Bài 13. Làng

Chia sẻ bởi Nguyễn An Hỷ | Ngày 08/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Làng thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

HỘI GIẢNG CẤP TRƯỜNG
(Năm học: 2010 – 2011)
TIẾT61: LÀNG
(Kim Lân)
Dạy lớp: 9A4
Trường: THCS Nguyễn Thế Bảo
Giáo viên dạy: Huỳnh Văn Khiêm
Tổ: Ngữ văn

KIỂM TRA BÀI CŨ
CÂU HỎI:
Đọc thuộc lòng bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy và nêu cảm nhận của em về khổ cuối?
TIẾT 61: LÀNG
(Trích) - Kim Lân
I/ Tìm hiểu chung:











TIẾT 61: LÀNG
(Trích) - Kim Lân
Tóm tắt sơ lược về tác giả Kim Lân?
Cho biết hoàn cảnh ra đời truyện “Làng”?
- Kim Lân: tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài (1920 – 2007), quê ở Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn có sáng tác trước cách mạng tháng Tám 1945. Hầu như ông chỉ viết về đề tài nông thôn và người nông dân.
- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện “Làng” viết trong thời kì đầu chống Pháp, đăng trên tạp chí văn nghệ năm 1948.


Truyện có những nhân vật nào? Cho biết nhân vật chính?
- Truyện có những nhân vật: Ông Hai, bà Hai, Húc, bác Thứ, bà chủ nhà…
- Nhân vật chính: ông Hai
I/ Tìm hiểu chung:

Trong phần chú thích sách giáo khoa trang 172,173 có giải thích các từ ngữ sau: tích tiểu thành đại; Gia Lâm; Chợ Dầu; Việt gian; binh tình; truất ngôi trừ ngoại; cải chính; sai sự mục đích.
-> Hãy chọn những từ ngữ trên điền vào chỗ dấu ba chấm sao cho thích hợp?
1. Dùng với nghĩa là sai sự thật. Đúng ra phải dùng từ mục kích. Từ ngữ đó là …
2. Huyện ở phía nam tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Hà Nội là …
3. Sửa lại, nói lại cho đúng sự thật là …
4. Làng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có tên chữ là Phù Lưu, nổi tiếng sầm uất, trù phú gọi là …
5. Truất khỏi làng xã, không được tham dự vào mọi hoạt động ở chốn đình trung gọi là …
6. Nghĩa gốc là tình hình quân sự nhưng thường dùng với nghĩa mở rộng là tình hình nói chung thì gọi là …
7. Những kẻ là người Việt Nam nhưng theo giặc, chống lại Tổ quốc gọi là …
8. Góp nhiều cái nhỏ thành cái lớn gọi là …
1. Dùng với nghĩa là sai sự thật. Đúng ra phải dùng từ mục kích. Từ ngữ đó là sai sự mục đích
2. Huyện ở phía nam tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Hà Nội là Gia Lâm
3. Sửa lại, nói lại cho đúng sự thật là cải chính
4. Làng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có tên chữ là Phù Lưu, nổi tiếng sầm uất, trù phú gọi là Chợ Dầu
5. Truất khỏi làng xã, không được tham dự vào mọi hoạt động ở chốn đình trung gọi là truất ngôi trừ ngoại
6. Nghĩa gốc là tình hình quân sự nhưng thường dùng với nghĩa mở rộng là tình hình nói chung thì gọi là binh tình
7. Người Việt Nam nhưng theo giặc, chống lại Tổ quốc gọi là Việt gian
8. Góp nhiều cái nhỏ thành cái lớn gọi là tích tiểu thành đại
TIẾT 61: LÀNG
(Trích) - Kim Lân

I/ Tìm hiểu chung:

Truyện “Làng” nói về điều gì của người nông dân? Trong hoàn cảnh nào?
Truyện “Làng” nói về tình yêu làng, yêu nước của ông Hai, người nông dân phải xa làng đi tản cư trong kháng chiến chống Pháp.







Tình huống nào bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai?

Tình huống bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai là khi ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, lập tề từ lời nói của người đàn bà dưới quê lên.








TIẾT 61: LÀNG
(Trích) - Kim Lân

I/ Tìm hiểu chung:
II/ Tìm hiểu vb:
1/ Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:
Sắp xếp lại các tình tiết chính sau đây sao cho đúng với diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện?

1. Ông tiếp tục “khoe” làng và kể về cuộc chiến đấu chống giặc ở làng mình.
2. Một hôm, nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông Hai rất đau khổ.
3. Niềm vui trở lại với ông Hai khi Làng Chợ Dầu được “cải chính”.
4. Suốt mấy hôm liền, ông không dám gặp ai. Ông sợ nhất là bà chủ nhà sẽ không cho ở nhờ nữa.
5. Ông thổ lộ tâm sự với đứa con nhỏ như để khẳng định tấm lòng trung thành với cách mạng, với Bác Hồ.
=>Sắp xếp tình tiết hợp lí: 2; 4; 5; 3;1
* Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện:
1. Một hôm, nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông Hai rất đau khổ.
2. Suốt mấy hôm liền, ông không dám gặp ai. Ông sợ nhất là bà chủ nhà sẽ không cho ở nhờ nữa.
3. Ông thổ lộ tâm sự với đứa con nhỏ như để khẳng định tấm lòng trung thành với cách mạng, với Bác Hồ
4. Niềm vui trở lại với ông Hai khi Làng Chợ Dầu được “cải chính”.
5. Ông tiếp tục “khoe” làng và kể về cuộc chiến đấu chống giặc ở làng mình.


Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện?
TIẾT 61: LÀNG
(Trích) - Kim Lân

I/ Tìm hiểu chung:
II/ Tìm hiểu vb:
1/ Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:
Vì sao ông Hai đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc ?
Vì ông Hai rất yêu làng, yêu nước.
Tâm trạng đau đớn, tủi hổ ấy của ông hai biểu hiện ntn ?
- Khi vừa nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây, ông Hai bẽ bàng, đau đớn:“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được...”
- Nỗi đau xót, tủi hổ của ông Hai cứ ám ảnh thường xuyên thông qua dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ (“cúi gằm mặt”; “nước mắt ông lão cứ giàn ra”; “trằn trọc không ngủ được”; “trống ngực ông lão đập thình thịch”; “chột dạ”; “nơm nớp” lo sợ…)
- Xung đột nội tâm trong ông thật cảm động: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”
TIẾT 61: LÀNG
(Trích) - Kim Lân

Vì ông Hai rất yêu làng, yêu nước.
I/ Tìm hiểu chung:
II/ Tìm hiểu vb:
1/ Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:
- Khi vừa nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây, ông Hai bẽ bàng, đau đớn:“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được...”
- Nỗi đau xót, tủi hổ của ông Hai cứ ám ảnh thường xuyên thông qua dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ (“cúi gằm mặt”; “nước mắt ông lão cứ giàn ra”; “trằn trọc không ngủ được”; “trống ngực ông lão đập thình thịch”; “chột dạ”; “nơm nớp” lo sợ…)
- Xung đột nội tâm trong ông thật cảm động: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”
TIẾT 61: LÀNG
(Trích) - Kim Lân

I/ Tìm hiểu chung:
II/ Tìm hiểu vb:
1/ Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:
Qua những lời trò chuyện với đứa con nhỏ, em cảm nhận được điều gì ở ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến?
Qua lời tâm sự với đứa con nhỏ, ta thấy ông Hai có tình cảm sâu nặng với làng, với kháng chiến và cụ Hồ: “Cái lòng của bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ...”
-> Điều này cho thấy tình yêu làng quê của ông Hai thống nhất với lòng yêu nước.





TIẾT 61: LÀNG
(Trích) - Kim Lân

I/ Tìm hiểu chung:
II/ Tìm hiểu vb:
1/ Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:
- Khi vừa nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây, ông Hai bẽ bàng, đau đớn:“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được...”
- Nỗi đau xót, tủi hổ của ông Hai cứ ám ảnh thường xuyên thông qua dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ (“cúi gằm mặt”; “nước mắt ông lão cứ giàn ra”; “trằn trọc không ngủ được”; “trống ngực ông lão đập thình thịch”; “chột dạ”; “nơm nớp” lo sợ…)
- Xung đột nội tâm trong ông thật cảm động: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”
- Qua lời tâm sự với đứa con nhỏ, ông Hai bộc lộ tình cảm sâu nặng với làng, với kháng chiến và cụ Hồ.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1/ BÀI VỪA HỌC:
- Tóm tắt truyện; tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Nhớ được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc miêu tả tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng theo giặc.
2/ BÀI SẮP HỌC:
Tiết 62: Làng (tt)
- Khi làng Chợ Dầu được “cải chính”, ông Hai có tâm trạng ra sao? Điều này khắc hoạ và bổ sung tình cảm gì của ông ?
- Nhận xét gì về nghệ thuật tạo tình huống và miêu tả tâm lý của tác giả ?
- Hãy nêu ý nghĩa của văn bản?

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÍ THẦY CÔ GIÁO ĐÃ THAM DỰ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn An Hỷ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)