Bài 13. Làng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hà | Ngày 08/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Làng thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các thầy giáo, cô giáo đến dự giờ, thăm lớp !
Ngữ văn 9
Ngữ văn Tiết 62
Làng
( Kim Lân)
I- Đọc- hiểu van b?n
II. Phân tích văn bản
1. Tâm trạng của ông Hai khi ở nơi tản cư.
2. Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
- Khi nghe tin làng theo giặc:
- Về nhà:
+ Nhìn lũ con, tủi thân nước mắt ông giàn ra
+ Ông lại ngờ ngợ không tin, kiểm điểm từng người trong óc, nhưng trước chứng cớ hiển nhiên thằng chánh Bệu là người làng mình.
+ Ông lo lắng đến việc làm ăn, buôn bán, chỗ ở ,chân tay ông nhủn ra, trống ngực đập thình thịch khi nghe tiếng mụ chủ nhà.
- Về nhà:
- Ông xấu hổ nhục nhã ,thương con, thương mình.
- ông Hai đành cay đắng chấp nhận sự thật nhục nhã ,giày vò tâm trí ông .
- Nỗi ám ảnh thường trực biến thành sự sợ hãi thường xuyên đau xót tủi hổ trong ông
+ Nghệ thuật => Miêu tả nội tâm qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm. Ngôn ngữ của nhân vật quần chúng mộc mạc giản dị :ghét thậm ,vưỡn ,khướt ,cung cúc ,cơ chừng,gồng ,hở…
Thảo luận: Có ý kiến cho rằng: để khắc họa nổi bật chủ đề truyện, tính cách nhân vật ông Hai , Kim Lân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện.Theo em đó là tình huống nào?Tác dụng của tình huống đó?
=> Tình huống truyện đặc sắc ,đó là tình huống ông Hai tình cờ nghe được tin dân làng chợ Dầu của ông theo Việt gian phản lại kháng chiến, phản lại cụ Hồ .

-Tác dụng chi tiết này xét về hiện thực rất hợp lí tạo nên một cái nút thắt cho câu chuyện ,gây ra một mâu thuẫn giằng xé tâm trí ông lão ,tạo điều kiện thể hiện tâm trạng ,phẩm chất ,tính cách nhân vật thêm sâu sắc

Nội dung:Góp phần làm rõ chủ đề câu chuyện đó là phản ánh và ca ngợi tình yêu làng yêu nước chân thành giản dị của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Ông đắn đo: Hay là quay về làng?
Ông phản đối: Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi, về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ.
Ông quyết định: Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
- Miêu tả nội tâm nhân vật với xung đột gay gắt.
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
? - Tâm trạng tuyệt vọng, bế tắc hoàn toàn.
- Mấy ngày sau đó.

- Khi tâm sự với đứa con
-Nhà ta ở làng chợ Dầu.
-Thế con có thích về làng chợ Dầu không?
-ủng hộ cụ Hồ con nhỉ?
-Chết thì chết có bao giờ đơn sai.
-> Bế tắc, rối bời.
-> Nỗi lòng sâu xa với quê hương đất nước,với kháng chiến
- Khi nghe tin cải chính
*Tình huống bất ngờ mang tính gỡ nút của truyện.
? Tâm trạng vui sướng, hạnh phúc tràn ngập tâm hồn ông.
- Cuộc kháng chiến đã đi sâu vào tiềm thức của ông Hai, của toàn dân.

Miêu tả diễn biến tâm trạng của ông Hai, nhà văn đã khắc hoạ tính cách gì của nhân vật?
Ghi bảng: Người nông dân có tình yêu làng hòa trong tình yêu đất nước.
Tiết 61+62:Văn bản: Làng
(Kim Lân)

III.Tổng kết.
1. Nội dung: Truyện kể về ông Hai đi tản cư. Ông Hai là người yêu làng, yêu nước sâu sắc, tin tưởng vào cách mạng, kính yêu lãnh tụ. Ông tiêu biểu cho hình ảnh người dân yêu nước trong thời kỳ đầu kháng chiến.
ý kiến nào sau đây nói đúng nhất về nghệ thuật đặc sắc của truyện Làng?
A. Cốt truyện hành động, tình huống truyện đặc sắc, miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, ngôn ngữ nhân vật sinh động.
B.Cốt truyện tâm lí,tình huống truyện đặc sắc ,miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, ngôn ngữ sinh động, trần thuật tự nhiên.
C.Cốt truyện tâm lí, tình huống truyện đặc sắc, ngôn ngữ trang trọng, trần thuật tự nhiên.
D.Cốt truyện dân gian,ngôn ngữ sinh động, miêu tả nội tâm sâu sắc, trần thuật tự nhiên.
B.
Tiết 61+62:Văn bản: Làng
(Kim Lân)

III.Tổng kết.
1. Nội dung: Truyện kể về ông Hai đi tản cư. Ông Hai là người yêu làng, yêu nước sâu sắc, tin tưởng vào cách mạng, kính yêu lãnh tụ. Ông tiêu biểu cho hình ảnh người dân yêu nước trong thời kỳ đầu kháng chiến.
2. Nghệ thuật : Cốt truyện tâm lí,tình huống truyện đặc sắc, miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, ngôn ngữ sinh động,trần thuật tự nhiên.
Vì sao nhan đề của truyện là " Làng" mà không phải là "Làng chợ Dầu" hay "Làng Dầu" ?
- Nhan đề Làng có sức khái quát, chứ không chỉ một làng quê cụ thể.
- Tình yêu làng yêu nước của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp mà nhân vật ông Hai là một điển hình.
IV. Luyện tập
-Tóm tắt truyện ngắn Làng.
-Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh cảm nhận về người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.(Có dùng phép tu từ so sánh và điệp ngữ )
- Soạn bài: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt
Hướng dẫn về nhà:
Bài học của chúng ta đến đây là kết thúc
Kính chúc các thầy cô mạnh khoẻ !
Chúc các em học giỏi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)