Bài 13. Làng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thþ Hải | Ngày 08/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Làng thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 61,62: Làng
(Kim Lân)
A.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Kim lân( 1920-2007) là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Ông am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân.

2. Tác phẩm:
- Sáng tác năm1948. Thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp.



B. Đọc- hiểu văn bản
1. Đọc, tóm tắt tìm hiểu chú thích
1.1 Đọc, tóm tắt�:
1.2 Chú thích:
2. Kết cấu, bố cục:
- Bố cục: 2 phần
+ Từ đầu .... đôi phần: Tâm trạng xấu hổ, đau khổ buồn bực của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
+ Còn lại: Tâm trạng sung sướng tự hào về làng quê của mình khi biết làng ông không theo giặc.
-Truyện diễn tả chân thực, sinh động tình yêu Làng quê ở ông Hai - một người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
-Tình huống truyện: Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu của ông theo Tây tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng chợ Dầu của ông. Khác với suy nghĩ về một làng quê "Tinh thần cách mạng lắm" của ông.
=> Tạo ra một tâm lí, diễn biến gay gắt trong nhân vật; tạo nên tính cách, bản chất nhân vật.
3.1.Diễn biến tâm lí của ông Hai.
* ở nơi tản cư:
- Nhớ làng da diết
- Ông nghe tin chiến thắng của quân ta.
- Ruột gan ông múa lên vui quá.
-> Ông vui vẻ thoải mái, náo nức.
=> Biểu hiện của tình yêu Làng, yêu nước tha thiết mãnh liệt của ông Hai.
3. Phân tích

Khi nghe tin làng theo Tây.
-Ông sững sờ, bàng hoàng "Cổ nghẹn ắng, . da mặt tê rân rân......."
- Ông cúi gằm mặt xuống mà đi.
- Ông nằm vật ra giường: "Nước mắt lão cứ giàn ra. Chúng nó ........ đấy ư?"
=> Cảm xúc bị xúc phạm đau đớn, tê tái.
=>Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn tin dữ ấy xâm chiếm nó thành một nỗi ám ảnh day dứt Ông không dám đi đâu chỉ quanh quẩn ở nhà nghe ngóng tình hình bên ngoài

=> Nçi ¸m ¶nh nÆng nÒ, sù sî h·i th­êng xuyªn trong «ng Hai cïng nçi ®au xãt tñi hæ cña «ng tr­íc tin lµng m×nh theo giÆc.
-Nhà văn đã miêu tả rất cụ thể ,tinh tế, sâu sắc những biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật
( Những điều ấy không thể quan sát được ... chứng tỏ Kim lân rất am hiểu thế giới nội tâm, đời sống tinh thần của người nông dân .)
Ông lựa chọn dứt khoát:
+ Về làng hay ở lại ?
+ Về làng hay bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ
+"Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù".
=>Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm làng quê.
-Ông tâm sự với con:
+ Tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu.
+Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ.
=> Tình yêu sâu nặng, bền vững và thiêng liêng đối với làng và Tổ quốc.
3.2 Niềm vui được cải chính
- Vui sướng, háo hức
- Khoe: Tây đốt nhà tôi rồi. Đốt nhẵn��
=> Tình yêu làng quê gắn bó, thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến
4.Tổng kết
4.1 Nội dung:Tình cảm bền chặt và sâu sắc , tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến qua tâm trạng và nhân vật ông Hai- một người nông dân phảI rời làng đi tản cư.
4.2 Nghệ thuật: NT miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc tinh tế. Ngôn ngữ nhân vật sinh động giàu tính khẩu ngữ thể hiện cá tính của từng nhân vật.
- Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật ông Hai.
- Soạn bài: Lặng lẽ Sa Pa



. về nhà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thþ Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)