Bài 13. Làng

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Ngọc Linh | Ngày 07/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Làng thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Ngữ văn :
Tiết 62: Làng Kim Lân
II. Phân tích:
1.Tình huống độc đáo
2. Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai:
a. Trước khi nghe tin xấu về làng:
? Trước khi nghe tin xấu về làng ,tâm trạng Ông Hai được miêu tả như thế nào ?Tìm các chi tiết diễn tả điều đó(khi ở nhà ,ra đường ,ở phòng tin)?
? Tâm trạng của ông thể hiện ra sao?
Ông hay nghĩ về làng ,nhớ làng da diết :
Ông nghe được nhiều tin hay
-> ruột gan ông cứ múa cả lên,vui quá .
Rất vui vẻ ,thoải mái,náo nức

?Những biểu hiện tâm lí ấy cho em thấy được gì về nét tính cách nổi bật ở nhân vật Ông Hai?

=> Ông yêu làng ,yêu nước tha thiết mãnh liệt ; tình cảm ấy luôn thường trực trong ông.Đó cũng là niềm vui và niềm tự hào của người nông dân trước thành quả cách mạng của làng quê .Tình cảm đó thật đáng trân trọng
b, Khi nghe tin làng theo Tây:
?Thái độ của ông Hai khi nghe tin làng theo Tây được bộc lộ ra sao?
*Thái độ : sững sờ,bàng hoàng vì tin đến bất ngờ ,đột ngột :
+ Cổ nghẹn ắng,da mặt tê rân rân
+ Ông lặng đi
+ Đánh lảng, cúi gằm mặt mà đi
+Nằm vật ra giường ,tủi thân ,khóc.
? Qua thái độ trên em cảm nhận được tâm trạng của ông Hai lúc này như thế nào?

=> Cảm xúc bị xúc phạm ,đau đớn tái tê ,dằn vặt .
? Vì sao ông lại có tâm trạng đó?
=> Có lẽ nếu ông Hai không yêu làng, không tự hào về làng đến mức tôn thờ thì ông không đau đớn đến thế .Ông đau bởi vì tình yêu làng của ông quá lớn .Tin làng theo giặc khiến thần tượng trong ông như sụp đổ.Tin ấy không chỉ chấn động thể xác mà còn xâm chiếm, ám ảnh day dứt cả tâm hồn ông.
Em hãy đọc thầm đoạn " Nhìn lũ con ...này chưa `
?Em có nhận xét gì cách diễn đạt trong đoạn văn này ?Cách kể ấy có tác dụng gì trong việc bộc lộ tâm lí nhân vật ?
* Hàng loạt câu hỏi,câu cảm thán diễn tả tâm trạng, những cung bậc cảm xúc của ông:
? Những cảm xúc chất chứa trong lòng có thể gọi tên là những cảm xúc gì ?
+ Nỗi ám ảnh day dứt
+ Nỗi nhục nhã ê chề
+ Nỗi đau đớn tái tê
+ Sự ngờ vực chưa tin
+ Sự bế tắc vào cuộc sống phía trước

? Điều đó chứng tỏ tin xấu đó ảnh hưởng đến ông Hai như thế nào ?
=>Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông ,cùng nỗi đau xót tủi hổ của ông
Em có nhận xét gì về cách kể chuyện xen lẫn miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn ở đoạn truyện này ?
=> Nhà văn đã miêu tả rất cụ thể ,tinh tế ,sâu sắc những biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật
* Cuộc đấu tranh nội tâm buộc ông phải lựa chọn :
? Cuộc đấu tranh nội tâm ấy đã diễn ra như thế nào?Kết quả ra sao?
+ Về làng hay ở lại ?
+ Về làng hay là bỏ kháng chiến ,bỏ Cụ Hồ?
+ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.
?Tại sao trước đây ông rất muốn về làng mà bây giờ ông lại dứt khoát như vậy ? Phải chăng ông không yêu làng nữa ?
?Qua đó em cảm nhận được nét đẹp nào nữa trong tâm hồn, tình cảm của ông Hai?
=> Tình yêu nước rộng lớn hơn ,bao trùm lên tình cảm với làng quê nhưng không vì thế mà bỏ tình cảm với làng . Càng đau xót ,tủi hổ bao nhiêu ông càng yêu sâu nặng làng Chợ Dầu của mình bấy nhiêu.
?Trong những lúc tưởng chừng như bế tắc ấy ông đã tâm sự cùng ai ?Mục đích của việc tâm sự là gì ?

* Tâm sự với con để giãi bày lòng mình:
Em hãy đọc diễn cảm đoạn văn ông Hai tâm sự trò chuyện với đứa con.
?Đây là đoạn văn diễn tả cảm động ,sinh động nỗi lòng sâu xa ,bền chặt của ông Hai - một người nông dân - với quê hương ,đất nước ,với cách mạng ,với kháng chiến.Vậy qua lời tâm sự ấy em cảm nhận được điều gì về nhân vật ông Hai?

+ Tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu của ông( ông muốn đứa con nhớ câu " Nhà ta ở làng Chợ Dầu )
+ Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến ,với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ ( Anh em đồng chí biết cho bố con ông .Cụ Hồ trên đầu..soi xét cho bố con ông ...đơn sai )
=> Tình yêu sâu nặng ,bền vững và thiêng liêng đối với làng,và Tổ quốc.
c, Khi nghe tin xấu được cải chính:
Khi nghe tin xấu của làng được cải chính tâm trạng ông Hai thể hiện ra sao ,thông qua chi tiết đặc sắc nào ?
+ Vui sướng háo hức
+ Khoe :" Tây đốt nhà tôi rồi ! "
=> Tình yêu làng đã hoà quyện với tình yêu Tổ quốc ,cách mạng ,vì thế khi nghe tin căn nhà mình bị giặc đốt ông không xót của mà trái lại ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người .Nét tâm trạng này không bình thường nhưng lại hoàn toàn chân thực .Vì đó như là một chứng cớ hùng hồn chứng tỏ làng ông không theo giặc .Điều đó cho thấy ông rất hạnh phúc khi làng mình là làng yêu nước.
? Qua đó em thấy tình yêu làng và lòng yêu nước của ông Hai có quan hệ với nhau như thế nào ?
=>Tình yêu làng quê gắn bó,thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến .
? Qua phân tích nhân vật ông Hai em cảm nhận được gì ở con người này?Tác giả muốn nói gì thông qua nhân vật ông Hai?
* Ông Hai làng Dầu là con người thuần phác ,đôn hậu ,có bản chất tốt đẹp .Trong trái tim ông tình yêu quê hương đất nước hài hoà, nồng thắm .Vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai làng Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam yêu nước trong buổi đầu chống Pháp ,tuy trình độ văn hoá thấp nhưng đã có ý thức giác ngộ cao ,tha thiết yêu quê hương , đất nước .
Ngữ văn : Tiết 62: Làng
Kim Lân
II. Phân tích:
1.Tình huống độc đáo
2. Diễn biến tâm trạng nhân vật Ông Hai:
a. Trước khi nghe tin xấu về làng:
=> Ông yêu làng ,yêu nước tha thiết mãnh liệt
b, Khi nghe tin làng theo Tây:
+ Cảm xúc bị xúc phạm ,đau đớn tái tê ,dằn vặt .
- Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông ,cùng nỗi đau xót tủi hổ của ông
- Nhà văn đã miêu tả rất cụ thể ,tinh tế ,sâu sắc những biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật
- Tình yêu sâu nặng ,bền vững và thiêng liêng đối với làng,và Tổ quốc.
=>Tình yêu làng quê gắn bó với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.
c, Khi nghe tin xấu được cải chính:
-> hạnh phúc khi làng mình là làng yêu nước
* Tóm lại :Điểm nổi bật ở nhân vật ông Hai là tình yêu làng quê thắm thiết ,thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến - một biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp.


III. Tổng kết - Luyện tập :
1. Nghệ thuật :
Khoanh tròn vào ý em cho là đúng nhất cho câu trả lời về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn " Làng " của Kim Lân:
Truyện được xây dựng theo cốt truyện tâm lí ,đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng .
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc ,tinh tế .
Ngôn ngữ nhân vật sinh động giàu tính khẩu ngữ và thể hiện cá tính của từng nhân vật .
Cách trần thuật của tác giả linh hoạt, tự nhiên ,có nhiều chi tiết sinh hoạt ,đời sống hằng ngày xen vào với mạch tâm trạng khiến cho truyện sinh động hơn.
Gồm tất cả các ý trên .
Ý đúng là : E.Gồm tất cả các ý trên .
2. Nội dung:
? Em hãy nêu nội dung của truyện ngắn " Làng "?

Nội dung :Truyện đã thể hiện chân thực và sinh động một tình cảm bền chặt và sâu sắc là tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến qua tâm trạng của nhân vật ông Hai - một người nông dân phải rời làng đi tản cư

3. Ghi nhớ :
Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện ,trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật .
Tình yêu làng quê và lòng yêu nước , tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cưđã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng
4. Luyện tập :
Bài tập 1: Em có nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào cũng viết về tình cảm quê hương đất nước? Hãy nêu nét riêng của truyện ngắn " Làng " so với những tác phẩm ấy ?
Trả lời :* Những tác phẩm viết về tình cảm quê hương đất nước như : Quê hương ( Tế Hanh ); Tiếng gà trưa ( Xuân Quỳnh), Bếp lửa ( Bằng Việt ) ,Cố Hương ( Lỗ Tấn )...
* Nét riêng của tình cảm quê hương trong truyện ngắn "Làng " thể hiện ở hai điểm sau:
+ Tình yêu làng của ông Hai trở thành niềm say mê ,hãnh diện ,thành thói quen khoe làng mình .
+ Tình yêu làng phải đặt trong tình yêu nước ,thống nhất với tinh thần kháng chiến khi đất nước đang bị xâm lược và cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Ngọc Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)