Bài 13. Làng

Chia sẻ bởi A A A | Ngày 08/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Làng thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Nêu ý nghĩa của bài thơ ?
Gợi ý trả lời: Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
TiẾT : 61
Văn bản:
Kim lân
I. Tìm hi?u chung:
1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Kim Lân (1920), quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Là nhà văn có sở trường viết về truyện ngắn.
- Kim Lân am hiểu, gắn bó với nông thôn và người nông dân.
->Chính hai đặc điểm đó đã tạo nên thành công của tác giả trong truyện làng cũng như một số truyện đặc sắc khác.
a) Tác giả:
- Truyện ngắn Làng được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
- Truyện ngắn Làng khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kì kháng chiến: Tình yêu quê hương, đất nước.
b) Tác phẩm:
2) Đọc, và tìm hiểu chú thích:
a) Đọc:
b) Tóm tắt đoạn trích:
Trong kháng chiến, ông Hai - người làng Chợ Dầu, buộc phải rời làng. Ở nơi tản cư, nghe tin đồn làng mình theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ. Chỉ khi tin này được cải chính, ông mới trở lại vui vẻ, phấn chấn.
Nội dung chính:
Truyện đã diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê ,yêu nước ở ông Hai - một người nông dân rời làng đi tản cư trong kháng chiến chống Pháp.
- Các từ: bông phèng, khướt
-> Từ địa phương
- Các từ: bốt, díp, cam- nhông
->phiên âm từ tiếng Pháp -> Từ mượn
- Từ Việt gian, tản cư...
Ngoài ra có một số từ: vạt: mảnh, khoảng, vùng (đất); gồng: gánh một đầu có hàng, một đầu không có gì...; ghét thậm: ghét lắm; vưỡn: vẫn...
c) Chú thích:
3. Nhân vật chính:
Ông Hai
4. Ngôi kể:
Ngôi thứ 3
-> Diễn biến câu chuyện xoay quanh nhân vật ông Hai.
-> Đảm bảo khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc.
5) Phương thức biểu đạt:
Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Tình huống truyện:
Để khắc hoạ chủ đề truyện, tính cách nhân vật, tác giả đã đặt nhân vật chính vào tình huống nào?
Ông Hai tình cờ nghe được tin làng ông theo giặc; phản lại kháng chiến, phản lại cụ Hồ.
Tác giả đặt nhân vật Ông Hai vào tình huống gay cấn đó nhằm mục đích gì?
Để bộc lộ tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai.
* Luyện tập: Đọc diễn cảm
Chọn đoạn văn trong truyện ngắn Làng mà em thích nhất. Đọc diễn cảm đoạn văn ấy ?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ
- Nắm được tác giả, tác phẩm.
- Kể tóm tắt được truyện.
Soạn tiếp phần tiếp theo.
Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai
- Sưu tầm một số bài văn, bài thơ, ca dao về làng quê.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: A A A
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)