cốt truyện tâm lý. Tác giả sáng tạo tình huống truyện căng thẳng có tính thử thách để bộc lộ nội tâm nhân vật.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc tinh tế.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động giàu tính khẩu ngữ và thể hiện cá tính nhân vật.
III. Luyện tập
Nhận định nào sau đây nói đúng nhất nội dung của truyện ngắn làng
A. Tình yêu làng tha thiết của ông Hai
B. Tình yêu kháng chiến, đất nước sâu năng của nhân vật ông Hai
C. Truyện thể hiện chân thực và sinh động tình yêu làng gắn liền với tình yêu kháng chiến, đất nước của nhân vật ông Hai. Đó cũng chính là vẻ đẹp và phẩm chát cao quý của người nông dân Việt Nam trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
D. Cả A, B đều đúng
HìNH ảNH LàNG QUÊ VIệT NAM
Hướng dẫn về nhà

- Tóm tắt truyện ngắn Làng
- Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo tây.
- Chuẩn bị bài "Chương trình địa phương" - phần tiếng việt.
Các vị đại biểu
Các thầygiáo, cô giáo
Các em học sinh
Xin TRÂN TRọNG cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn An
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)